Mất kinh nguyệt đột ngột: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Mất kinh nguyệt đột ngột có thể là hiện tượng bình thường khi cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố và chỉ cần dùng các biện pháp cân bằng lại sẽ hồi phục. Nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân bệnh lý cần được phát hiện và điều trị tận gốc.
Cho dù là do đâu thì nàng cũng không được chủ quan vì nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản. Mời bạn tham khảo các thông tin về chứng mất kinh nguyệt để hiểu rõ hơn về cơ chế, vừa phòng chống vừa có cách chữa trị phù hợp cho bản thân nhé!
Hiện tượng mất kinh nguyệt
Mất kinh nguyệt còn gọi là vô kinh, là tình trạng không có kinh nguyệt ở nữ giới. Đây là hiện tượng mất 1 hoặc nhiều kỳ kinh.
Mất kinh nguyệt được chia thành 2 dạng:
– Mất kinh nguyệt nguyên phát: Là hiện tượng không có kinh dù đã có các dấu hiệu dậy thì khác.
– Mất kinh nguyệt thứ phát: Là hiện tượng người đã từng có kinh nhưng bị mất 3 kỳ liên tiếp. Đây là có thể trường hợp mất kinh nguyệt tạm thời hay kéo dài liên tục, có một số rất ít trường hợp bị vô kinh vĩnh viễn.
Các triệu chứng đi kèm mất kinh nguyệt
Những triệu chứng phổ biến đi kèm với hiện tượng mất kinh nguyệt là:
– Tóc rụng, xơ rối
– Có triệu chứng đau đầu
– Thị lực suy giảm
– Xuất hiện mụn trứng cá hoặc mọc nhiều hơn
– Lông mọc nhiều hơn
– Núm vú tiết dịch màu đục
– Đau nhức vùng xương chậu
Tại sao lại bị mất kinh nguyệt đột ngột?
Có khá nhiều nguyên nhân gây mất kinh nguyệt, hầu hết là các nhóm nguyên nhân về thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng của bệnh lý:
1. Căng thẳng
Vùng dưới đồi là khu vực đặc biệt của não, nơi có nhiều hormone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang bị căng thẳng kéo dài hoặc gặp một cú sốc nào đó trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng dưới đồi.
2. Các vấn đề về dinh dưỡng và cân nặng
Nếu các nàng gặp tình trạng chán ăn, ăn không điều độ, giảm cân quá nhiều và không đúng cách thì có thể gây chậm kinh. Tương tự, nếu bạn bị mất sức do làm việc nhiều hay tập luyện thể dục thể thao quá sức cũng làm mất kinh nguyệt đột ngột.
Cơ thể khi bị áp lực quá mức sẽ ngăn ngừa rụng trứng, khiến bạn suy giảm estrogen, không hình thành lớp màng nhầy tử cung lớn và không có kinh.
3. Các phương pháp tránh thai
Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai như uống các loại thuốc tránh thai liều thấp, đặt vòng tránh thai nội tiết, que cấy dưới da tránh thai hoặc tiêm là mất kinh. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về điều này vì kinh nguyệt có thể trở lại sau khi hết tác dụng phụ.
Thông thường kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tháng sau khi chị em ngưng dùng biện pháp tránh thai.
4. Mãn kinh sớm
Phụ nữ dưới 40 tuổi là giai đoạn tiền mãn kinh thường bị suy giảm nội tiết tố một cách đáng kể, họ có thể bị mãn kinh sớm (suy buồng trứng sớm).
Ngoài mất kinh thì còn có các triệu chứng đi kèm như khô âm đạo, những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm.
5. Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp giúp điều tiết chuyển hóa và tương tác với các cơ quan khác để giúp mọi thứ hoạt động trơn tru.
Những ai bị mất cân bằng tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt. Nếu chị em gặp các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp như cổ sưng, viêm cánh tay, đau cơ khớp, tóc và da suy yếu, huyết áp tăng, mệt mỏi, trầm cảm và lo âu thì cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.
6. Triệu chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là sự mất cân bằng hormone dẫn tới thiếu hụt rụng trứng, từ đó hàm lượng estrogen, progesteron và testosterone bị thay đổi ở các mức độ khác nhau.
Những biểu hiện đi kèm thường là mọc lông ở nhiều nơi như mặt, ngực, khó giảm cân, tiềm ẩn các nguy cơ về sinh sản. Buồng trứng đa nang khiến chị em mất kinh thường xuyên hoặc mất hoàn toàn.
7. Các bệnh mạn tính
Celiac là một trong những căn bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng không dung nạp gluten.
Bất kỳ một căn bệnh mạn tính nào không được điều trị sẽ là tác nhân gây căng thẳng lên cơ thể nữ giới và có thể gây mất kinh.
Điều trị mất kinh nguyệt như thế nào?
Cách chữa trị mất kinh nguyệt dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cần xác định được nguyên nhân nhờ chuyên môn của bác sĩ thì mới có phương pháp tối ưu nhất.
1. Cách chữa mất kinh nguyệt nguyên phát
Mất kinh nguyên phát phải được điều trị tại cơ sở y tế. Bạn sẽ được xét nghiệm chức năng buồng trứng để xác định nguyên nhân và chỉ định điều trị bằng các phương pháp chuyên môn như phẫu thuật để chữa trị dứt điểm.
2. Cách chữa mất kinh nguyệt thứ phát
Chị em có thể áp dụng những cách sau để làm cân bằng lại nội tiết tố khiến kinh nguyệt trở lại bình thường.
2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất làm cho nội tiết tố được cân bằng và chức năng buồng trứng được ổn định.
Những thực phẩm giàu Omega 3, vitamin, protein,… là một gợi ý tuyệt vời. Bạn nên hạn chế ăn đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Các chất kích thích như trà, cafe, rượu bia,… cũng nên được sử dụng mức độ vừa phải.
2.1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Tâm lý là một trong những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt hàng đầu ở nữ giới. Một tâm lý thoải mái, kiểm soát được sự căng thẳng luôn là cách chữa mất kinh nguyệt hiệu quả.
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp nàng chữa trị mất kinh nguyệt mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể rất nhiều đấy. Nàng có thể áp dụng những các sau:
– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cơ quan sinh dục
– Tránh làm việc quá sức, nên cân bằng giữa giải trí và làm việc
– Nên ngủ đủ giấc và không thức quá khuya
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
– Có thể massage hay bấm huyệt trước khi ngủ để cơ thể được thư giãn, ngủ sâu giấc hơn
– Tập Yoga hoặc ngồi thiền để điều hòa cảm xúc, hạn chế căng thẳng và khí huyết lưu thông
– Giao lưu, chia sẻ với bạn bè, người thân những niềm vui, khó khăn để giải tỏa áp lực
2.4. Bổ sung nội tiết tố nữ
Nồng độ hormone nội tiết ở mức cân bằng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em. Nàng có thể sử dụng estrogen thảo dược có nguồn gốc từ thực vật như: sắn dây, mầm đậu nành, vitamin E, chiết xuất thảo mộc,…
Estrogen thảo dược vừa an toàn với cơ thể so với Estrogen tổng hợp. Tuy nhiên bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để có sự chỉ định an toàn. Tuyệt đối không nên tự dùng thuốc, tránh các biến chứng có hại.
2.5. Dùng thuốc điều trị mất kinh
Thuốc chữa điều trị mất kinh nguyệt được chỉ được khuyên rằng nên áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ quan sinh sản sau này.
2.6. Khám sức khỏe định kỳ
Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể và đi khám toàn diện định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Vì mất kinh nguyệt nếu cứ kéo dài mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí vô sinh.
Bạn nên đến cơ sở khám phụ khoa uy tín để được tư vấn và có hướng điều trị an toàn, dứt điểm.
Lời kết
Mất kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mà còn gây các biến chứng về các bệnh đường sinh dục nếu không được điều trị sớm. Những biện pháp điều trị kể trên cũng là cách để các cô nàng phòng tránh chứng mất kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe phụ khoa. Đồng thời xây dựng thói quen, lối sống tốt cho sức khỏe tổng thể.
Mây Hồng chúc các nàng nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm