Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách Từ A - Z
Cốc nguyệt san đang trở nên ngày càng phổ biến đối với chị em hiện nay. Có nhiều ưu điểm hơn so với băng vệ sinh truyền thống, cốc nguyệt san được thiết kế phù hợp với vùng nhạy cảm. Đồng thời không gây nóng bức trong những ngày hè oi ả, vệ sinh dễ dàng. Vậy thì cốc nguyệt san được sử dụng như thế nào? Cách vệ sinh sạch sẽ sau một lần sử dụng có khó không? Hãy cùng Mây Hồng tìm hiểu cách sử dụng cốc nguyệt san trong bài viết dưới đây ngay thôi nào!
Cốc nguyệt san là gì?
Là sản phẩm được làm bằng chất liệu silicone cao cấp được sử dụng trong y tế. Cốc nguyệt san có thiết kế co giãn phù hợp với âm đạo của nữ giới. Với những thao tác đơn giản bạn đã có thể đưa cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo. Sản phẩm chứa đựng được lượng máu kinh tiết ra. Đặc biệt, các cạnh viền của cốc nguyệt san được thiết kế tránh tràn giúp chị em yên tâm sử dụng.
Khi cảm nhận được lượng máu kinh ra đủ nhiều, bạn chỉ cần lấy cốc nguyệt san ra. Sau đó đổ đi lượng máu đó, rồi sửa sạch bằng dung dịch rửa chuyên dụng và thực hiện như cũ để đưa cốc vào vị trí ban đầu. Và nếu kỳ hành kinh kết thúc, bạn có thể khử trùng rồi để vào nơi sạch sẽ để dùng cho kỳ kinh lần tới. Chất liệu bằng silicone có thể tái sử dụng tối đa một năm mà không gây bất kì đau đớn. Có thể nói, sự ra đời của cốc nguyệt san đã giúp chị em tự tin và thoải mái hơn rất nhiều.
Cách gấp cốc nguyệt san trước khi sử dụng
Cốc nguyệt san có phần miệng hình tròn. Vì vậy trước khi đưa và âm đạo, bạn cần gấp lại thành một trong các hình dạng sau. Việc gấp cốc nguyệt san vừa giúp cốc nguyệt san thuận tiện vào trong nhẹ nhàng, vừa giúp chiếc cốc nằm đúng vị trí và mở nắp dễ dàng hơn.
1. Sử dụng cốc nguyệt san theo nếp gấp chữ C
Nếp gấp theo hình chữ C này có đầu hơi lớn một chút. Vì thế mà nó có thể gây khó khăn khi đưa vào ở một số người. Tuy nhiên thì nếp gấp này lại giúp cốc nguyệt san dễ mở ra khi ở bên trong âm đạo.
2. Nếp gấp hình số 7
Nếp gấp hình số 7 có thao tác rất nhanh và dễ dàng. Nhưng nó lại có hình dạng hơi lớn và có thể khiến nữ giới khó chịu ở giai đoạn đưa cốc vào. Để khắc phục thì bạn có thể dùng ngón cái và ngón giữa để cố định nếp gấp nhé!
3. Nếp “Origami”
Là một trong những nếp gấp được nhiều người áp dụng vì sự thuận tiện của nó. Hình gấp này biến vành cốc thành điểm chèn nhỏ, đơn giản hóa việc đặt cốc nguyệt san.
4. Sử dụng cốc nguyệt san theo nếp gấp “Punchdown”
Tên của cách gấp này có vẻ khó nhớ. Nhưng cách gấp thì lại khá dễ dàng cho bạn. Ở phương pháp này thì miệng cốc được gấp lại thành điểm chèn nhỏ. Giúp bạn thuận lợi đưa cốc vào phía bên trong. Nhưng lưu ý là với cách gấp này thì miệng cốc hơi khó mở khi ở bên trong âm đạo.
5. Nếp gấp “Labia”
Là cách gấp ít được chị em sử dụng, nhưng lại có thể điều chỉnh mở miệng cốc bằng tay. Bạn nên thử gấp một vài lần trước khi đưa cốc vào bên trong âm đạo. Và hãy nhớ là dùng ngón tay để cố định nếp gấp nhé.
Cách đặt cốc nguyệt san vào trong?
Lỗ âm đạo lúc bình thường khá nhỏ so với lúc hành kinh. Nên sử dụng vào lúc hành kinh thôi nhé, còn nếu muốn thử thì bạn có thể dùng chất bôi trơn.
Bước 1: Đưa cốc vào trong âm đạo
Cách được chị em áp dụng nhiều nhất là cách ngồi xổm và nhún chân. Thực hiện gấp cốc nguyệt san như một trong các nếp gấp ở trên sao cho phù hợp. Cho từ từ vào âm đạo, vừa đẩy cốc vào vừa làm động tác Kegel. Động tác Kegel là động tác nhịn dòng tiểu. Bằng cách này thì cốc sẽ chui vào bên trong một cách nhẹ nhàng và trơn tru. Với các bạn lần đầu sử dụng thì hãy áp dụng, nó sẽ làm bạn bất ngờ bởi sự dễ dàng, không đau đớn chút nào.
Bước 2: Kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp
Sau khi cốc có thể vào bên trong, bạn hãy để ý có tiếng bật nhẹ là do cốc đã mở. Nếu bạn không nghe thấy hoặc hơi khó chịu thì cần chỉnh lại vị trí của cốc bằng cách cầm xoay hoặc điều chỉnh đáy cốc. (Chúc ý là đáy cốc chứ không phải là cuống nhé).
Cách lấy cốc nguyệt san ra?
Ngồi xổm rồi làm động tác như rặn để đi vệ sinh (nhưng chỉ hơi nhẹ thôi) để cốc có thể lòi cuống ra. Túm phần đáy cốc, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo zích zắc từ từ qua phải rồi qua trái. Khi cốc ra được một đoạn thì thò tay sâu hơn để kéo cả cốc ra. Cho đến lúc miệng cốc sát cửa âm đạo thì bóp nhẹ sang một phí, kéo ra trước một góc rồi đưa cốc ra ngoài.
Lưu ý: Chú ý KHÔNG kéo thẳng trực tiếp cốc ra ngoài. Và hãy thoải mái để làm việc này, vì căng thẳng sẽ làm âm đạo co lại và khó lấy cốc ra.
Cách khử trùng vệ sinh cốc nguyệt san?
Ngày đầu sử dụng cho kì kinh và ngày kết thúc bạn cần đun với nước sôi trong tầm 5 phút để tiệt trùng. Đặc biệt chú ý tránh cốc chạm đáy nồi vì nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của cốc nguyệt san.
Hoặc bạn có thể sử dụng lò vi sóng để vệ sinh cốc nguyệt san. Đầu tiên cho cốc nguyệt san vào một cái chén vừa với kích thước của cốc. Sau đó cho nước ngập vào rồi quay lò vi sóng khoảng chừng 3 – 5 phút. Với hai cách tiệt trùng đơn giản như vậy thì bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, và đảm bảo vệ sinh cho chính mình.
Làm sạch cốc nguyệt san bằng Mây Hồng?
Có nhiều cách để vệ sinh cốc nguyệt san, bạn có thể mua các loại dung dịch vệ sinh cốc chuyên dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bọt vệ sinh Mây Hồng để vệ sinh và khử trùng cốc. Mây Hồng với các thành phần trầu không, tinh chất nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Giúp cho cốc nguyệt san luôn sạch sẽ, an toàn. pH của Mây Hồng trong khoảng 3.8 – 4.5 là pH tự nhiên của vùng kín nên rất an toàn cho cô bé. Hơn nữa, các thành phần của Mây Hồng an toàn không gây kích ứng nên chị em có thể yên tâm sử dụng.
Để vệ sinh cốc nguyệt san với Mây Hồng, chị em có thể tham khảo cách làm sau:
- Bước 1: Tráng cốc dưới vòi nước lạnh.
- Bước 2: Lấy khoảng 2 pump bọt vào cốc, sử dụng bàn chải đánh răng không còn dùng đến để cọ cốc thật sạch.
- Bước 3: Rửa lại sạch sẽ dưới vòi nước lạnh.
- Bước 4: Phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.
Vệ sinh cốc nguyệt san đúng cách sẽ giúp chị em bảo vệ “cô bé” luôn khỏe mạnh tránh nhiễm trùng và các bệnh phụ khoa. Hãy để bọt vệ sinh Mây Hồng đồng hành cùng chị em mỗi ngày trên mọi phương diện chăm sóc vùng V nhé.
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san là gì?
Khác với băng vệ sinh truyền thống, cốc nguyệt san có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng sử dụng. Có thể tái sử dụng trong thời gian một năm.
- Có thể mang theo và không bị vướng vào tình trạng “bà dì” ghé thăm đột xuất và không mang theo băng vệ sinh.
- Thời gian đeo cốc tối đa đến 12 giờ, giúp chị em thoải mái hơn khi đi học, làm việc và vui chơi.
Tuy nhiên, cốc nguyệt san cũng có một số nhược điểm sau:
- Dễ gây khó khăn đối với người lần đầu sử dụng.
- Nếu không được lắp đúng vị trí có thể gây tràn.
- Phải bảo quản và vệ sinh sạch sẽ mới có thể dùng lâu dài.
Cách lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp như thế nào?
Vì lượng máu kinh ở từng người là khác nhau. Có người thì lượng máu kinh ít, người có lượng máu kinh lại quá nhiều. Dưới đây là ba loại bạn có thể tham khảo khi mua.
1. Cốc nguyện san loại mini
Phù hợp với học sinh, sinh viên:
- Có lượng kinh ít và âm đạo nhỏ.
- Dung tích chứa đến 17ml.
2. Cốc nguyệt san loại thường
Phù hợp với những bạn sử dụng loại băng vệ sinh ban ngày hoặc loại thông thường:
- Lượng máu kinh ít đến trung bình.
- Có sàn chậu khỏe mạnh.
- Dưới 30 và chưa sinh con/ chưa sinh nở bằng phương pháp thường.
3. Cốc nguyệt san loại lớn hơn
Loại này phù hợp với những bạn hay sử dụng băng vệ sinh dày hoặc loại ban đêm:
- Lượng máu kinh ra nhiều.
- Sàn chậu kém vững chắc.
- Đã trên 30 tuổi và sinh con bằng phương pháp thường.
Cốc nguyệt san loại lớn hơn sẽ có đường kính rộng hơn. Và sản phẩm này chỉ phù hợp với người đã từng quan hệ. Vì thế nên nếu bạn còn là “thiếu nữ” thì hãy suy xét trước khi sử dụng nhé.
Lời kết
Chắc chắn đến hiện tại vẫn còn rất nhiều bạn nữ chưa dám sử dụng cốc nguyệt san vì hình dáng của nó. Đồng thời e ngại việc có thể gây tràn ra ngoài của chiếc cốc nhỏ nhưng có võ này. Với những thông tin về cách sử dụng cốc nguyệt san mà Mây Hồng nêu trên, hi vọng bạn đã có những hiểu biết đúng đắn. Đồng thời có thể nắm rõ về cách sử dụng loại cốc này trong ngày hành kinh. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm