Nấm âm đạo là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, cách phòng ngừa

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh phụ khoa vô cùng phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh khiến chúng ta có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nhiều các triệu chứng đi kèm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nhiều chị em chủ quan mà để lâu dài. Vậy nhiễm ấm âm đạo có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị? Theo dõi bài viết cùa Mây Hồng ngay nhé!

Nấm âm đạo là gì?

Âm đạo người phụ nữ thường chứa một sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và nấm men. Hormone estrogen giúp vi khuẩn được gọi là lactobacilli phát triển. Những vi khuẩn này có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại và giữ âm đạo khỏe mạnh.
Nhưng khi sự cân bằng đó bị xáo trộn thì một loại nấm có tên là candida có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nhiễm trùng nấm men. Nhiễm nấm âm đạo (nấm candida âm đạo) là tình trạng phát triển quá mức nấm Candida albicans. Sự phát triển quá mức này gây ra kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát. Thực tế, có đến 75% phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời.
Nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Nhưng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo có thể bắt đầu từ hoạt động quan hệ tình dục. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiễm nấm có thể liên quan việc quan hệ tình dục bằng miệng.
Bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên cách điều trị nấm âm đạo nhanh hay chậm hoặc có tái phát hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị cũng như loại thuốc điều trị bạn sử dụng.

Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Ngứa và khó chịu là triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng sau đây:

  • Nóng, đỏ và sưng âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ)
  • Đau hoặc rát khi bạn đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo đặc, màu trắng, không mùi.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Các triệu chứng của nhiễm nấm men tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác, bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn âm đạo. Việc chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng để có thể điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo

Nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.
Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo, bao gồm:

  • Sự thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh (hoặc nếu bạn dùng thuốc tránh thai) có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy (lớp lót ẩm) của âm đạo có thể tạo ra một nơi cho nấm men phát triển.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo của bạn.
  • Thụt rửa và sử dụng thuốc xịt âm đạo: Việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển không kiểm soát.
  • Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay nếu:

  • Đây là lần đầu tiên bạn có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo.
  • Bạn không chắc mình có bị nhiễm nấm âm đạo hay không.
  • Các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc đặt thuốc chống nấm (thuốc không kê đơn).
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng khác.

Làm sao để điều trị nấm âm đạo?

Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh.
Đối với các triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa miconazole hoặc clotrimazole) là những cách phổ biến nhất để điều trị nhiễm trùng nấm men. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole (một loại thuốc chống nấm). Nếu bạn có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn là an toàn, nhưng tránh dùng fluconazole đường uống.
Nếu việc điều trị không đem lại kết quả tốt hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đi tái khám. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn hoặc bạn bị nhiễm nấm men thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Điều trị dài ngày: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
  • Thuốc uống đa liều: Bác sĩ của bạn có thể kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
  • Liệu pháp kháng Azole: Thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.

Cách phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo

Chăm sóc cơ thể từ bên trong lẫn bên ngoài là cách tốt nhất để phòng ngừa nấm âm đạo. Bạn hãy chú ý phòng ngừa bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

1. Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Âm đạo có cơ chế tự làm sạch nhờ dịch tiết âm đạo. Chị em hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ giúp cải thiện mùi khắm khó chịu ở vùng kín. Hơn nữa, dung dịch vệ sinh cần đảm bảo tiêu chí an toàn và dịu nhẹ, có độ pH không cao hơn độ pH vùng kín.
Trong quá trình vệ sinh, chị em không nên thụt rửa sâu, có thể dùng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ. Chú ý rửa vùng kín thường xuyên bằng nước ấm mỗi lần thay băng vệ sinh kết hợp dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ 2 lần/ ngày trong những ngày đèn đỏ nhé!
Bọt vệ sinh Mây Hồng là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nấm âm đạo hiệu quả.
Mây Hồng phòng ngừa viêm âm đạo

Những công dụng của Bọt vệ sinh Mây Hồng:

  • An toàn, lành tính giúp làn da vùng kín luôn mềm mại.
  • Các thành phần có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm, ngừa viêm,… đều được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như trầu không, lô hội, bồ hòn, dầu dừa, tinh chất nghệ,…
  • Mây Hồng không chứa xà phòng, không chất tẩy rửa mang lại tác dụng làm sạch dịu nhẹ, đặc biệt kết hợp các dưỡng chất tự nhiên giúp dưỡng ẩm và làm hồng vùng kín an toàn cho cả bà bầu và phụ nữ sau sinh.
  • Axit Lactic giúp cân bằng pH: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8 – 4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi.

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Để có sức khỏe phụ khoa tốt, các nàng hãy bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng, Từ đó, cơ chế tự bảo vệ vùng kín nâng cao và hạn chế mùi khắm khó chịu.
Ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe phụ khoa tốt. Bạn có thể bổ sung sữa, việt quất, bơ, các loại trái cây tươi… để giảm viêm nhiễm vùng kín.
Bên cạnh đó nàng hãy cân bằng giữa công việc và giải trí, có thời gian thư giãn chăm sóc cho bản thân để cân bằng nội tiết tố. Bạn có thể cân bằng cuộc sống bằng nhiều cách như trò chuyện, đi chơi với người thân, bạn bè; tập luyện thể dục thể thao; thiền, tập yoga;…

3. Lưu ý khi dùng một số sản phẩm

Vùng da cô bé vô cùng nhạy cảm nên vô cùng dễ gây kích ứng nên không chỉ dùng dung dịch vệ sinh phù hợp mà các sản phẩm tiếp xúc với vùng kín cũng cần được chú ý:

  • Dùng bột giặt, băng vệ sinh… phù hợp, không gây kích ứng da
  • Không dùng các sản phẩm không chuyên dụng như sữa tắm, xà bông,… vệ sinh vùng kín
  • Dùng quần chip thoáng mát, không quá chật chội
  • Dùng băng vệ sinh tối đa 4 giờ/ lần thay
  • Không nên lạm dụng kháng sinh, thuốc tránh thai…

4. Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp bạn phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục có thể làm vùng kín có mùi khắm. Các lưu ý khi quan hệ tình dục:

  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ cả 2 người
  • Sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su
  • Hạn chế quan hệ tình dục qua đường âm đạo ngay sau khi quan hệ qua đường hậu môn. Vì vi khuẩn sẽ dễ lây lan từ hậu môn sang âm đạo.

5. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Thăm khám định kỳ mỗi 3 – 6 tháng là cách phòng tránh nấm âm đạo hiệu quả. Bởi đi khám sẽ kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để điều trị sớm. Chị em có thể hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Nàng hãy tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay trị bệnh bằng các phương pháp dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đôi khi bệnh không khỏi mà còn nặng hơn đấy!

Lời kết

Nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Vì thế bạn nên cẩn thận với nấm âm đạo để có cách phòng ngừa tốt nhất.

Cập nhật lúc: 16/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay

Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị

Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm

Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên

Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn

“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm

Loading...