Chảy Máu Vùng Kín Nhưng Không Đau: Nguyên Nhân, Có Đáng Lo Ngại?
“Bác sĩ cho em hỏi em bị chảy máy vùng kín nhưng không đau thì là bị bệnh gì ạ?” Đây là câu hỏi nhận được sự phản hồi đông đảo từ chị em khi muốn tư vấn từ bác sĩ. Đây là một hiện tượng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên đây cũng phải là bệnh gây nguy hiểm nghiêm trọng. Vậy để hiểu hơn về tình trạng này, cũng như nguyên nhân dẫn đến chảy máu vùng kín. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Mây Hồng nhé!
Chảy máu vùng kín nhưng không đau là bệnh gì?
Hiện tượng âm đạo ra máu vào đúng chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị xuất huyết âm đạo trong những trường hợp dưới đây thì bạn cần hết sức thận trọng:
– Hiện tượng xuất huyết âm đạo khi chưa đến kỳ kinh.
– Chảy máu bất thường sau khi quan hệ tình dục.
– Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu chảy ra nhiều bất thường 1 – 2h phải thay 1 băng vệ sinh dày (tương đường >80ml máu kinh) hoặc chu kỳ kinh kéo dài bất thường > 38 ngày hoặc ngắn bất thường < 24 ngày.
Ngoài ra, chảy máu vùng âm đạo bất thường còn là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý:
– Thời kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng kinh trên 80ml.
– Thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
– Xuất huyết tử cung sau thời kỳ mãn kinh.
– Xuất huyết âm đạo trong giai đoạn đang mang thai.
– Xuất huyết âm đạo kèm theo những triệu chứng như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chóng mặt,…
Nguyên nhân dẫn đến chảy máu vùng kín nhưng không đau?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không đau. Cùng Mây Hồng tổng hợp về các nguyên do gây ra tình trạng này nhé:
1. Rối loạn chức năng phóng noãn làm chảy máu vùng kín nhưng không đau
Khi buồng trứng tiết hormon estrogen nhưng lại không phóng noãn tạo lập được hoàng thể và không tiết ra được hormon progesterone làm cho nội mạc tử cung tăng sinh, bong ra bất thường và rong huyết, gây chảy máu ít ở vùng kín.
2. Do bị rối loạn nội tiết tố
Mất cân bằng giữa hormon estrogen và progesterone là nguyên nhân tự nhiên ra máu vùng kín, rối loạn kinh nguyệt. Để biết chắc chắn, chị em nên làm xét nghiệm nội tiết, siêu âm đánh giá niêm mạc tử cung để kiểm tra.
3. Thuốc tránh thai khẩn cấp làm chảy máu vùng kín nhưng không đau
Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa progestin có thể gây hiện tượng chảy máu vùng kín mức độ nhẹ, rải rác vài ngày nhưng có thể kéo dài trong vài tuần khi dùng thuốc. Nếu ngưng thuốc mà không còn hiện tượng chảy máu tại vùng kín thì khả năng cao chỉ đơn thuần là do tác dụng phụ của thuốc.
4. Do phá thai, sẩy thai, mang thai ngoài tử cung
Sau khi phá thai, sẩy thai sẽ ra máu âm đạo trong vài ngày đến 1-2 tuần tùy thuộc tuổi thai khi phá, khi sảy. Cũng tương tự như trường hợp hậu sản, nếu máu ra bất thường kéo dài, máu nhiều hoặc có mùi hôi, thậm chí có thể sốt thì có nguy cơ nhiễm trùng, sót thai, sót rau hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác sau phá thai.
Ngoài ra, nếu chảy máu khi mang thai, chị em cần đến ngay bệnh viện để được khám. Ra máu tươi ở vùng kín khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sảy thai, rau tiền đạo,… Chảy máu bất thường trong thai kỳ là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm.
5. Cơ thể mắc bệnh cũng làm chảy máu vùng kín nhưng không đau
Bệnh tuyến giáp, suy buồng trứng sơ cấp, đái tháo đường, giảm tiểu cầu, viêm gan, sốt xuất huyết, bạch huyết, dùng các thuốc chống đông, corticoid kéo dài,…làm cho chức năng đông máu trong cơ thể gặp trở ngại gây ra hiện tượng xuất hiện đốm máu ở vùng kín. Ngoài ra, căng thẳng, stress do áp lực công việc, cuộc sống cũng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
6. Do bệnh hậu sản
Sau khi sinh con, một lượng máu còn sót lại (sản dịch). Thông thường, sản dịch thường hết khoảng 3-4 tuần sau sinh, số lượng máu thường ít dần, đổi dần từ màu đỏ tươi sang màu nâu, hồng nhạt và hết sau 4 tuần. Nếu ra máu kéo dài hơn thời gian hậu sản, ra máu cục hoặc số lượng đột ngột nhiều lên là những triệu chứng bất thường cần đi khám ngay.
7. Viêm nhiễm phụ khoa làm chảy máu vùng kín nhưng không đau
Viêm cổ tử cung là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ra máu âm đạo bất thường, hay gặp sau khi quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chảy máu vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa
8. Đặt lệch vòng tránh thai
Việc đặt lệch vòng tránh thai khiến âm đạo và cổ tử cung của chị em ra máu bất thường. Ngoài việc chảy máu vùng kín còn kèm theo biểu hiện đau bụng dưới.
Chảy máu vùng kín nhưng không đau có nguy hiểm không?
Chảy máu vùng âm đạo bất thường không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý ở phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do mất máu kéo dài: Trong trường hợp lượng máu mất đi quá nhiều, người bệnh sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, kèm theo đó là một số triệu chứng bất thường như hoa mắt, chóng mắt. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nếu tình trạng chảy máu âm đạo bất thường là do những bệnh lý phụ khoa gây ra nhưng không được xử lý sớm thì có thể ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản khác, về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nguy cơ vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai.
– Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng xuất huyết âm đạo một cách bất thường luôn khiến chị em vô cùng lo lắng vì thế rất dễ dẫn đến căng thẳng, làm giảm chất lượng sống người bệnh.
Nếu gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung thì cần phải điều trị sớm mới có thể mang lại hiệu quả tích cực.
Phòng tránh chảy máu vùng kín, viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả?
Vậy thì có cách phòng tránh hiện tượng chảy máu vùng kín nhưng không đau không? Hầu hết các hiện tượng khác thường của vùng kín đều liên quan đến vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Vậy để phòng ngừa các trường hợp xấu xảy ra thì chị em cần nắm rõ những điều sau:
1. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp
Mẹ bầu cần chú ý dùng những sản phẩm xà phòng, dung dịch vệ sinh an toàn và không gây kích ứng. Ngoài ra, quần lót cũng nên chọn size phù hợp, không quá chật chội. Bởi lẽ vùng kín sẽ bị bó sát, nóng ẩm, là môi trường để vi khuẩn viêm nhiễm phát triển.
Sản phẩm dung dịch vệ sinh cần có độ pH phù hợp với độ pH âm đạo. Đồng thời có khả năng làm sạch nhẹ nhàng, giúp chăm sóc “cô bé” trong suốt quá trình chị em mang thai. Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời của chị em.
1.1. Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không
Thông tin:
- Thể tích: 150 ml
- Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN
- An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa
- MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển
Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất.
Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối.
1.2. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội
Thông tin:
- Thể tích: 150ml
- Số CBMP: 10457/21/CBMP-HN
Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung.
Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn đối với bà bầu rất quan trọng vì lúc này, chị em còn cung cấp dưỡng chất cho em bé trong bụng. Ngoài ra cơ thể cũng cần có sức đề kháng tốt chống lại các bệnh viêm nhiễm.
Ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe phụ khoa tốt. Bạn có thể bổ sung sữa, việt quất, bơ, các loại trái cây tươi… để giảm viêm nhiễm vùng kín.
3. Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp tránh vùng kín chảy máu nhưng không đau
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày là điều rất quan trọng, đặc biệt không đựợc thụt rửa vùng kín quá sâu. Những đèn đỏ, chị em cần chú ý thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh để rửa cho mỗi lần thay. Khi thay hãy chú ý không để máu kinh sót lại để tránh viêm nhiễm.
4. Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục khi mang thai cần hết sức cẩn thận, cần tuân thủ những điều cấm kỵ tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Các phương pháp quan hệ tình dục lành mạnh bạn nên ghi nhớ:
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ ở cả nam và nữ.
- Sử dụng chất bôi trơn hoặc bao cao su khi quan hệ sẽ hạn chế ma sát, tránh gây tổn thương cho “cô bé”. Hơn nữa, các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục cũng được hạn chế tối đa.
- Hạn chế quan hệ tình dục qua đường âm đạo ngay sau khi quan hệ qua đường hậu môn. Vì vi khuẩn sẽ dễ lây lan từ hậu môn sang âm đạo.
5. Không lạm dụng thuốc tránh thai – Tránh chảy máu vùng kín nhưng không đau
Thuốc tránh thai còn có cả loại thuốc uống hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai nhiều sẽ không hề tốt cho cơ thể. Lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây teo niêm mạc tử cung. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận, tim mạch; hay là ung thư vú hay ung thư cơ quan sinh sản,… càng tăng cao.
6. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Thăm khám định kỳ sẽ giúp phòng tránh các bệnh phụ khoa. Chị em có thể hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời, nếu có dấu hiệu, hiện tượng lạ bất kỳ của vùng kín thì cần đến thăm khám ngay. Khi được điều trị kịp thời thì sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể.
Lời kết
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi chảy máu vùng kín nhưng không đau là do đâu. Đồng thời, Mây Hồng cũng đưa ra những phương pháp giúp chị em phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết đa mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc chị em luôn xinh đẹp và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm