Bí quyết chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quả 100%
Mùi hôi vùng kín có lẽ luôn là vấn đề được các chị em quan tâm rất nhiều ở mọi thời điểm, nhất là khi mang thai. Vậy làm sao để chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai, làm cho “cô bé” của mình luôn được thơm tho? Cùng xem ngay những cách loại bỏ mùi hôi vùng kín nhanh chóng và đơn giản có thể thực hiện tại nhà dưới đây của Mây Hồng nhé!
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai có phải là điều bình thường?
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường là do khí hư (dịch tiết âm đạo) bất thường. Tình trạng này khá là phổ biến với khoảng 65% bà bầu, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Như vậy, mẹ bầu nếu gặp phải tình trạng này thì không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Hoặc nếu để lâu có thể gây biến chứng không tốt cho mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng kín có mùi khi mang thai, chẳng hạn như do sự thay đổi cân bằng pH, mồ hôi, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn. Nếu nguyên nhân không phải do bệnh lý thì tình trạng này sẽ biến mất sau sinh:
- Thay đổi nội tiết tố: Progesterone estrogen và prolactin sẽ tăng nhanh khi mang thai khiến âm đạo tiết nhiều dịch và có mùi hôi.
- Chế độ ăn thay đổi: Chế độ ăn thay đổi như ăn nhiều tỏi, thực phẩm cay khiến khi hư có mùi.
- Mất nước: Mùi nước tiểu nặng hơn là do thiếu nước. Bạn cần nhiều nước hơn cho các hoạt động chuyển hóa nên hãy uống nhiều nước mỗi ngày nhé!
- Mất cân bằng pH âm đạo: Độ pH âm đạo thường từ 3,8 đến 4,5 và giữ ổn định bởi các vi khuẩn có lợi và có hại. Mang thai khiến độ pH thay đổi làm âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn và khiến vùng kín có mùi hôi.
- Viêm nhiễm: Khí hư tiết nhiều có thể khiến mẹ bầu ngứa ở “vùng kín”. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn, gây hiện tượng mùi hôi vùng kín.
- Bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh này cũng là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu nơi vùng kín khi đang mang thai.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình đang gặp phải một vấn đề sức khỏe vùng kín thì hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đừng để lâu có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi.
Bí quyết chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai tại nhà
Làm thế nào để loại bỏ được mùi hôi khó chịu của vùng kín? Cùng tham khảo một số cách dưới đây nhé:
1. Thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày
Khi mang thai, khí hư ra nhiều hơn bình thường. Mẹ bầu nên duy trì thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Hãy vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng hàng ngày theo các hướng dẫn:
- Sau khi quan hệ tình dục thì nên đi tiểu ngay.
- Sử dụng các loại bột giặt không mùi để giặt đồ lót.
- Chỉ sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín dịu nhẹ và không có mùi hương liệu.
- Thay đồ lót thường xuyên.
- Sau khi đi vệ sinh sử dụng khăn giấy lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn di chuyển vào âm đạo.
- Dùng khăn khô đã được tiệt trùng để lau nhẹ nhàng vùng kín sau khi rửa.
2. Sử dụng trang phục phù hợp
Mặc trang phụ thoải mái, phù hợp cũng là một trong những cách loại bỏ mùi hôi vùng kín hiệu quả mà đơn giản. Mẹ nên hạn chế mặc quần áo bó sát. Loại trang phục này có thể truyền những chất bẩn bòn sót lại vào trong âm đạo gây viêm nhiễm và tạo ra mùi hôi khó chịu.
Vấn đề chọn và mặc quần lót là quan trọng nhất, mẹ bầu nên lưu ý:
- Những loại quần lót có tác dụng tạo hình theo ý muốn là một trong những yếu tố gây ra mùi hôi vùng kín.
- Nên sử dụng các loại quần lót làm bằng chất liệu cotton mỏng nhẹ, thấm hút tốt và thoáng mát.
- Thường xuyên thay đồ lót cũ nếu đã sử dụng quá 6 tháng.
- Thay mới đồ lót nếu bạn vừa trải qua một đợt điều trị viêm phụ khoa để tránh các mầm bệnh còn sót lại.
- Có thể sử dụng quần lót 1 lần trong thời kì 3-4 tháng bầu huyết trắng ra nhiều bất thường.
3. Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Để giúp khử các mùi vùng kín thì tăng cương lợi khuẩn probiotic để chống lại vi khuẩn gây hại là một phương pháp hiệu quả. Ngoài chống lại vi khuẩn gây hại nó còn giúp khôi phục độ pH tự nhiên của âm đạo, hạn chế môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
4. Quan hệ tình dục an toàn
Nhiều mẹ bầu xuất hiện mùi vùng kín ngay sau khi quan hệ. Chuyện yêu trong giai đoạn thai kỳ khá nhạy cảm. Tuy không cấm kỵ nhưng cặp đôi cần trang bị những kiến thức về quan hệ tình dục khi mang thai.
Cả hai nên có kế hoạch quan hệ tình dục an toàn: Chú ý các thời điểm thai kỳ, không quan hệ quá mạnh, hạn chế sử dụng các loại loại bao cao su có gel chứa mùi hương, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu như mẹ bầu thường xuyên nạp vào cơ thể các thực phẩm chứa nhiều đường thì mùi hương âm đạo sẽ bị thay đổi do đường có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm men. Không những thế tỏi, hành, cà phê, rượu…cũng có thể làm thay đổi mùi hương của âm đạo.
Chưa có nghiên cứu nào chứng mình rằng thực phẩm có thể làm thay đổi hay cải thiện mùi âm đạo. Tuy nhiên, một số thực phẩm sẽ giúp ích trong việc hạn chế mùi âm đạo như dứa, dưa hấu, táo và cần tây… Thói quen uống nhiều nước cũng sẽ giúp bạn tránh được những mùi hôi khó chịu ở vùng kín.
6. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín lành tính
Việc vệ sinh vùng kín bằng nước không chưa chắc có thể loại bỏ được hết các vi khuẩn, nấm ngứa và mùi hôi âm đạo. Chính vì vậy, các chị em nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, lành tính hỗ trợ loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
Bọt vệ sinh Mây Hồng là sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng với công dụng làm sạch sâu, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt là loại bỏ mùi hôi vùng kín vô cùng hiệu quả. Sản phẩm đặc biệt rất tốt cho chị em mang bầu và sau sinh.
Hiện nay, Mây Hồng có hai dòng sản phẩm chuyên biệt đó là bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu Không và Mây Hồng Lô Hội với những đặc điểm nổi bật như:
- Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm.
- Chứa trầu không, lô hội, nghệ: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại.
- Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi.
- Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS.
Mùi hôi vùng kín khi mang thai: Khi nào cần đi khám?
Nếu mùi hôi vùng kín khi mang thai là do nguyên nhân đơn giản như chế độ ăn hoặc thay đổi nội tiết tố, mất nước… thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu kèm theo các triệu chứng dưới đây thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm:
- Mùi hôi kèm ngứa vùng kín: Nếu bạn bị ngứa dai dẳng thì có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo.
- Đau và viêm nhiễm: Vùng kín hôi kèm đau, nóng rát khi quan hệ hoặc khi đi tiểu.
- Đi kèm các dấu hiệu khác: Dịch tiết âm đạo có lẫn máu, khí hư như phô mai, có mùi tanh, có màu xanh lục, xanh lá cây hoặc hơi vàng.
- Nghi nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Thường thì chúng ta không thể tự xác định nguyên nhân gây hôi vùng kín, vậy nên tốt nhất là khi bị hôi thì mẹ bầu nên đi khám để tránh nảy sinh các vấn đề sức khỏe khác có thể gây hại cho em bé:
Lời kết
Trên đây là tất tần tận những cách loại bỏ mùi hôi vùng kín khi mang thai tại nhà đơn giản. Hy vọng mẹ bầu sẽ thu thập thêm được những thông tin và kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc “cô bé” của mình một cách hiệu quả nhất.
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm