Màu sắc nước tiểu báo hiệu điều gì về sức khỏe của bạn?
Màu sắc của nước tiểu nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Quan sát sự thay đổi này có thể giúp bạn hiểu được tình trạng hiện tại của cơ thể. Nước tiểu được đào thải qua thận và ra khỏi cơ thể. Qua niệu đạo. Nước tiểu chứa các chất cặn bã không cần đào thải ra ngoài và các chất khác, vì vậy tình trạng của nước tiểu có thể là một biểu hiện của tình trạng sức khỏe. Cùng Mây Hồng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nước tiểu là gì?
Nước tiểu chính là một loại chất lỏng vô trùng do thận tiết ra và được thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Chính quá trình trao đổi chất của các tế bào đã tạo nên nhiều sản phẩm, một số thì giàu urê, axit uric hay creatinin cần phải loại bỏ khỏi máu và cuối cùng chúng bị tống ra khỏi cơ thể qua quá trình tiểu tiện. Thông qua phương pháp xét nghiệm, phân tích nước tiểu mà người ta có thể xác định được những chất hóa học có trong nước tiểu
Màu sắc của nước tiểu
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến vàng. Màu sắc này bắt nguồn từ sắc tố urochrome. Nước tiểu không màu là do bạn đã uống nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu. Nước tiểu có màu nâu hoặc mật ong rất đậm có thể là dấu hiệu của mất nước và các vấn đề về gan. Vì vậy bạn nên đi khám nếu tình trạng không thuyên giảm sau một ngày hoặc lâu hơn.
1. Nước tiểu trong suốt, không màu
Nước tiểu trong như nước lã cho thấy bạn đang uống nhiều hơn lượng khuyến nghị hàng ngày. Uống đủ nước là một điều tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể khiến cơ thể bạn bị đói chất điện giải. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nước tiểu trong không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, bạn chỉ cần giảm lượng nước uống.
2. Nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách
Đây là màu “đặc trưng” nhất của nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể bạn được cung cấp đủ nước và ở trạng thái bình thường. Lý do nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến hổ phách (vàng cam) là do sự hiện diện của một sắc tố gọi là “urochrome”, một sắc tố tự nhiên mà cơ thể tạo ra khi hemoglobin (protein vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu).
Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào độ loãng của sắc tố này. Khi bạn uống càng nhiều nước, sắc tố này sẽ trở nên loãng hơn và nước tiểu của bạn sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Ngược lại, nếu bạn uống ít nước hơn, nước tiểu của bạn sẽ trở nên cô đặc hơn. Nếu bạn bị mất nước nghiêm trọng, nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hổ phách.
3. Nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt
Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng cho thấy bạn đã ăn một số loại trái cây hoặc thực phẩm có sắc tố hồng đậm hoặc đỏ nhạt tự nhiên như củ cải đường, quả việt quất, v.v. Tuy nhiên, nếu những ngày sau nước vẫn giữ màu như vậy thì đó không còn là do thức ăn. Có thể đó là triệu chứng tiểu máu và có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, khối u trong bàng quang và thận. Trường hợp này hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và giải tỏa lo lắng.
4. Nước tiểu màu cam
Nước tiểu có màu cam chứng tỏ bạn đang uống quá ít nước. Ngoài ra, nước tiểu màu cam cũng phản ánh bạn có thể đang có vấn đề về ống mật hoặc gan. Bệnh vàng da khởi phát ở người lớn cũng có thể gây ra nước tiểu màu cam..
5. Nước tiểu màu xanh lam hoặc xanh lục
Nước tiểu màu xanh lam hoặc xanh lục rất hiếm gặp. Chủ yếu liên quan đến một loại thực phẩm nào đó trong chế độ ăn uống của bạn. Ví dụ: ăn quá nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu có màu xanh lục. Hoặc có thể là do thuốc nhuộm sử dụng trong các xét nghiệm thực hiện trên thận hoặc bàng quang.
Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu xanh bất thường mà bạn không hề ăn thực phẩm có màu nào trước đó. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời vì trong 1 số trường hợp, nước tiểu màu xanh lam/xanh lục cũng cảnh báo nhiễm khuẩn proteus – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận.
6. Nước tiểu màu nâu sẫm
Nước tiểu có màu nâu sẫm như màu nước trà chứng tỏ cơ thể bạn đang bị mất nước. Ngoài ra, nước tiểu màu nâu cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm metronidazole (Flagyl) và chloroquine (Aralen), hoặc do ăn một lượng lớn đậu đại hoàng, lô hội hoặc đậu fava.
Nếu sau khi bổ sung nước mà tình trạng vẫn không thuyên giảm. Bạn cần lưu tâm đến một tình trạng gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin. Tnh trạng này gây ra sự tích tụ các hóa chất tự nhiên trong máu làm nước tiểu có màu nâu hoặc gỉ. Nước tiểu màu nâu sẫm cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh gan gây ra bởi mật đi vào nước tiểu của bạn.
7. Nước tiểu màu trắng đục
Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc là triệu chứng của một số bệnh mạn tính và bệnh thận. Nước tiểu đục, có bọt hoặc bong bóng cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm bệnh Crohn hoặc viêm túi thừa. Một số trường hợp nước tiểu có bọt và bác sĩ không thể xác định nguyên nhân.
Một số dấu hiệu khác của nước tiểu
Khi bạn quan sát thấy những dấu hiệu khác thường sau thì bạn đang gặp rắc rối với sức khỏe rồi đấy!
1. Nước tiểu có mùi hôi
Nếu nước tiểu có mùi hôi (như cá thối), có thể là do bàng quang đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù mùi nước tiểu có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Nhưng trong hầu hết các trường hợp dù màu sắc nước tiểu có thay đổi thì vẫn không có mùi mạnh. Vì vậy, bạn hãy đi khám bệnh khi nước tiểu có mùi bất thường.
2. Nước tiểu có bọt
Có quá nhiều bọt trong nước tiểu cùng cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần chứng tỏ trong nước tiểu bạn tồn tại một lượng protein (đạm niệu). Protein trong nước tiểu chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh thận. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận kịp thời.
3. Tiểu ra máu
Ngoài nhìn thấy máu trong nước tiểu, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như cơn đau buốt hoặc không. Đây có thể là tình trạng báo động của các loại bệnh như ung thư; nhiễm trùng và sỏi trong đường tiểu. Thay vì có màu sắc nước tiểu chuyển vàng nhạt bình thường; nước tiểu có máu sẽ xuất hiện màu hồng, đỏ, nâu nhạt. Đây là lúc bạn cần phải khẩn cấp đến điều trị tại bệnh viện.
4. Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
Đôi khi bạn không để ý đến màu sắc nước tiểu nhưng chắc chắn sẽ khó bỏ qua cảm giác tiểu rát. Tình trạng này có thể là do nhiễm trùng đường tiểu (UTI) gây ra hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia, bệnh lậu. Tình trạng này thường là nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu gây ra.
5. Nước tiểu có mùi ngọt
Mùi ngọt trong nước tiểu thường là một đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Khi phát hiện ra hiện tượng này chứng tỏ mức đường trong máu đã vượt mức kiểm soát. Vì vậy, hãy kiểm tra ngay khi màu sắc nước tiểu không bất thường nhưng bạn ngửi được mùi lạ như mùi ngọt.
Nhìn bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để xác định chính xác vấn đề đang gặp phải, bạn cần làm xét nghiệm phân tích mẫu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ.
Nên đi tiểu bao nhiêu lần một ngày
Hầu hết mọi người đi tiểu tối đa 8 lần/ngày, thay đổi tùy thuộc vào mức độ ăn uống (như caffeine, rượu) và tác dụng phụ của thuốc. Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi thường đi tiểu nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý thận, tiểu đường; phì đại tuyến tiền liệt, viêm âm đạo ở phụ nữ hoặc viêm bàng quang kẽ.
Thường xuyên đi tiểu đột ngột và thỉnh thoảng không thể vào phòng vệ sinh kịp thời là dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt. Tình trạng phổ biến ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi. Nhưng không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa.
Cần làm gì khi nước tiểu có màu bất thường?
Nếu tình trạng nước tiểu có máu kéo dài trên 24h hoặc nước tiểu có màu bất thường mà không liên quan tới việc ăn uống hay sử dụng thuốc thì bạn nên tới gặp bác sỹ ngay lập tức.
Nếu tình trạng nước tiểu có màu khác lạ mà do thực phẩm, thuốc thì bạn cũng không cần can thiệp gì mà chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý. Tránh các loại thực phẩm sử dụng phẩm màu, màu hóa học.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ rằng để ngăn ngừa các bệnh gây ra hiện tượng thay đổi màu nước tiểu là rất khó. Vậy nên bạn cần xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh; xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời kết hợp uống đủ nước, tập luyện thể thao thường xuyên. Bạn cũng cần vệ sinh ngoài đường tiểu bằng dung dịch vệ sinh an toàn như Bọt vệ sinh Mây Hồng mỗi ngày, thói quen này sẽ giúp hạn chế nhiễm khuẩn chéo sang đường sinh dục.
Lời kết
Các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên đi khám khi thấy sự thay đổi trong nước tiểu nhưng không liên quan đến thuốc hoặc bữa ăn. Đặc biệt là kéo dài trên một ngày hoặc lâu hơn. Hoặc đi kèm với sốt hoặc đau một bên, nôn mửa, cảm thấy rất khát, hoặc tiết dịch. Chỉ định xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để kiểm tra tính chất nước tiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm