[Chia sẻ] Cách trị đau bụng kinh hiệu quả tức thì tại nhà

Cứ đến kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải chịu cảm giác đau bụng kinh. Ngoài ra còn đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác như đau lưng, đau hông,… Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Có những cách trị đau bụng kinh chị em có thể áp dụng để thoải mái hơn trong những ngày dâu rụng này, các nàng hãy thử áp dụng nhé!

Đau bụng kinh ở nữ
Những cơn đau bụng kinh quằn quại là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ

Tại sao phụ nữ bị đau bụng kinh?

Thời kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi các hormone sinh dục nữ gây ảnh hưởng đến cơ quan khác như buồng trứng, tử cung, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Đặc biệt, tử cung co bóp khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi là thống kinh.

Đau bụng kinh có những dạng nào?

Đau bụng kinh (thống kinh) được chia thành 2 loại: Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát
– Thống kinh nguyên phát: Còn được gọi là thống kinh vô căn, là đau bụng kinh không xuất phát từ nguyên nhân bện lý vùng chậu.
– Thống kinh thứ phát: Đau bụng đi kèm với bệnh lý vùng chậu, có biểu hiện tương tự thống kinh nguyên phát. Nhưng cơn đau thường xuất hiện 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài cho đến khi hết kinh. Một số cơn đau đột ngột tại các thời điểm khác trong tháng.

Các biểu hiện đi kèm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới và xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh.
Ngoài đau bụng, chị em sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng khi kì kinh nguyệt sắp hoặc đang diễn ra như:
– Đau đầu, chóng mặt
– Buồn nôn và nôn
– Đau, nhức mỏi ở vùng lưng dưới
– Căng bụng đi kèm với đau quặn, nhiều hơn vào lúc sáng sớm
– Chướng bụng, đầy hơi, táo bón
– Căng đầu vú
– Đổ nhiều mồ hôi
Thường thì đau bụng kinh không cần can thiệp y tế. Nhưng nếu đau quá dữ dội, nàng nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra.

Nguyên nhân đau bụng ngày rụng dâu

Đau bụng kinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi.

1. Thay đổi nội tiết tố

Đến kỳ kinh, hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn giúp tử cung co bóp nhằm đẩy máu kinh ra ngoài. Cho nên các cơn đau bụng dưới xuất hiện do nguyên nhân này. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày của chu kỳ, prostaglandin giảm thì đau bụng cũng giảm.

2. Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không lành mạnh khiến cơn đau bụng kinh nặng hơn. Chủ yếu là do sử dụng các loại thực phẩm:
– Đồ ăn mặn khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn, gây tình trạng đầy hơi, đau bụng;
– Đồ ăn nhiều đường dễ khiến
– Dùng nhiều caffeine như cafe làm đầy hơi, kích thích tử cung;
– Mỡ động vật:  Acid arachidonic chứa nhiều trong mỡ động vật khiến cơ thể tăng tiết hormone prostaglandin gây co bóp tử cung mạnh;
– Rượu: Nó khiến cơ thể giữ nước, tăng tiết hormone prostaglandin.

3. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai đặt trong tử cung khiên trứng được thụ tinh không thể bám vào tử cung để phát triển. Dụng cụ này khiến đau bụng kinh nặng hơn, nhất là trong vài tháng đầu đặt vòng.
Nếu tình trạng đau bụng kinh nặng kèm với rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường, vùng kín có mùi hôi và đau khi quan hệ thì cần tới cơ sở y tế kiểm tra.

4. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý sau cũng ảnh hưởng đến việc đau bụng kinh như u xơ tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt, hẹp cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu,… có thể gây áp lực lên tử cung khiến tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

Một vài gợi ý giúp giảm đau bụng kinh

Thống kinh thứ phát xuất phát từ các bệnh lý. Cho nên người bệnh phải đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để có phương án điều trị thích hợp.
Còn thống kinh nguyên phát thường không đáng lo ngại lắm nên có thể áp dụng được các phương pháp sau:

1. Chườm ấm

Chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt tốt hơn, khí huyết lưu thông làm giảm đau bụng kinh.

chườm ấm giảm đau bụng kinh
Chườm ấm là phương pháp đơn giản giúp giảm thiệu tình trạng đau bụng dưới

Nàng có thể chườm ấm bằng miếng dán nóng, túi chườm hoặc chai nước ấm. Đây là cách trị đau bụng kinh được áp dụng phổ biến và có hiệu quả.

2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có thể xoa dịu cơn đau vùng chậu và thư giãn các cơ đang căng thẳng. Nàng có thể thêm một số loại tinh dầu thơm vào nước. Nhưng nhớ lưu ý rằng không được tắm quá lâu, cơ thể bạn lúc này khá yếu nên dễ cảm lạnh đấy nhé!

3. Massage bằng tay

Massage giúp phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột gây đau bụng dưới.
Chị em có thể massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn. Nàng hãy áp dụng cách trị đau bụng kinh này liên tục để cơn đau bụng được giảm thiểu.

4. Massage bằng tinh dầu

Nếu có tinh dầu hoa oải hương, chị em thêm một vài giọt vào dầu để massage bụng dưới. Nàng có thể xoa một lần mỗi ngày bằng tinh dầu trong ít nhất một tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh.

5. Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua

Dùng sữa và sữa chua hàng ngày cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng đau bụng kinh.

6. Sử dụng gừng tươi

Giã nhỏ gừng tươi, sau đó massge phần bụng dưới và đắp lên vùng bụng dưới khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Bạn cũng có thể nấu trà gừng nóng để uống. Bạn đun nước gừng tươi hoặc thả vài lát gừng, thêm chút mật ong và vài giọt chanh uống mỗi ngày trong kỳ kinh để. Đây là một cách trị đau bụng kinh hiệu quả đấy!

Trà gừng ấm
Trà gừng có tác dụng giảm đau bụng kinh và lưu thông khí huyết

7. Dùng trứng gà và ngải cứu

Trứng gà và ngải cứu là cách chữa đau bụng kinh quen thuộc và là món ăn vô cùng bổ dưỡng.
Nàng hãy luộc chín trứng rồi để nguội và bóc sạch vỏ. Sau đó cho cả ngải cứu đã rửa sạch và trứng vào nồi nấu, nêm nếm thêm gia vị đến khi cạn hết nước thì đưa ra dùng.

8. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp các cơ được thả lỏng, giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực. Tâm trạng của bạn được cải thiện sẽ làm giảm cơn đau bụng kinh.
Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, đi bộ. Tập thể dục vừa cải thiện đau bụng kinh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh.

9. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp giảm đau bụng kinh. Bạn hãy ăn ít dầu mỡ, thay vào đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3. Đây là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh, giảm căng cơ và sưng viêm.
Thay vì dùng các đồ uống chứa caffeine, chị em nên dùng nước ấm, nước ép trái cây, sinh tố rau củ hàng ngày, đặc biệt là giai đoạn đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.

10. Bổ sung sắt

Cơ thể mất máu trong thời kỳ này cộng thêm đau bụng kinh thường khiến chị em mệt mỏi, mất sức sống. Bổ sung sắt là cách hiệu quả để trị đau bụng kinh.
Tuy nhiên, bạn cần phải bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày hoặc dùng viên uống trước đó để mỗi khi đến kỳ triệu chứng đau bụng giảm thiểu. Hãy chú ý cân bằng hàm lượng sắt nạp vào, đừng để đến ngày mới bổ sung sẽ không thấy hiệu quả rõ rệt đây nhé!

11. Tinh thần thoải mái, chất lượng giấc ngủ tốt

Ngủ không ngon giấc trong khi đau bụng kinh khiến cơ thể các nàng càng mệt mỏi. Nàng có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai giúp các cơ quanh bụng được giãn ra. Từ đó làm giảm đau bụng kinh.

12. Sử dụng thuốc giảm đau

Đây là biện pháp cuối cùng nếu tình trạng đau bụng vẫn không thuyểm giảm. Thuốc giảm đau có tác dụng giảm thiểu cơn đau bụng kinh nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nàng cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Lời kết

Các nàng hãy chủ động áp dụng những cách trị đau bụng kinh ở trên khoảng 1 tuần trước và suốt chu kỳ kinh nguyệt. Các biện pháp này có thể cải thiện sức khỏe phụ khoa và cả cơ thể.
Nàng cần chú ý đến khâu chăm sóc vệ sinh vùng kín hàng ngày. Bạn có thể tham khảo Bọt vệ sinh Mây Hồng, nhiều chị em đã sử dụng và để lại nhận xét thực tế rằng nó không chỉ bảo vệ sức khỏa phụ khoa hàng ngày mà còn là vị cứu tinh tuyệt vời trong những ngày hành kinh.
Chúc nàng áp dụng thành công và hết đau bụng kinh nhé!

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...