Âm đạo sau sinh con thay đổi như thế nào? Có như bạn nghĩ?
Sinh con là điều tuyệt vời và ý nghĩa đối với người mẹ nhưng cũng phải trải qua giai đoạn đau đớn nhất. Âm đạo sau sinh con thay đổi nhiều hơn bình thường. Vậy những thay đổi này có thật sự đáng sợ không? Mẹ bầu hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!
Hiểu về âm đạo
Âm đạo là bộ phận nằm trong thành môi nhỏ của vùng kín, dưới lỗ niệu đạo và trên hậu môn; có hình ống kéo dài nối từ âm hộ đến cửa tử cung. Cửa âm đạo được bảo vệ bởi màng trinh và môi âm hộ.
Đặc điểm:
Âm đạo có khả năng giãn nở tốt, ở trạng thái bình thường có chiều dài khoảng 7 – 8 cm, khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Tùy vào giai đoạn tuổi những kích thước âm đạo sẽ khác nhau.
Chức năng:
Âm đạo đóng nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới.
Khi người phụ nữ nếu sinh thường, em bé đi qua cổ tử cung và ra ngoài qua ngả âm đạo. Âm đạo được kéo dài và nới rộng để cho em bé ra ngoài. Đôi khi tầng sinh môn được cắt để hỗ trợ quá trình sinh được dễ dàng.
Những thay đổi của âm đạo sau sinh con
Như vậy, âm đạo của mẹ bầu sau sinh chịu tổn thương, đau và lỏng lẻo hoặc khô hơn bình thường. Sau đây hãy cùng điểm qua những thay đổi của âm đạo sau khi sinh nhé!
1. Âm đạo rộng hơn
Âm đạo sau sinh con thường vì bị nới rộng để em bé chào đời nên sau đó sẽ bị rộng hơn trước, kèm theo bầm tím hoặc sưng tấy. Vùng kín lú này mềm và lỏng lẻo hơn, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường.
Vài ngày sau khi em bé chào đời thì tình trạng này cải thiện hơn. Tuy nhiên âm đạo sẽ không trở lại hoàn toàn như trước khi sinh.
2. Màu sắc thay đổi và sưng nề
Bề ngoài của âm hộ và âm đạo có thể bị thay đổi màu sắc và sưng sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ, nhưng chỉ là tạm thời. Đây là những sự thay đổi do hormone thay đổi trong thai thai kì.
3. Khô âm đạo
Khô âm đạo sau sinh là do lượng estrogen trong cơ thể suy giảm thấp hơn so với khi mang thai.
Khi ngừng cho con bú và kinh nguyệt bắt đầu trở lại đúng chi kỳ thì tình trạng này được cải thiện. Mức độ estrogen sẽ khôi phục như trước khi mang thai.
Tuy nhiên, khô hạn trong thời gian khá dài cũng có nhiều ảnh hưởng, nhất là chuyện quan hệ vợ chồng.
4. Đau vết khâu tầng sinh môn
Khu vực âm đạo có thể cảm thấy đau hoặc nhức, trong 6 – 12 tuần tiếp theo sẽ được cải thiện. Nếu sản phụ phải khâu lại vết rách hoặc vết cắt khi chuyển dạ thì tầng sinh môn sẽ bị đau.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có được dùng thuốc giảm đau khi cho con bú hay không.
5. Thay đổi chức năng âm đạo
Cơ sàn chậu bao quanh và hỗ trợ bàng quang và âm đạo. Chúng có thể bị tổn thương hoặc suy yếu khi sinh hoặc do áp lực của thai kì. Các biến chứng như rối loạn chức năng bàng quang hoặc sa tử cung có thể xảy ra.
Tiểu không tự chủ
Sau sinh, sàn chậu sẽ yếu hơn nên khả năng nhịn tiểu kém hơn, nhất là các hoạt động như cười hoặc ho trong vòng 6 tuần sau sinh.
Són tiểu sau sinh chỉ kéo dài một thời gian nhất định. Trường hợp bị chấn thương, hoặc bị rách cấp độ II trở lên thì tình trạng này kéo dài tối đa 3 tháng sau sinh.
Chức năng tình dục suy giảm
Các dây thần kinh khung chậu bị tổn thương hoặc thay đổi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Cơ này có vai trò quan trọng trong chức năng tình dục và cực khoái.
Âm đạo của bạn rất dễ bị tổn thương sau sinh kèm theo hiện tượng khô, rộng âm đạo và cơ sàn chậy yếu đi. Do vậy, trong thời gian đầu không nên quan hệ tình dục vì sẽ khiến bạn đau.
Cải thiện âm đạo sau sinh con như thế nào?
Những phương pháp giúp cải thiện âm đạo sau sinh cho mẹ bầu:
1. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Nếu bạn phải khâu tầng sinh môn thì hãy giữ gìn vệ sinh sạch và khô ráo. Cố gắng đừng đặt trọng tâm cơ thể lên phía vết khâu khi ngồi. Thông thường mẹ bầu sẽ hết đau sau 1-2 tuần sau đó.
Khi có vết thương vùng đáy chậu thì nên:
- Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
- Thay băng thường xuyên
- Tắm bằng vòi sen, không nên tắm bồn
- Dùng khăn mềm hay khăn giấy lau sạch theo hướng từ trước ra sau
- Trong lúc vệ sinh có thể kết hợp dùng vòi nước để tránh làm nhiễm khuẩn
- Nếu mẹ đau nhiều, khó chịu hoặc nhận thấy có mùi bất thường thì nên gọi bác sĩ ngay.
2. Chăm sóc vùng kín
Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên phải chọn sản phẩm chuyên biệt cho sản phụ hoặc sản phẩm với thành phần an toàn.
Bọt vệ sinh Mây Hồng được các chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên an toàn cho mẹ. Đặc biệt, Mây Hồng chứa nano curcumin có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm và mau làm lành tầng sinh môn, rất phù hợp với các mẹ có rạch tầng sinh môn khi sinh thường.
Mây Hồng gồm 2 dòng cho 2 nhu cầu riêng biệt:
Mây Hồng Trầu không: chứa tinh dầu trầu không và nano curcumin; ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, khử mùi hôi; phù hợp với nhóm bệnh lý hoặc đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có bầu, sau sinh
Mây Hồng Lô hội: chứa gel Lô hội và chiết xuất hoa hồng Damask; giúp vùng kín sáng sạch, dưỡng ẩm, khử mùi hôi, cân bằng pH; dùng để vệ sinh hàng ngày, phù hợp vùng kín nhạy cảm, lão hóa (thâm sạm, khô rít)
Lưu ý khi vệ sinh vùng kín sau sinh:
- Vệ sinh vùng vùng kín ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối
- Nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn
- Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa phải sạch sẽ, dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm.
3. Tập các bài tập sàn chậu
Các bài tập sàn chậu như bài tập Kegel, Squat… giúp cải thiện sàn chậu cho các mẹ sau sinh. Tình trạng hạn chế và chức năng sàn chậu phục hồi tốt hơn được nhờ các bài tập sàn chậu.
Các bài tập có thể được thực hiện bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, dù là ngồi, nằm hay đứng:
- Siết và co vào hậu môn cùng một lúc và bóp, kéo âm đạo lên trên cùng lúc đó
- Co bóp nhanh chóng, siết chặt và thả lỏng các cơ liên tục
- Giảm nhịp độ từ từ, siết và giữ càng lâu càng tốt trước khi thả lỏng, không quá 10 giây
- Lặp lại mỗi nhịp 10 lần, tập 4 – 6 lần mỗi ngày.
Bạn có thể bắt đầu thực hiện các bài tập sàn chậu sau sinh ngay khi cảm thấy thoải mái và sẵn sàng.
4. Kiêng quan hệ tình dục khi mới sinh
Chị em nên chờ ít nhất 6 tuần sau sinh thì mới có thể “yêu” trở lại, nhưng tốt nhất nên kiêng trong vòng 3 tháng.
Quan hệ tình dục sau sinh có nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho âm đạo cao hơn. Ngoài ra, vết khâu tầng sinh môn hay khâu khi sinh mổ cần có thời gian để phục hồi.
Nếu mẹ bắt đầu “yêu” trở lại thì nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương âm đạo, cơ sàn chậu và đặc biệt là vết khâu. Vùng kín lúc này dễ bị viêm nhiễm hơn nên hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, sử dụng bao cao su để tránh vi khuẩn xâm nhập nhé!
5. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Mẹ không nên nạp vào cơ thể những thực phẩm có mùi như cà phê, bia… Hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và cân bằng là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi, dưỡng sức, vận động nhẹ nhàng. Tốt nhất là nên tâm sự, chia sẻ áp lực, căng thẳng với chồng để tinh thần luôn được thoải mái.
6. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Mẹ bầu hãy thăm khám phụ khoa định kỳ để biết được tình trạng âm đạo và vùng kín của mình phục hồi như thế nào. Ngoài ra, đi khám còn kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để khắc phục. Mẹ sẽ hạn chế tối đa những tình huống xấu có thể xảy ra.
Lời kết
Âm đạo sau sinh con có nhiều sự thay đổi nhưng thật sự không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Hãy chăm sóc cẩn thận để hình dáng và chức năng của âm đạo cũng như vùng kín dần phục hồi. Mây Hồng chúc mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm