Bọt vệ sinh Mây Hồng

Vệ sinh dịu nhẹ cho vùng nhạy cảm

hotline

Tư vấn miễn cước

18009081
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Mây Hồng Trầu Không
    • Mây Hồng Lô Hội
    • Nước hoa vùng kín Cỏ Mềm
  • Chăm sóc vùng kín
    • Bệnh phụ khoa
    • Mẹ bầu – Mẹ sữa
    • Thẩm mỹ vùng V
    • Tuổi dậy thì
    • Vệ sinh hàng ngày
  • Góc Review
  • Đặt hàng
  • Tin tức
    • Khuyến mại
    • Phản hồi khách hàng
    • Tâm sự cỏ mềm
  • Điểm bán
Trang chủ / Tin tức

Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị triệt để

Nỗi khổ của chị em phụ nữ là mỗi tháng phải trải qua những ngày dâu rụng khiến các nàng cảm thấy bất tiện, tâm sinh lý những ngày này cũng không được ổn định. Đáng lo hơn nữa là khi bị rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Nhưng có những trường hợp là do bệnh lý khiến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chúng ta đảo lộn.
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt?

Nếu bạn gặp các biểu hiện dưới đây, chứng tỏ bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.

1. Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng khá phổ biến, chị em thường bị đau bụng khi hành kinh. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,…

2. Thiểu kinh

Lượng máu mà  bị mất đi mỗi kỳ kinh là từ 50 đến 150ml. Nếu bị mất lượng máu ít hơn, nhỏ hơn khoảng 20ml, thường trong vòng 2 ngày thì bạn bị thiểu kinh.
Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.

3. Cường kinh

Đây là hiện tượng ngược lại với thiểu kinh. Người bị cường kinh có lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

4. Rong kinh, rong huyết

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu quá lớn. Các bạn nữ mới dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh thường bị rong kinh.
Đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,… Thậm chí là các bệnh nguy hiểm là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

5. Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở nữ giới. Có hai dạng vô kinh:
– Vô kinh nguyên phát: Phụ nữ quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, không có bộ phận sinh dục.
– Vô kinh thứ phát: Những người đã từng có kinh, sau một thời gian bị mất kinh khoảng 3 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là bị băng huyết nhiếu sau sinh hoặc do nạo phá thai nhiều lần.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?

Những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ:

1. Do nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Các giai đoạn thay đổi nội tiết tố bao gồm:
– Giai đoạn dậy thì: Lúc này estrogen và progesterone chưa cân bằng nên kinh nguyệt không đều là chuyện phổ biến.
– Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh nguyệt.
– Giai đoạn cho con bú: Phần lớn phụ nữ có kinh lại khoảng 5-6 tháng sau sinh. Vòng kinh của họ cũng chậm hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh.
– Giai đoạn tiền mãn kinh: Buồng trứng suy giảm chức năng ở thời kỳ này nên kinh nguyệt sẽ không ổn định. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt khi tới giai đoạn mãn kinh.
– Giai đoạn mãn kinh: Thời kỳ này tính từ 12 tháng kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Lúc này, chị em phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt.

2. Do các nguyên nhân thực thể

– Dấu hiệu thai nghén bất thường
– Do tiểu đường, u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp
– Một số bệnh như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
– Bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.

3. Do thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Những thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng khiến nội tiết tố thay đổi. Từ đó dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn. Một số ví dụ:
– Thay đổi chế độ ăn uống để tăng cân, giảm cân,…
– Sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai
– Thay đổi môi trường sống, công việc
– Bị áp lực từ chuyện học hành, công việc, gia đình,… khiến các nàng chán nản, buồn rầu
– Do vận động quá mức

Rối loạn kinh nguyệt dẫn tới hậu quả gì?

Bị rối loạn kinh nguyệt là nguy hiểm, trừ khi bị rối loạn do nhóm nguyên nhân đầu tiên, chúng ta đang trong các giai đoạn bình thường khiến thay đổi nội tiết tố như tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh,…

Rối loạn kinh nguyệt ở nữ
Bị rối loạn kinh nguyệt khiến chị em lo lắng

Các nguy cơ có thể xảy ra nếu bị rối loạn kinh nguyệt:
– Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kỳ kinh kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây viêm nhiễm vùng kín.
– Ảnh hưởng đến nhan sắc: Kinh nguyệt không ổn định làm rối loạn các hormone Estrogen và Progesteron, ảnh hưởng đến sự tươi trẻ của phái đẹp, da kém mịn màng, dễ cáu gắt, nóng tính,…
– Thiếu máu: Mất quá nhiều máu kinh khiến chúng ta bị chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…
– Bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt còn là biểu hiện những bệnh như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…
– Nguy cơ vô sinh: Rụng trứng không thường xuyên hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung có thể làm chị em khó có con

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt thì cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và chẩn đoán bệnh chính xác. Có thể bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị tại nhà, có thể điều trị bệnh lý tại bệnh viện.
Nếu nàng có kinh nguyệt không ổn định trong các giai đoạn nội tiết tố thay đổi như tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú,… thì không cần quá lo lắng. Vì đây là biểu hiện bình thường, kỳ kinh sẽ ổn định trở lại khi đi qua các thời kỳ này.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau từ Mây Hồng:

1. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Bạn hãy luyện tập các thói quen sinh hoạt này để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
– Chế độ ăn uống lành mạnh:
+ Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả
+ Tránh sử dụng chất béo béo bão hòa, thức ăn nhanh
+ Hạn chế ăn đồ mặn và đồ ngọt, giảm bớt lượng muối và đường trong thức ăn
+ Hạn chế uống cà phê, rượu bia
– Tập thể dục nhẹ nhàng

2. Giữ tâm lý thoải mái

Bạn hãy cố gắng làm việc và sinh sống trong môi trường trong lành, ít căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể tập Yoga, nghe nhạc, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn để thư giãn.

3. Những lưu ý trong ngày đèn đỏ

– Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng để làm giảm đau bụng kinh;
– Vệ sinh đúng cách: Trong kỳ kinh, bạn cần thay băng vệ sinh tối đa 4 giờ/lần. Hãy nhớ vệ sinh sạch máu kinh bằng nước ấm mỗi lần thay băng để tránh làm vi khuẩn xâm nhập
– Rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh 2 lần/ngày trong kỳ kinh
– Không thụt rửa quá sâu vì có thể vô tình làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại càng dễ phát triển.

4. Không lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai gây nhiều tác dụng phụ. Muốn sử dụng thuốc tránh thai cần có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Sử dụng các bài thuốc Đông y

Các thành phần thảo dược có trong thuốc Đông y sẽ giúp khí huyết lưu thông, máu kinh ra đều hơn. Các thảo dược Đông y bạn có thể sử dụng là gừng, ngải cứu, quế, ích mẫu, rau diếp cá, thì là, rau mùi tây,…

6. Điều trị bệnh lý khác nếu có

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do các bênh lý như bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên, tiểu đường,… thì điều trị dứt điểm. Khi đó, kỳ kinh nguyệt có thể trở lại ổn định.

Lời kết

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ. Cách chữa trị phải đi từ nguyên nhân, có khi đấy là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể gây nguy hiểm. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã cung cấp cho các nàng những kiến thức hữu ích. Hãy nhớ chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tinh thần lẫn thể chất thật tốt, khi đó sức khỏe phụ khoa của chúng ta cũng sẽ tốt lên đấy các nàng!

Tác giả: Thạc sĩ, Dược sĩ Trịnh Đặng Thuận Thảo

Ngày đăng: 26/12/2021

Lượt xem: 22 lượt xem

Chia sẻ
  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Hủy

Hỗ trợ trực tuyến

Dược sĩ Thanh Tuyết

  • Nhắn tin ngay
  • Gọi ngay

Bác sĩ Vương Tiến Hòa

  • Nhắn tin ngay
  • Gọi ngay

Thạc sĩ Thuận Thảo

  • Nhắn tin ngay
  • Gọi ngay
Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Câu hỏi thường gặp

Bọt vệ sinh Mây Hồng – Cỏ Mềm có an toàn cho mẹ bầu không?

Tác dụng chính của Mây Hồng khiến chị em tin tưởng sử dụng?

Dùng bọt vệ sinh Mây Hồng thế nào mới hiệu quả?

Bọt vệ sinh Mây Hồng có đắt không? Mua hàng chính hãng ở đâu?

Ai nên dùng Mây Hồng Trầu Không? Ai nên dùng Mây Hồng Lô Hội?

Bài viết đọc nhiều

Mây Hồng – Cỏ Mềm hướng dẫn 20.000 mẹ bầu vệ sinh vùng kín đúng cách

Mây Hồng – Cỏ Mềm hướng dẫn 20.000 mẹ bầu vệ sinh vùng kín đúng cách

Vùng kín luôn sáng mềm, sạch thơm khiến mình tự tin và hấp dẫn trên mọi góc nhìn

Vùng kín luôn sáng mềm, sạch thơm khiến mình tự tin và hấp dẫn trên mọi góc nhìn

Chọn dung dịch vệ sinh nào để tạm biệt khí hư, ngứa ngáy, hâm nóng chuyện giường chiếu?

Chọn dung dịch vệ sinh nào để tạm biệt khí hư, ngứa ngáy, hâm nóng chuyện giường chiếu?

Cách chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất năm 2022 (update 24h trước)

Cách chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất năm 2022 (update 24h trước)

Khí hư, ngứa ngáy tái đi tái lại khiến em khổ sở suốt thời kỳ bầu

Khí hư, ngứa ngáy tái đi tái lại khiến em khổ sở suốt thời kỳ bầu

Bọt vệ sinh phụ nữ Mây Hồng
Đặt mua mây hồng

Tư vấn miễn cước 1800 9081

Đặt mua Mây Hồng

Giá bán lẻ:

170.000đ/hộp 150ml

Giao hàng, thanh toán tại nhà

Sản phẩm
Mây Hồng Trầu Không (150ml)
Mây Hồng Lô Hội (150ml)
Nước hoa vùng kín Đêm mưa (10ml)
Tổng giá trị đơn
Số lượng

Thành tiền
đ
đ
đ
đ
Chọn quà khi mua từ 2 Mây Hồng:
Phí vận chuyển:
Tổng:

Tư vấn miễn cước 1800 9081

Mỹ phẩm thiên nhiên lành và thật

Công ty Cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm

Số ĐKKD: 0109153702 do Sở KHĐT TP Hà Nội cấp ngày 09/04/2020

Địa chỉ: 225 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

  • Hotline: 1800.9081
  • Email: comem@songan.vn

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG
  • Nguyên Tắc Chung
  • Chính Sách Mua Hàng Và Thanh Toán
  • Chính Sách Vận Chuyển và Giao Nhận
  • Chính Sách Đổi Trả Và Hoàn Tiền
  • Chính Sách Bảo Hành
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
ĐẠI LÝ BÁN HÀNG
  • Giới thiệu
  • Điểm bán