Ngứa vùng kín sau sinh: Nguyên nhân, cách chữa trị an toàn
Ngứa vùng kín sau sinh sẽ khiến chị em vô cùng khó chịu vì vừa phải chăm sóc em bé vừa chịu đựng ngứa ngáy ở nơi thầm kín. Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ cũng khá nhạy cảm. Đặc biệt khi vấn đề sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo; hợp lý thì sẽ dễ dàng mắc phải các vấn đề phụ khoa. Dù nhiều người đã vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ mà vẫn bị ngứa. Vậy nguyên nhân bị ngứa vùng kín sau sinh là do đâu? Hãy cùng tham bảo bài viết dưới đây của Mây Hồng để nắm được nguyên nhân và cách điều trị ngứa vùng kín sau sinh nhé!
Nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín sau sinh
Ngứa rát vùng kín sau sinh xuất hiện ở nhiều phụ nữ sau sinh cả sinh thường và sinh mổ. Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ cũng khá nhạy cảm. Đặc biệt khi vấn đề sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo, hợp lý thì sẽ dễ dàng mắc phải các vấn đề phụ khoa, trong đó có ngứa vùng kín. Tuy nhiên, nhiều người đã rửa bộ phận vùng kín rất sạch mà vẫn bị ngứa. Vậy nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín là do đâu?
1. Vệ sinh vùng kín sai cách
Sau khi sinh con, tử cung của người mẹ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra bên ngoài. Lúc này, vùng kín của chị em sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Do đó, nếu chị em vệ sinh vùng kín của mình không đúng cách sẽ làm chết vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở. Gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Vì vậy nếu không thường xuyên thay băng và vệ sinh, vùng kín sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
2. Rối loạn nồng độ hormone
Mang thai và sau khi sinh là thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể thường không ổn định. Nồng độ estrogen và progesterone vượt khỏi mức cân bằng. Là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các triệu chứng bao gồm ngứa vùng kín, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, da sạm, nhăn nheo,…
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa vùng kín sau sinh. Cụ thể là sự tụt giảm đột ngột của nồng độ hormone estrogen khiến âm đạo của chị em bị khô hạn. Gây ra cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục. Đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
3. Quan hệ tình dục “quá sớm”
Sau sinh, phụ nữ nên kiêng cữ chuyện “yêu” ít nhất trong tháng đầu. Bởi lẽ lúc này, sức khỏe của chị em vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, vùng âm đạo vẫn còn bị tổn thương. Hoạt động tình dục quá sớm có thể kích thích vết rạch ở tầng sinh môn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo, có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy.
4. Một số thói quen xấu
Bên cạnh đó, một số thói quen xấu hàng ngày như lười thay băng vệ sinh, mặc quần lót quá chật, lạm dụng sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa nhiều hóa chất, lười vận động sẽ khiến vùng kín bị bí bách và ra nhiều mồ hôi… Quan trọng nhất là những thói quen xấu này còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn; dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín sau sinh.
5. Nhiễm vi khuẩn
Nhiễm vi khuẩn âm đạo là lý do phổ biến nhất của các triệu chứng ngứa vùng kín sau sinh. Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cũng như cân bằng độ pH. Khi môi trường âm đạo mất đi cân bằng các vi khuẩn có lợi giảm, độ pH bị thay đổi thất thường, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh, gây viêm nhiễm, từ đó vùng kín sẽ ra nhiều khí hư gây cảm giác ngứa ngáy.
6. Chế độ ăn uống không khoa học
Một chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh có thể gây ngứa âm đạo. Những thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, cafe, rượu bia,… gây kích ứng vùng da mỏng khu âm đạo. Nếu bổ sung thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như sữa chua, tỏi, gừng,… sẽ giúp chị em loại bỏ bớt vi khuẩn có ở vùng kín.
Ngứa vùng kín sau sinh là biểu hiện của bệnh gì?
Ngứa vùng kín sau sinh là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe chị em phụ nữ.
1. Bệnh viêm tử cung
Viêm tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở các sản phụ. Biểu hiện của căn bệnh này là vùng kín ngứa ngáy, khí ra nhiều, có thể lẫn một chút máu, tử cung bị đau và sưng to,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể lây lan và gây viêm nhiễm cả buồng trứng lẫn ống dẫn trứng,…
2. Bệnh viêm âm đạo
Theo các chuyên gia y khoa, ngứa phụ khoa sau sinh là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do nấm. Triệu chứng thường gặp nhất của căn bệnh này là vùng kín ngứa rát, khô hạn đi kèm với khí hư có màu trắng đục, ra nhiều, có mùi hôi tanh, khó chịu.
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Ngứa phụ khoa sau khi sinh cũng là biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lúc này, chị em sẽ thấy vùng âm đạo ngứa rát, ra nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi. Về cơ bản, viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lành tính, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn.
4. Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục
Những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như herpes âm đạo, chlamydia, nhiễm trichomonas, mụn cóc âm, bệnh lậu, sùi mào gà đều có thể gây ra tình trạng ngứa vùng kín sau khi sinh.
5. Rận lông mu
Rận lông mu là loại ký sinh trùng sinh sống ở vùng kín của nam và nữ giới. Loài ký sinh trùng này tấn công mô da, hút máu và gây ra triệu chứng ngứa dữ dội.
Mẹ bầu nên học cách kiêng cữ có khoa học sau khi sinh
– Hạn chế vận động mạnh trong những ngày đầu sau khi sinh để không ảnh hưởng đến đường chỉ khâu vết rạch
– Vệ sinh vùng kín 2 -3 lần/ mỗi ngày; mặc trang phục chất liệu thoáng mát dễ thấm hút để tránh nguy cơ viêm nhiễm
– Kiêng quan hệ tình dục từ 2 -4 tháng tùy thuộc vào trường hợp đẻ mổ hay đẻ thường; vết thương lâu hay nhanh lành.
– Kiêng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn tanh, đồ nếp để tránh hình thành vết sẹo lồi
– Hạn chế cảm xúc bực bội, căng thẳng, không làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều
– Có thể tắm rửa ngay sau khi ra viện, lưu ý cần thấm khô vết khâu tầng sinh môn trước khi mặc quần áo
– Thay băng vệ sinh liên tục 3 -4 tiếng một lần
Cách chữa trị an toàn tình trạng ngứa vùng kín sau sinh
Có nhiều cách trị ngứa vùng kín sau sinh hiệu quả cho chị em, có thể sử dụng cách chữa đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc với các phương pháp khác như sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Tuy nhiên, dù sử dụng cách nào trước tiên chị em hãy đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị cho từng trường hợp.
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
– Không để vùng kín trong tình trạng ẩm ướt
– Sau khi vệ sinh hãy sử dụng khăn mềm, sạch, để lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo. Đặc biệt sau khi đi tiểu tiện; hãy sử dụng giấy mềm để lau bớt nước tiểu còn sót lại tại vùng kín.
– Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
– Thụt rửa âm đạo gây nhiễm trùng âm đạo và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương chậu.
– Không dùng vòi sen trực tiếp rửa vào bên trong vì vi khuẩn sẽ theo dòng nước đi ngược vào trong tử cung.
– Thường xuyên rửa ráy vùng “tam giác mật” một cách nhẹ nhàng. Lau khô bằng khăn mềm và nên lau từ trước ra sau. Để tránh vi khuẩn từ hậu môn đi vào âm đạo là những nguyên tắc mà chị em phải luôn nhớ.
– Không dùng những sữa tắm, xà phòng để vệ sinh vùng kín.
– Vứt bỏ những chiếc quần lót bị ố vàng, quá cũ kỹ hoặc quá chật
– Hãy sử dụng các loại quần lót tương đối rộng rãi và có chất liệu cotton để vùng kín của bạn luôn khô thoáng. Nên giặt và phơi khô quần lót dưới nắng trước khi mặc.
2. Hạn chế gãi vùng kín
Gãi vùng kín là thói quen xấu các bạn không nên làm khi “cô bé” bị ngứa ngáy. Bởi lẽ hành động này có thể khiến vùng kín của chị em bị tổn thương, trầy xước nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và nảy nở nhiều hơn.
3. Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp
Các sản phẩm vệ sinh vùng kín là cần thiết để chăm sóc vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Nếu chỉ rửa với nước thường thôi; các mẹ sẽ không thể loại bỏ được mùi hôi sản dịch mà vi khuẩn có lẽ vẫn còn sót lại ở đâu đó.
Nhưng chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với mình thì lại là vấn đề lan dải và băn khoăn của nhiều chị em. Một và lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ hay bọt vệ sinh chị em cần biết như sau:
- Độ pH cân bằng phù hợp: Vùng kín của phụ nữ có khả năng tự cân bằng về độ ẩm; tỉ lệ vi sinh vật có lợi và hại nhờ duy trì độ pH tự nhiên từ 3.8 đến 4.5
- Tránh xa chất tẩy rửa SLS: Chất tẩy rửa SLS trong sản phẩm làm sạch thông thường sẽ phá hoại cân bằng pH âm đạo, bào mòn vùng da nhạy cảm; làm vùng kín thâm sạm, khô rát
- Tạo bọt: Dung dịch, gel vệ sinh thường chứa lượng lớn chất làm sạch, dưỡng chất khác. Nếu bạn chà xát trực tiếp lên “cô bé” sẽ gây kích ứng, khô, ngứa cho vùng da nhạy cảm
Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng của nhà Cỏ Mềm Homelab là sản phẩm được chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên an toàn. Có tác dụng trong các trường hợp như ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, làm sạch sâu và đặc biệt là giảm ngứa vùng kín, giảm thâm sau sinh hiệu quả.
4. Vệ sinh vùng kín với lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Nên chị em có thể dùng bài thuốc xông hơi với lá trầu không giảm mùi hôi do dịch sản hậu tiết ra. Chống ngứa và ức chế viêm nhiễm âm đạo.
Cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước. Khi đổ ra chậu thì thêm 1 thìa muối; sau đó xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt thì lại dùng nước này vệ sinh vùng kín và hậu môn.
Nếu sau khi áp dụng các bài thuốc dân gian mà tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm thì chị em nên đi khám bác sĩ. Để tìm ra nguyên nhân gây ngứa và được điều trị kịp thời nếu có viêm nhiễm. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định đặt thuốc âm đạo hoặc thuốc uống. Tùy vào tình trạng bệnh và không lo ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Chị em cần thực hiện nghiêm túc đơn thuốc của bác sĩ để khỏi hẳn ngứa vùng kín. Tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
5. Đi khám bác sĩ phụ khoa để chấm dứt tình trạng ngứa phụ khoa sau sinh
Nếu tình trạng ngứa vùng kín sau khi sinh kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường. Như đau rát, khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, khó chịu,… thì chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, kịp thời phát hiện bệnh và điều trị dứt điểm.
Lời kết
Bị ngứa vùng kín sau khi sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hơn nữa, hoàn toàn có thể chữa trị. Chị em không nên vì ngại mà làm hại chính mình, để tình trạng ngứa ngáy kéo dài, vừa gây khó chịu, vừa khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó chữa hơn. Hãy lên tiếng và hành động trước khi quá muộn nhé. Chúc các mẹ luôn khỏe để chăm sóc tốt cho bé yêu!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm