Bị đau nhói ở vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý

Đau nhói vùng kín ở phụ nữ không phải là triệu chứng hiếm gặp. Chị em thường vô cùng lo lắng liệu mình có đang mắc bệnh gì nguy hiểm không? Vậy bị đau nhói ở vùng kín là do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa như thế nào? Các nàng hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách giải đáp cho mình nhé!
Đau nhói ở vùng kín

Đau nhói vùng kín thường kèm theo dấu hiệu gì?

Cảm giác đau nhói ở vùng kín thường có dấu hiệu như tê bì, đau như kim châm hay kiến đốt, đau như điện giật hoặc là cảm giác vùng kín bị phù nề, bỏng rát. Ngoài đau vùng kín thì có thể bị đau quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, cơn đau có thể lan xuống mặt sau chân, mông…
Nếu có bất cứ tác động bình thường nào như chạm vào, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo… thường rất nhạy cảm. Khi mang vật nặng, ngồi xuống hoặc lúc đi lại thì cảm giác đau hơn. Cơn đau có thể xuất hiện và biến mất từng đợt, có thể khiến chị em muốn đi vệ sinh liên tục.
Các triệu chứng đi kèm thường thấy khi bị đau nhói vùng kín:

  • Xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt
  • Khí hư bất thường: có màu màu xanh, vàng, hồng như mủ hay máu và có mùi hôi khó chịu
  • Có thể mệt mỏi dài ngày
  • Đau lưng, đau vùng xương chậu.

Bị đau nhói ở vùng kín là sao?

Đau nhói vùng kín có thể do nhiều nguyên nhân nên không thể kết luận được chị em bị gì khi đau ngay được.

1. Viêm nhiễm phụ khoa

Đây là bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải. Viêm nhiễm phụ khoa thường do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, tạo điều kiện cho nấm men, vi khuẩn phát triển và tấn công.
Viêm nhiễm phụ khoa phổ biến nhất là viêm âm đạo. Bệnh khiến chị em đau ở vùng kín, kèm theo ngứa ngáy, khí hư bất thường, có mùi hôi khó chịu, tiểu buốt, nóng rát vùng kín…
Nếu để lâu có thể khiến vi khuẩn tấn công sâu hơn gây viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu… Bệnh làm mất cân bằng độ pH âm đạo và dẫn đến giảm tỷ lệ thụ thai ở nữ giới.

2. Nhiễm trùng nấm men

Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhói ở âm đạo. Chị em thường bị ngứa, rát, sưng và đau đặc biệt khi quan hệ tình dục. Khí hư thay đổi và có màu trắng, đặc hơn và được mô tả giống như phô mai mềm.

3. Khô âm đạo

Estrogen là hormon có tác dụng làm dày thành âm đạo giúp bảo vệ, bôi trơn, giữ pH âm đạo ở mức axit làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn nếu có. Nếu bị suy giảm estrogen có thể làm khô âm đạo, gây cảm giác đau nhói vùng kín.
Nếu estrogen bị thiết trầm trọng sẽ làm đạo mỏng, khô và hình thành viêm ở thành âm đạo. Hiện tượng này là teo âm đạo hay viêm teo âm đạo, làm đau nhói ở vùng kín và tiểu buốt.
Suy giảm estrogen có thể là do thuốc tránh thai, phụ nữ cho con bú hay mãn kinh…

4. Đau âm hộ

Đau âm hộ (hội chứng vulvodynia) là chứng đau mãn tính chưa xác định nguyên nhân, không do viêm nhiễm hay các bệnh lý khác. Bệnh gây ra cảm giác bị đau nhói ở vùng kín, nhất là khi quan hệ.

5. Các bệnh lý ở vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Nguyên nhân là do sự viêm nhiễm cấp tính ở cơ quan sinh dục không phát hiện và điều trị sớm.
Triệu chứng của bệnh là đau nhói vùng kín kèm theo biểu hiện như: đau ở vùng xương chậu, bụng dưới hoặc thắt lưng; khí hư bất thường; ớn lạnh, mệt mỏi, sốt; đi tiểu thường xuyên và đau khi đi tiểu; chảy máu sau khi quan hệ.
Viêm vùng chậu để lâu có thể gây mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng. Thậm chí làm tắc ống dẫn trứng gây vô sinh hiếm muộn.
Các vấn đề khác ở vùng chậu:

  • Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu : giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở vùng chậu làm máu ứ lại vùng này gây sưng và đau.
  • Kích thích dây thần kinh lưng chính của vùng xương chậu.

6. Bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh xã hội như bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục, bệnh sùi mào gà… có thể khiến người bệnh bị đau nhói ở vùng kín. Vì thế khi quan hệ tình dục, chị em nên thực hiện các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm. Các bệnh ngày để lâu thường gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản.

7. U nang tuyến Bartholin

Nang tuyến Bartholin là những nang tuyến âm hộ lớn phổ biến, chứa dịch nhầy tiết ra hai bên lỗ âm đạo. Nếu các tuyến này bị tắc nghẽn có thể phát triển thành u nang. Bệnh gây ngứa âm hộ, đau vùng kín khi đi lại hay ngồi, khi quan hệ. Nếu u nang bị nhiễm khuẩn sẽ tạo thành khối áp xe rất nguy hiểm.

8. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các tế bào niêm mạc tử cung (màng trong tử cung) thấy ở ngoài tử cung. Những triệu chứng của bệnh là đau khi quan hệ tình dục, khi đi tiểu; mệt mỏi, buồn nôn; táo bón hoặc tiêu chảy.
Lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, dấu hiệu là đau dạ dày, đầy hơi dai dẳng; đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp hơn; khó ăn hoặc cảm thấy no nhanh hơn.

9. Đau vùng kín mãn tính

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở vùng kín mà không chữa trị sớm hoặc trị sai cách có thể dẫn tới viêm nhiễm mãn tính tái đi tái lại, khiến người bệnh bị đau nhói vùng kín. Đau có thể là toàn bộ âm hộ, đôi khi lại đau nhói từng cơn và có dấu hiệu sưng tấy, có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy.

10. Một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân khiến cho vùng kín bị đau có thể do các nguyên nhân khác:

  • Do dị ứng, sự thay đổi nội tiết tố
  • Lạm dụng thuốc bôi, thủ dâm quá mức hoặc bị lạm dụng tình dục quá mức.
  • Các vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm hay trải nghiệm tâm lý sợ hãi khi bị lạm dụng tình dục
  • Mang thai và sinh con: Thường đau vùng kín khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bị đau nhói ở vùng kín có sao không?

Đau nhói ở vùng kín khiến chị em phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Cơn đau thường khiến chị em khó chịu, cản trở sinh hoạt, mất tập trung trong công việc.
  • Suy giảm chức năng tình dục: Chị em thường không còn tâm trí nghĩ đến sinh hoạt tình dục khi bị đau nhói ở vùng kín.
  • Có thể gây biến chứng thai kỳ như: Viêm màng ối, sinh non, suy thai, trẻ thiếu cân, nguy cơ bị viêm niêm mạc miệng, suy giảm thị lực, vàng da và nhiễm bệnh phụ khoa từ mẹ.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm: Sức đề kháng người bệnh bị giảm, mất cân bằng PH âm đạo gay tăng khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Nguy cơ vô sinh: Bênh không sớm điều trị thì có thể xảy ra nhiều biến chứng như ung thư, vô sinh.

Khi phụ khoa có dấu hiệu bất thường, kể cả những thay đổi nhỏ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nguy hiểm. Bạn đừng ngần ngại mà hãy đi khám ngay để bảo vệ chính mình.

Phòng ngừa đau nhói ở vùng kín thế nào?

Các biện pháp chăm sóc bản thân, đặc biệt là phụ khoa luôn là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chị em hãy thực hiện những khuyến cáo sau đây của chuyên gia y tế.

1. Giữ vệ sinh vùng kín

Thường xuyên rửa sạch môi âm hộ và âm đạo để tránh việc vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng. Chị em phải biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nhiều chị em cho rằng chỉ rửa vùng kín bằng nước không là có thể đảm bảo được độ sạch. Tuy nhiên, điều đấy là không hoàn toàn chính xác.
Đặc biệt, bạn nên sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có thành phần thiên nhiên an toàn, tránh gây kích ứng để hỗ trợ trong công tác làm sạch và ngăn ngừa, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh.
bọt vệ sinh mây hồng
Bọt vệ sinh Mây Hồng là một sản phẩm làm sạch vùng kín được nhiều các chuyên gia phụ khoa khuyên dùng với những ưu điểm:

  • Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm.
  • Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại.
  • Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi
  • Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS.

Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng chị em giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa.

2. Sử dụng quần chip thoải mái

Chị em cần đặc biệt chú ý đến yếu tố thoái mái, rộng rãi khi mặc quần chip. Sau khi có những hoạt động đổ nhiều mồ hôi như tập thể dục, vận động, mang vác nặng… thì nên thay đồ lót sau đó.
Quần lót chật chội khiến vùng kín ẩm ướt có thể là điều kiện lý tưởng cho bệnh viêm nhiễm vùng kín.

3. Chế độ ăn uống khoa học

Những gì chị em bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín. Nếu sử dụng thực phẩm có mùi như cà phê, bia hoặc những thực phẩm có tính axit thì vùng kín sau đó cũng có mùi như thế. Còn những gia vị, thực phẩm có vị chua thì cũng có thể làm xáo trộn sự cân bằng pH trong âm đạo.
Vì vậy việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thực phẩm tốt cho vùng kín là vô cùng quan trọng với vùng kín của chị em. Lời khuyên trong việc ăn uống tốt cho vùng kín là nên uống nhiều nước và bổ sung hoa quả tươi.

4. Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ

Thực tế thì chúng ta khó phân biệt đau nhói ở vùng kín là đau ở âm đạo hay ở tử cung, âm hộ, bị chuột rút ở vùng chậu, vùng bụng. Khi bị đau nhói chị em nên ghi lại các triệu chứng đau và biểu hiện kèm theo để đi bác sĩ chẩn đoán đúng hơn.
Dù không có bất cứ dấu hiệu nào của các bệnh phụ khoa, cũng cần thực hiện các kiểm tra phụ khoa định kỳ.

5. Những lưu ý khác

Những lưu ý quan trọng không kém để phòng ngừa đau nhói vùng kín:

  • Áp dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục: Vệ sinh sạch sẽ cả hai người trước và sau khi quan hệ; Sử dụng bao cao su; Tránh quan hệ nhiều bạn tình.
  • Tập các bài tập vùng kín như tập Kegel, Squat…
  • Tiêm phòng HPV, virus liên quan đến ung thư cổ tử cung.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thông tin về các tác dụng phụ của các loại thuốc liên quan đến phụ khoa.

Lời kết

Chắc hẳn qua những chia sẻ của Mây Hồng, chị em đã nắm được những nguyên nhân gây đau nhói vùng kín và biết phải làm gì khi gặp phải. Hãy chăm sóc bản thân bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất và theo dõi những thay đổi để có được phương án bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất bạn nhé!

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...