Gai sinh dục nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

Gai sinh dục nữ thường bị nhầm lẫn với bệnh nguy hiểm hơn là sùi mào gà. Gai sinh dục dễ điều trị hơn và cũng ít nguy hiểm hơn nên chị em không cần quá lo lắng về căn bệnh này. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan để bị mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhưng không điều trị dứt điểm. Những kiến thức về gai sinh dục nữ dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích đối với bạn!
Gai sinh dục nữ

Gai sinh dục nữ là gì?

Gai sinh dục là sự tăng trưởng quá mạnh của tế bào gai ở vùng sinh dục khiến chúng nổi hẳn lên bề mặt da và tạo thành các nhú gai có màu trắng, sờ có cảm giác sầu sùi.
Đây là một bệnh lành tính nhưng lại có các triệu chứng khá giống với bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm khác như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng nữ giới có khả năng mắc cao hơn nam giới. Vì nội tiết tố của nữ giới thường thay đổi đột ngột, dịch tiết âm đạo ra nhiều khiến vùng kín ẩm ướt và dễ kích thích tế bào gai tăng sinh quá mức.

Triệu chứng của gai sinh dục nữ

Các biểu hiện thường thấy khi bị gai sinh dục nữ:

  • Xuất hiện các nốt nhỏ li ti màu đỏ hồng hoặc trắng ở giai đoạn sớm, có thể phát triển dài và dày, lan rộng hơn.
  • Sờ vào có cảm giác sần sùi như da gà.
  • Không gây ngứa, đau hay chảy máu, kể cả khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh vì khí hư nhiều hơn bình thường và nội tiết tố thất thường trong thai kì.
Thông thường, triệu chứng của bệnh xuất hiện trong khoảng 3 tháng sau khi bị nhiễm trùng vì khi mới bị sẽ khó phát hiện. Có những trường hợp cơ thể không có biểu hiện gì trong nhiều năm.
Khác với gai sinh dục, sùi mào gà có các mụn đầu trắng rồi chuyển sang hồng đỏ, ấn vào cảm giác đau và có thể chảy mủ. Chúng là những nốt sần sùi hơn, kết thành chùm lớn hơn, giống như những chùm san hô hoặc những chùm trứng nhỏ xuất hiện trên vùng da bệnh. Dựa vào đó chị em có thể phân biệt được 2 loại bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh gai sinh dục

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus HPV là Papilloma, làm các mô xơ phát triển quá mức tạo thành các nốt gai ở quanh âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, hậu môn.
Khi quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh thì có thể bị lây lan. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 65% người có quan hệ tình dục bị nhiễm bệnh gai sinh dục từ bạn tình.

Bị gai sinh dục nữ có sao không?

Chủng HPV gây bệnh gai sinh dục không có khả năng phát triển thành tế bào ung thư nên đa phần các trường hợp gai sinh dục đều lành tính, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Tuy nhiên, bệnh cũng có những tác hại nhất định:

  • Gây cảm giác khó chịu, trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày của chị em.
  • Tâm lý tự ti trong đời sống vợ chồng, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Cản trở cho việc vệ sinh vùng kín, khiến cô bé ẩm ướt và tạo điều kiện có nấm và vi khuẩn có hại phát triển.
  • Các gai có thể bị vỡ gây viêm nhiễm tại chỗ, có thể nhiễm trùng máu và tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, chị em cần nhanh chóng đi khám để được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa từ đó đưa ra phương án xử lý và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Cách điều trị bệnh gai sinh dục

Thông thường thì gai sinh dục có thể khô và tự rụng. Trong thời gian này thì chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và tránh sự lây lan là được.
Để nhanh chóng khỏi bệnh và tránh trường hợp bị tác động xấu trong thời gian bệnh tự khỏi thì nên đến cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn điều trị.
Các phương pháp bác sĩ có thể thực hiện:

  • Bôi thuốc đặc trị: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc bôi tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh.
  • Dùng phương pháp ngoại khoa (đốt điện, áp lạnh, laser): Khi nốt sần quá dày thì có thể sử dụng cách điều trị này để phá hủy mầm bệnh tận gốc.
  • Phương pháp ALA – PDT: Sử dụng tia nhiệt gây tê liệt các mô tế bào gai khiến chúng chết đi, rụng dần mà không gây đau đớn, không để lại sẹo, hiệu quả điều trị cao, không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tới các khu vực khác.

Những lưu ý khi điều trị bệnh gai sinh dục

Để bệnh nhanh khỏi, trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.
  • Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định.
  • Tránh cọ xát va chạm mạnh vào vết thương.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và kiêng quan hệ tình dục để vết thương mau lành.
  • Tắm bằng nước ấm để làm dịu da,  bớt cảm giác châm chích khó chịu.
  • Làm khô hoàn toàn vùng da vừa điều trị sau khi tắm vệ sinh vùng kín.

Cách phòng ngừa bệnh gai sinh dục

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh mắc gai sinh dục nữ thì chị em cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

1. Tiêm vaccine HPV

Tiêm vaccine HPV là phương pháp phòng bệnh tốt nhất, vì nguyên nhân gây bệnh xuất phát trừ một trong những loại virus HPV. Tuy nó không giúp chúng ta tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh 100% nhưng là cách phòng hiệu quả nhất hiện nay.

2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vùng kín chưa sạch, ẩm ướt là môi trường thuận lợi để virus lây lan nhanh. Do đó, chị em cần chăm sóc vùng kín hàng ngày đúng cách.
Điều đầu tiên cần quan tâm là dung dịch dùng để vệ sinh vùng kín, phải an toàn và phù hợp với môi trường pH âm đạo. Nhiều sản phẩm là con dao 2 lưỡi, làm mất cân bằng độ pH khiến vi khuẩn có hại lây lan nhiều hơn.
Chị em hãy trải nghiệm ngay Bọt vệ sinh Mây Hồng, một sản phẩm đến từ Cỏ Mềm – thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Với các công dụng như làm sạch cô bé nhẹ dịu, kháng khuẩn, diệt nấm và hoàn toàn an toàn với vùng da nhạy cảm.

Bọt vệ sinh Mây Hồng
Dung dịch vệ sinh dạng bọt tiện lợi và vô cùng dịu nhẹ

Công dụng của bọt vệ sinh Mây Hồng
Những điểm khác biệt của Mây Hồng giúp chị em phòng ngừa gai sinh dục nữ

3. Quan hệ tình dục an toàn

Bạn nên chủ động sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp tăng khả năng phòng ngừa bệnh gai sinh dục mà còn là biện pháp an toàn để bảo vệ bạn hoặc bạn tình khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Ngoài ra cả hai người cũng nên thực hiện tốt khâu vệ sinh vùng kín trong quan hệ tình dục để khả năng phòng bệnh được cao nhất.

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và những hoạt động sinh hoạt lành mạnh sẽ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng là cách hiệu quả phòng ngừa bệnh gai sinh dục và các bệnh truyền nhiễm khác.

5. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa 3 – 6 tháng/ lần cũng là cách phòng bệnh hiệu quả. Bạn sẽ nắm rõ được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình để có hướng chăm sóc hay điều trị tốt nhất. Ngoài ra cũng tránh được những biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may mắc phải các bệnh phụ khoa.

Lời kết

Vậy là gai sinh dục nữ là bệnh lành tính và ít nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến đời sống hàng ngày của chị em. Vậy nên tốt nhất là hãy giữ cho cơ thể khỏe mạnh để không bị mắc bệnh bạn nhé!

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...