Mang thai vẫn có kinh nguyệt là sao không? Tư vấn từ chuyên gia

Hiện tượng mẹ bầu bị ra máu trong thai kỳ khiến nhiều người hoang mang. Liệu có phải mang thai vẫn có kinh nguyệt không? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Các mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia bên dưới để có câu trả lời nhé!
Mang thai vẫn có kinh nguyệt

Mang thai vẫn có kinh nguyệt là sao?

Theo y học, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt khi mang thai. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn có thể bị chảy máu vì một số nguyên nhân.

Phân biệt máu kinh và máu báo thai

Nhiều người vẫn nhầm máu kinh với máu báo thai khiến chúng ta hoang mang liệu rằng mình đã mang thai hay chưa hay xảy ra vấn đề gì trong giai đoạn thai kỳ không. Cùng phân biệt hai dạng này nhé.

  • Máu kinh: Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, ra nhiều, ra ồ ạt và có khả năng ra từ 3 đến 5 ngày. Sau đó, máu kinh ít dần và kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.
  • Máu báo thai: Thường là máu tươi, không kèm dịch nhầy, ra ít và nhỏ giọt từ 3 tới 5 ngày. Lượng máu và màu mỗi người sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ:

1. Ra máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Hiện tượng ra máu trong thời kỳ đầu của thai kỳ xảy ra khá phổ biến và cũng có nhiều nguyên nhân:

– Ra máu báo thai:

Hiện tượng mang thai vẫn có máu xuất hiện là do lúc phát hiện có thai thì thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt.
Lúc này, vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc nên sẽ chảy máu.
Trường hợp này cũng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, ở thời kỳ sớm nhất của thai kỳ, sẽ không xuất hiện kinh nguyệt khi túi ối đã phát triển.
Máu có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, lốm đốm xảy ra khi nhau thai bám thành công vào trong tử cung. Đó không phải kinh nguyệt mà là máu báo thai.

– Nguyên nhân khác:

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu trong giai đoạn đầu khi mang bầu:

  • Thai ngoài tử cung
  • Nhiễm trùng
  • Xuất huyết dưới màng đệm hoặc tụ máu dưới màng đệm
  • Nguy cơ sảy thai
  • Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén: Hiện tượng hiếm gặp khiến tử cung chứa mô thai bất thường.
  • Thai nhi phát triển kém làm cho kích thước túi thai nhỏ, làm ảnh hưởng tới kết quả siêu âm. Nếu không được xử lý sẽ gây thiếu máu, dính buồng tử cung, viêm nhiễm phần phụ…

2. Nguyên nhân ra máu âm đạo sau tuần thai 20

Trong giai đoạn đầu ra máu thì có thể là hiện tượng bình thường nhưng nếu mẹ bầu bị ra máu sau tuần 20 của thai kỳ thì có thể là do:

  • Khám cổ tử cung: Khám thai có thể khiến bà bầu bị chảy máu nhẹ khu vực vùng kín.
  • Bệnh nhau tiền đạo: Khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất của tử cung, bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ tử cung gây chảy máu khi mang thai.
  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây chảy máu âm đạo vì các mô âm đạo và tử cung nhạy cảm hơn.
  • Vỡ tử cung: Trong quá trình chuyển dạ nếu tử cung bị vỡ thì phải cấp cứu.
  • Bong nhau thai:Nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời, cũng cần phải cấp cứu.
  • Sinh non: Cổ tử cung sẽ mở rộng để đẩy thai nhi xuống khi chuyển dạ.

Khi nào cần đi khám nếu bị ra máu?

Khi bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ, bạn đừng nhầm lẫn với kinh nguyệt. Mẹ bầu nên quan sát xem thời điểm chảy máu là khi nào, kèm theo các triệu chứng khác.  Bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời nếu kèm theo một trong các trường hợp:

  • Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông
  • Dịch tiết âm đạo có màu đỏ tươi
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Đau dữ dội ở vùng bụng
  • Đau vùng xương chậu

Tốt nhất là khi thấy xuất huyết âm đạo trong giai đoạn thai kỳ thì mẹ bầu nên xin tư vấn của bác sĩ, nếu có hiện tượng lạ như trên thì đi khám để xác định nguyên nhân.

Chăm sóc mẹ bầu khi mang thai tránh ra máu bất thường

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý phòng ngừa hiện tượng ra máu bất thường:

1. Chăm sóc sức khỏe âm đạo

Sức khỏe âm đạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển tốt của thai nhi cũng như tránh khỏi hiện tượng ra máu bất thường.
Khu vực vùng kín nhạy cảm có tính axit tự nhiên cao và chứa cả những vi khuẩn hữu ích giúp duy trì mức độ pH ổn định nên tuyệt đối các mẹ không được tự ý thụt rửa quá sâu vào bên trọng.
Để cô bé luôn sạch sẽ mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và nước sạch để vệ sinh hàng ngày.
Các mẹ bầu nên lựa chọn loại dung dịch có độ pH từ 3,8 – 4,5 và có thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính. Nên sử dụng các dòng sản phẩm có đặc tính sạch khuẩn, và lành da, như từ nghệ và becberin.
bọt vệ sinh mây hồng
Bọt vệ sinh mây Hồng với các ưu điểm đáp ứng được mọi tiêu chí về một sản phẩm dung dịch vệ sinh an toàn, hiệu quả phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là mẹ bầu với hai dòng sản phẩm riêng biệt đó là:

  • Mây Hồng Trầu Không: Chứa tinh dầu trầu không và curcumin từ củ nghệ vàng có tác dụng kháng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm mùi hôi, giúp da săn se và mau lành tổn thương.
  • Mây Hồng Lô Hội: Chứa tinh chất Lô hội giúp da mềm ẩm, tăng tái tạo và trẻ hoá vùng da thâm xì, tổn thương. Hương hoa Hồng Anh tinh tế, quyến rũ.

2. Quan hệ tình dục nhẹ nhàng

Những lưu ý trong quan hệ khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và thai nhi:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ cả hai người trước và sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm và tạo cảm giác tự tin hơn;
  • Thực hiện những tư thế nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến em bé;
  • Nên dùng bao cao su để hạn chế việc tinh trùng xuất vào, ảnh hưởng đến bào thai;
  • Không được thổi vào âm đạo người mẹ vì có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào;
  • Không quan hệ vào lúc gần sinh;
  • Đặc biệt, nếu các nàng thấy dấu hiệu bất thường thì cần đi khám để kiểm tra ngay, tránh biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

3. Chế độ ăn uống khoa học

Mẹ không nên nạp vào cơ thể những thực phẩm có mùi như cà phê, bia… Hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và cân bằng là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi, dưỡng sức, vận động nhẹ nhàng và chia sẻ áp lực, căng thẳng với chồng để tinh thần luôn được thoải mái nhất nhé!

4. Khám thai định kỳ

Thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn biết được tình hình phát triển của thai nhi và phòng tránh các trường hợp nguy hiểm cho bé, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của hệ thống sinh sản để điều trị sớm.

Lời kết

Như vậy, mang thai vẫn có kinh nguyệt là điều không thể. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng không thể tự kết luận là hiện tượng bình thường hay bất thường. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề ra máu khi có thai. Mẹ bầu hãy chăm sóc bản thân mình và cố gắng giữ tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là em bé trong bụng.

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...