Đau nhức vùng kín khi mang thai: Nguyên nhân, cách xử lý
Những biểu hiện xảy ra ở vùng kín luôn là vấn đề nhạy cảm khiến chị em lo lắng, đặc biệt là khi mang thai. Đau nhức vùng kín khi mang thai cũng là một trong những biểu hiện đó. Đây là tình trạng khá phổ biến nhưng cũng khiến chị em khó chịu và lo lắng vì không biết thai nhi có bị ảnh hưởng gì không. Vậy nguyên nhân nào gây nên và làm cách nào mới dễ chịu hơn? Cùng chuyên gia đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!
Các biểu hiện đau nhức vùng kín khi mang thai
Đau nhức vùng kín có nhiều mức độ và chị em cần chú ý để hỗ trợ bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn.
1. Đau vùng kín âm ỉ
Nếu bị đau vùng kín âm ỉ thì có thể là biểu hiện của viêm nhiễm cổ tử cung hoặc 2 phần phụ. Cả phụ nữ không mang thai lẫn thai phụ đều có thể gặp phải tình trạng này. Triệu chứng đau sẽ giảm bớt nếu viêm nhiễm được điều trị. Khi biểu hiện đau nặng dần, đi kèm với các cơn co thắt thì nên sớm đi khám và điều trị.
2. Đau châm chích
Phụ nữ mang thai thường bị đau vùng kín châm chích. Tình trạng này xảy ra do sự kéo dài của cơ tử cung xảy ra vào tuần thứ năm đến thứ tám hoặc do việc hình thành khí hơi.
Nếu tình trạng đau này xảy ra ở khoảng tuần thứ 37 thì có thể là sắp chuyển dạ. Nếu cơn đau nhẹ và thời gian đau không kéo dài thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Nếu đau đi kèm với chảy máu, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Đau vùng kín dữ dội
Dạng đau vùng kín dữ dội khi mang thai có thể là dấu hiệu của tình trạng nhau bong non. Nếu không mang thai thì đau dữ dội có thể do tử cung đang phát triển hoặc triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, khi bị đau vùng kín dữ dội thì mẹ bầu nên theo dõi và đi khám bác sĩ nếu cảm thấy bất thường.
Sự khác biệt giữa đau nhức vùng kín và áp lực lên vùng kín
Đừng bị nhầm lẫn giữa cơn đau vùng kín với cảm giác áp lực lên vùng kín. Đau vùng kín đủ mạnh sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn mỗi lần di chuyển. Áp lực lên âm đạo khá giống với cơn đau bụng kinh và có thể lan đến phần lưng dưới.
Hầu hết khi bị đau nhức vùng kín không gây nguy hiểm. Nếu bị đau với mức độ nhẹ hoặc vừa thì chị em có thể thực hiện các biện pháp bên dưới để giảm đau. Nếu cơn đau bắt đầu dữ dội và xuất hiện thường xuyên, kéo dài trong thời gian dài hơn thì cần đi khám ngay để hạn chế tình trạng xấu có thể xảy ra.
Đau nhức vùng kín khi mang thai thời kỳ nào là nguy hiểm?
Đau nhức vùng kín khi mang thai thường là do sự chèn ép của tử cung quá lớn khiến cho các bộ phận xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu cũng có thể bị đau vùng kín.
Nếu tình trạng đau nhức ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng 3 tháng đầu tiên là biểu hiện nguy hiểm và có thể xảy ra các rủi ro đối với thai nhi. Mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.
Tại sao lại bị đau nhức vùng kín khi mang thai?
Có nhiều nguyên nhân gây triệu chứng đau nhức vùng kín cho mẹ bầu:
1. Thai nhi phát triển
Sự phát triển của thai nhi có thể tạo áp lực lên vùng xương chậu, căng các cơ bắp, dây chằng, cơ bắp khiến vùng kín đau nhức. Cơn đau do nguyên nhân này có thể kéo dài vài giây, vài phút hoặc thậm chí lên đến vài giờ.
Đau có thể kéo dài từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ, lúc này em bé tiến gần vùng xương chậu và bắt đầu từ tuần thai thứ 28 đến khi em bé chào đời, lúc này em bé di chuyển thấp dần xuống cổ tử cung.
2. Nhiễm trùng vùng kín
Vùng kín khi mang thai thường dễ bị viêm nhiễm hơn do khí hư ra nhiều hơn, cô bé nhạy cảm, dễ kích ứng hơn… Khi bị nhiễm trùng vùng kín, mẹ bầu có thể đau vùng kín đi kèm các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau lưng, buồn nôn.
3. Tăng lưu lượng máu
Khi mang thai, lưu lượng máu chảy về tử cung nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai phát triển. Đây là nguyên nhân làm tăng áp lực và gây đau nhức cho vùng âm đạo. Cảm giác đau sẽ xuất hiện nhiều hơn khi thai phụ đi vệ sinh hoặc chạm vào vùng âm đạo.
4. Sự giãn nở của cổ tử cung
Đau nhức vùng kín nếu thường xuyên, nhất là giai đoạn sau của thai kỳ là do sự giãn nở cổ tử cung. Cổ tử cung giãn nở khoảng một vài tuần trước khi chuyển dạ. Điều này có thể làm mẹ bầu đau kèm với chảy máu.
5. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vùng kín khi mang thai. Đây là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà ở bộ phận của hệ sinh dục, thường gặp ở ống dẫn trứng. Các dấu hiệu như đau âm đạo, đau ngực, xuất huyết âm đạo, đau lưng, huyết áp thấp… là do thai ngoài tử cung.
Trường hợp này là nguy hiểm, cần can thiệp sớm để dừng thai kỳ vì nếu để lâu thì sẽ đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
6. Các nguyên nhân khác
Đau vùng kín còn do các nguyên nhân do quan hệ tình dục, táo bón, tâm lý căng thẳng, sảy thai… Sảy thai là nguyên nhân nguy hiểm nhất và thường đi kèm với chảy máu âm đạo. Nếu có biểu hiệu nghi ngờ này nên sớm đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Ảnh hưởng của đau nhức vùng kín đến mẹ bầu
Không chỉ đau vùng kín ở âm đạo, cơn đau sẽ tác động đến khớp, xương và cơ bắp. Khi đi bộ, lái xe trên địa hình gập ghềnh hay leo cầu thang có thể làm nặng thêm cơn đau.
Cơn đau và áp lực lên âm đạo sẽ tăng dần khi em bé tiến vào vùng xương chậu và gần ngày chuyển dạ. Các nguyên nhân không do bệnh lý mà là biểu hiện bình thường thì có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà có thể giảm bớt cảm giác khó chịu.
Làm thế nào để giảm đau nhức vùng kín khi mang thai?
Chắc chắn triệu chứng đau nhức vùng kín khi mang thai khiến không ít mẹ bầu khó chịu, với trường hợp do tác động của thai kỳ thì bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:
1. Tắm và vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Mẹ bầu nên thường xuyên dùng nước ấm tắm gội, vệ sinh vùng kín để giảm tình trạng đau vùng kín khi mang thai. Khi vệ sinh kết hợp massage xung quanh vùng xương chậu sẽ tạo cảm giác dễ chịu, tăng cường lưu thông máu. Những cơn đau cửa mình có thể giảm thiểu.
Việc lựa chọn một dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn để kết hợp massage là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, vùng kín bị đau còn có thể do viêm nhiễm nên dùng một sản phẩm phòng chống được các tác nhân gây viêm nhiễm là điều vô cùng quan trọng.
Các mẹ bầu nên lựa chọn loại dung dịch có độ pH từ 3,8 – 4,5 và có thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính. Nên sử dụng các dòng sản phẩm có đặc tính sạch khuẩn, và lành da, như từ nghệ và becberin.
Với các ưu điểm đáp ứng được mọi tiêu chí về một sản phẩm an toàn, hiệu quả phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là mẹ bầu, Bọt vệ sinh Mây Hồng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Hai dòng sản phẩm chuyên biệt là Mây Hồng Trầu không và Mây Hồng Lô hội mẹ có thể chọn loại nào phù hợp với mình.
Mây Hồng Trầu Không: Chứa tinh dầu trầu không và curcumin từ củ nghệ vàng có tác dụng kháng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm mùi hôi, giúp da săn se và mau lành tổn thương.
Mây Hồng Lô Hội: Chứa tinh chất Lô hội giúp da mềm ẩm, tăng tái tạo và trẻ hoá vùng da thâm xì, tổn thương. Hương hoa Hồng Anh tinh tế, quyến rũ.
2. Nằm nghiêng khi ngủ
Mẹ bầu nên nằm ở tư thế nghiêng về bên trái khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực lên vùng chậu. Mẹ nên lấy gối kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối. Tác dụng của việc này là giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau buốt cửa mình hiệu quả hơn.
3. Thường xuyên vận động
Nhiều người quan niệm bầu bí không nên làm việc nặng, di chuyển nhiều nhưng thực chất nếu muốn có sức khỏe tốt thì thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Nằm một chỗ khiến cơ thể ì ạch, cho các cơ, khớp không hoạt động. Từ đó, các cơn đau cửa mình ngày một nhiều hơn.
Mẹ cũng có thể tập yoga hay thể dục nhẹ nhàng để thư giãn, áp lực vùng chậu sẽ được phân tán giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau buốt cửa mình khi mang thai.
4. Tập bài tập vùng kín
Mẹ bầu có thể tập Kegel giúp săn chắc cơ vùng chậu, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn và giảm đau nhức. Bài tập này cũng áp dụng cho phụ nữ sau sinh vì có nhiều tác dụng tốt cho vùng kín.
5. Dùng đai đỡ bụng bầu
Đai đã bụng bầu có tác dụng chính là khả năng hỗ trợ lưng và thân dưới, giúp mẹ bầu bớt đi cảm giác nặng nhọc, ngăn ngừa sự kéo dãn quá mức. Những tiện ích này giúp đau nhức trong thời gian có thai.
6. Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn khoa học là bổ sung lượng chất dinh dưỡng hợp lý (không quá thừa cũng không nên thiếu). Mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung vitamin và sắt,…
Thiếu hụt canxi cũng có thể là nguyên nhân đau vùng kín. Mẹ bầu nên bổ sung lượng canxi nhiều hơn bình thường, nhất là ở những tháng gần cuối. Nếu mẹ bầu có các biểu hiện của thiếu hụt canxi như: tê chân, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức vùng kín thì có thể bổ sung canxi bằng đường uống. Ngoài ra, các thực phẩm như tôm, cá, cua, sò, nước cam, bắp cải… và các sản phẩm từ sữa cũng chưa nhiều canxi.
Lời kết
Nhìn chung, nếu bạn bị đau nhức vùng kín khi mang thai với mức độ vừa và nhẹ thì có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà như trên. Nếu đau đi kèm với các triệu chứng bất thường về khí hư, xuất huyết âm đạo, mệt mỏi, đau lan các vùng khác… hoặc đau quá dữ dội thì nên cẩn thận. Lúc này người nhà cần đưa mẹ bầu đi khám để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Trên đây là những kiến thức về đau vùng kín khi mang thai do chuyên gia của Mây Hồng tư vấn, hy vọng sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho chị em. Chúc chị em nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm