Khám phụ khoa có đau không? Lưu ý khi đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa định kỳ là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cơ quan sinh dục ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em lại e ngại về các vấn đề liên quan đến vùng nhạy cảm cũng như lo sợ không biết khám phụ khoa có đau không.
Để giải đáp nỗi lo sợ của chị em cũng như giúp chị em có một tâm lý thoải mái nhất trước khi đi khám phụ khoa lần đầu thì bài viết này Mây Hồng sẽ trả lời tất cả nhé!

Khám phụ khoa có đau không
Khám phụ khoa là việc làm quan trọng và cần thiết ở chị em phụ nữ

Vì sao cần đi khám phụ khoa?

Khi đi khám phụ khoa bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra từ tổng quát đến chi tiết từng bộ phận ở cơ quan dinh dục nữ. Kèm theo đó là siêu âm để đánh giá tử cung và buồng trứng, từ đó có chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh.
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm. Như các bạn cũng đã biết, tình trạng bệnh phụ khoa xuất hiện ở phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, khám phụ khoa định kỳ hàng năm để có thể chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình.
Thông thường, các bệnh lý sẽ phát triển âm thầm; không triệu chứng rõ ràng, đến khi trở nên nặng hơn mới có dấu hiệu. Khám phụ khoa sẽ giúp chị em kiểm soát được các căn bệnh ở cơ quan sinh dục nữ cũng như phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời nếu mắc phải.

Khám phụ khoa có đau không?

Nhiều trường hợp e ngại khi phải kiểm tra vùng nhạy cảm nên đã không đi khám phụ khoa. Cùng với đó là sự băn khoăn về vấn đề không biết khám phụ khoa có đau hay không?
Theo các bác sĩ và chia sẻ của các chị em đã từng khám phụ khoa; thì không phức tạp và đau đớn như bản thân mình hay nghĩ. Cảm giác đau đớn sẽ tùy thuộc vào tâm lý của mỗi người. Nếu giữ cơ thể thả lỏng hoàn toàn thoải mái, các cơ vùng chậu mềm mại từ đó sẽ thuận tiện cho việc thăm khác của bác sĩ.
Khi khám, các bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thằng bằng cách trò chuyện, giải thích. Các thao tác khám tổng quả bên ngoài thì không hề mang lại bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu gì. Ngoài ra, dụng cụ cũng có nhiều loại và kích cỡ khác nhau phù hợp với mỗi người.
Tiến hành xét nghiệm huyết trắng, kiểm tra viêm nhiễm cũng không hề gây đau đớn. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm pap’smear và/hoặc HPV chỉ khiến bạn cảm thấy một chút khó chịu, hơi ê, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quy trình khám phụ khoa

Chắc hẳn đọc đến đây chị em cũng đã trả lời được câu hỏi khám phụ khoa có đau không. Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình trải qua những bước nào; và khám những gì để tránh bỡ ngỡ, đặc biệt là đối với những chị em lần đầu nha.
quy trình chi tiết khi khám phụ khoa

1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là thủ tục đầu tiên bạn sẽ thực hiện. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài âm hộ để có thể xác định được xem có bất thường nào xảy ra ở âm hộ, âm vật, tầng sinh môn hoặc có mắc bệnh truyền nhiễm hay không.
Bước này chưa cần dùng đến dụng cụ hay máy móc gì cả. Bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường và tay để kiểm tra; nên sẽ không gây ra đay đớn cũng như nguy cơ tôn thương nào.

2. Khám phụ khoa bằng dụng cụ chuyên dụng

Bước này bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng khi khám phụ khoa đó là phễu mỏ vịt. Đây là thiết bị được làm bằng kim loại hoặc nhựa đã được bôi trơn trước khi cho vào âm đạo.
Mỏ vịt sẽ giúp bác sĩ thấy rõ âm đạo, cổ tử cung. Tiếp theo đó sẽ là tiến hành lấy dịch nhầy để làm kiểm tra viêm nhiễm; lấy tế bào ở cổ tử cung để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm ở cổ tử cung. Bằng cách này sẽ giúp phát hiện được sớm các tế bào ưng thư cổ tử cung nếu có để từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.
Rất nhiều chị em khi đọc đến đây lại thắc mắc rằng khám phụ khoa có đau không. Khi khám ở bước này chị em sẽ có cảm giác hơi khó chịu nhưng không gây đau đớn. Nếu cảm thấy bất thường, chị em không được cố chịu đựng mà hãy nói ngay với bác sĩ; để điều chỉnh kịp thời vì có thể là do vị trí đặt của mỏ vịt sai chỗ.

3. Khám bằng tay

Khám phụ khoa bằng tay sẽ hạn chế tối đa việc gây ra những tổn thương cho âm đạo. Vì đây là bộ phận nhạy cảm, mềm mại dễ bị tổn thương.
Cụ thể ở bước này bác sĩ vào trong âm đạo, sau đó dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới để phát hiện vị trí, kích thước và hình dạng cổ tử cung. Từ đó sẽ phát hiện được các bất thường về phần phụ như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu ấn có cảm giác đau thì đó là biểu hiện của viêm nhiễm.
Ở bước này, bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn trong khi thăm khám nên chị em yên tâm là sẽ không gây ra đau đớn nào.

4. Khám trực tràng

Đây là bước thăm khám phụ khoa cuối cùng. Bước này sẽ giúp bác sĩ chắc chắn hơn về việc người đó có thực sự khỏe mạnh; hoặc mắc các khối u nào hình thành sau cổ tử cung không. Đồng thời ở bước này bệnh nhân có thể làm các xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc xét nghiệm dịch tiết âm đạo.

Những điều cần lưu ý trước khi đi khám phụ khoa

  • Tránh đi khám phụ khoa trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều phương pháp khám không thể thực hiện được. Ngoài ra, điều này sẽ cản trở quá trình khám phụ khoa của bác sĩ; vì vùng kín của bạn lúc này rất yếu và nhạy cảm
  • Luôn giữ vững được tâm lý thoải mái nên trút bỏ những lo lắng; áp lực đè nặng lên đầu để quá trình khám phụ khoa diễn ra suôn sẻ
  • Độ chính xác của buổi thăm khám sẽ không cao; nếu như bạn đi khám sau khi vừa mới quan hệ tình dục được một vài hôm. Tốt nhất thì bạn nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 hôm thì mới đi khám
  • Chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như câu hỏi khám phụ khoa có đau không. Những nơi uy tín thường có dụng cụ và thiết bị máy móc đầy đủ và tốt nhất.
  • Vệ sinh vùng kín để đảm bảo quá trình khám phụ khoa được chính xác nhất. Đồng thời, chị em không nên rửa sâu trong âm đạo

Chị em có thể vệ sinh vùng kín cùng với sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng trước khi đến khám phụ khoa hoặc sử dụng hàng ngày. Với các thành phần chính như trầu không, lô hội, nghệ; Mây Hồng sẽ đồng hành cùng chị em trong quá trình giữ vùng kín luôn sạch sẽ và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Bọt vệ sinh Mây Hồng có 2 dòng sản phẩm dành cho 2 nhu cầu riêng biệt giúp chị em có thêm lựa chọn:

  • Mây Hồng Trầu không: Chứa tinh dầu trầu không và curcumin từ củ nghệ vàng có tác dụng kháng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm mùi hôi, giúp da săn se và mau lành tổn thương.
  • Mây Hồng Lô Hội: Chứa tinh chất Lô hội giúp da mềm ẩm, tăng tái tạo và trẻ hoá vùng da thâm xì, tổn thương. Hương hoa Hồng Anh tinh tế, quyến rũ

Lời kết

Trên đây là những chi sẻ của Mây Hồng về vấn đề khám phụ khoa của các chị em. Sau khi đọc xong bài viết này chắc hẳn chị em cũng đã tự trả lời được cho mình câu hỏi khám phụ khoa có đau không cũng như có thêm kiến thức về quy trình và những lưu ý nhỏ để có một tâm thế tốt nhất trước khi đi khám phụ khoa.

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...