Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Những thay đổi này có thể sẽ gây ra những điều tiêu cực ảnh hưởng đến mẹ bầu. Trong đó có hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là chị em rất dễ mắc phải. Vậy hiện tượng này là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Mây Hồng mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn từ da, âm đạo hay trực tràng xâm nhập vào đường tiết niệu. Chính sự xâm nhập này đã dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu. Ví dụ từ thận (nơi nước tiểu được tạo ra) cho đến các ống niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang; hay là ống niệu đạo (ống ngắn dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể).
Hiện nay, có 3 loại nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai phổ biến:
1. Nhiễm trùng bàng quang
Vi khuẩn thường cư trú và sinh sôi trong bàng quang. Vì thế mà gây viêm và gây ra những biểu hiện khó chịu của nhiễm trùng bàng quang. Đây là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi. Chính vì thế mà chị em mang bầu cũng rất dễ mắc phải nhiễm trùng bàng quang.
2. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận hay còn được gọi là viêm bể thận. Đây là biến chứng y khoa nghiêm trọng phổ biến nhất của thai kỳ. Bởi vi khuẩn có thể di chuyển từ bàng quang lên ống niệu quản và gây viêm nhiễm thận. Nhiễm trùng thận gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu mẹ bị nhiễm trùng thận, con sinh ra sẽ tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân; thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
3. Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng
Đây có lẽ là trường hợp gây khó khăn nhất bởi vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu nhưng không gây triệu chứng. Nó đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Vì thế, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bà bầu cần đi khám xét nghiệm nước tiểu thường xuyên khi mang thai.
Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai là do đâu?
Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli. Khi bị đào thải ra ngoài qua phân, chúng là tác nhân chính gây bệnh của các cơ quan gần hậu môn, như đường tiết niệu, âm đạo.
Khi mang thai, khối lượng cơ của tử cung tăng lên làm chèn ép vào đường tiết niệu. Việc càng gây chèn ép thì nước tiểu sẽ bị ứ đọng càng nhiều. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và càng gây bệnh. Bởi lẽ khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo chắc chắn sẽ gây viêm niệu đạo. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang. Từ đó sẽ gây viêm bàng quang và gây viêm thận bể thận.
Biểu hiện mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai?
Nếu mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó
- Nước tiểu có màu đục, có lẫn một chút máu
- Luôn mệt mỏi, bị sốt nhẹ
- Xét nghiệm nước tiểu có kết quả nhiễm khuẩn bạch cầu, nitrite, có thể thấy hồng cầu niệu
Nếu mẹ bầu mắc phải viêm thận, bể thận thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng:
- Sốt cao từ 39 – 40 độ C, mạch nhanh
- Nước tiểu cũng có màu đục, lẫn máu
- Đi tiểu khó, cảm giác buốt khi đi tiểu
- Đau vùng thắt lưng, khi thì đau âm ỉ khi thì đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài xuống hố chậu và bộ phận sinh dục
- Xét nghiệm nước tiểu có kết quả nhiễm khuẩn bạch cầu, nitrite, có thể thấy hồng cầu niệu
- Buồn nôn, chóng mặt, chán ăn,…
Các triệu chứng này đều gây mệt mỏi đối với mẹ bầu. Nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ gây sốc nhiễm khuẩn. Đồng thời làm suy hệ tuần hoàn, hô hấp, suy thận cấp,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai an toàn, hiệu quả?
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng khuẩn như cephalexin, nitrofurantoin; hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole
- Nuôi cấy dựa trên bằng chứng điều trị; hoặc trị liệu bằng thuốc ức chế
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là một quá trình cần rất nhiều sự kỹ lưỡng. Vì bác sĩ phải đảm bảo sao cho thuốc không gây hại cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là khi điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng, căn bệnh có thể dẫn đến viêm bể thận; thì bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
Các loại thuốc kháng khuẩn hiệu quả, an toàn hiện tại bao gồm:
- Nitrofurantoin
- Cephalexin
- Trimethoprim/sulfamethoxazole
1. Điều trị đối với trường bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang
Trường hợp bệnh này sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc được chọn là nhóm beta-lactam bởi nó không gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Đồng thời bạn cũng cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ, phù hợp. Ăn nhiều rau xanh, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để hiệu quả điều trị cao nhất.
2. Điều trị đối với trường hợp viêm thận bể thận cấp
Đây là trường hợp bệnh mang tính nguy hiểm cao nên phụ sản sẽ được điều trị tại bệnh viện. Bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, dựa trên kết quả kháng sinh đồ; hoặc dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ nếu chưa có kết quả. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ và huyết áp của bạn thường xuyên. Nếu người bệnh có dị dạng trong đường tiết niệu thì sản phụ sẽ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.
Sonde dạ dày hay còn được gọi là ống thông dạ dày. Đây là phương pháp dùng để hút dịch; chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân. Đặt ống thông dạ dày được thực hiện qua hai đường. Đường thứ nhất là đặt ống theo đường mũi vào dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất, ít gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp của bệnh nhân. Còn biện pháp đặt ống thứ hai đó là đi ống thông qua miệng đến dạ dày. Phương pháp này thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.
Phòng tránh bệnh phụ khoa khi mang thai như thế nào?
Để phòng tránh viêm âm đạo, chị em cần tuân thủ những điều lưu ý sau:
1. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp
Mẹ bầu cần chú ý dùng những sản phẩm xà phòng, dung dịch vệ sinh an toàn và không gây kích ứng. Ngoài ra, quần lót cũng nên chọn size phù hợp, không quá chật chội. Bởi lẽ vùng kín sẽ bị bó sát, nóng ẩm, là môi trường để vi khuẩn viêm nhiễm phát triển.
Sản phẩm dung dịch vệ sinh cần có độ pH phù hợp với độ pH âm đạo. Đồng thời nó còn có khả năng làm sạch nhẹ nnhàng; giúp chăm sóc “cô bé” trong suốt quá trình chị em mang thai. Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời của chị em.
1.1. Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không
Thông tin:
- Thể tích: 150 ml
- Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN
- An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa
- MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển
Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất.
Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối.
1.2. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội
Thông tin:
- Thể tích: 150ml
- Số CBMP: 10457/21/CBMP-HN
Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung.
Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn đối với bà bầu rất quan trọng vì lúc này, chị em còn cung cấp dưỡng chất cho em bé trong bụng. Ngoài ra cơ thể cũng cần có sức đề kháng tốt chống lại các bệnh viêm nhiễm
Ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe phụ khoa tốt. Bạn có thể bổ sung sữa, việt quất, bơ, các loại trái cây tươi… để giảm viêm nhiễm vùng kín.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: ớt chuông, chanh, cam, dâu, ổi…Bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu không thể sống trong môi trường giàu tính axit.
- Có thể uống thêm trà thảo dược giúp giải độc cho cơ thể: Trà gừng, trà bạc hà, trà atisô,…
- Bổ sung lượng rau xanh, hoa quả hằng ngày. Đây là những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn.
- Ăn sữa chua mỗi ngày. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, rất tốt trong việc cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Đồng thời, ăn sữa chua giúp ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh phụ khoa.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E như: dầu ô-liu, quả bơ, đậu phộng, vừng, dầu dừa,…Đây là những thực phẩm có tác dụng điều tiết chất nhờn ở âm đạo. Chúng giúp tránh nguy cơ âm đạo bị khô rát và tổn thương.
3. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày là điều rất quan trọng, đặc biệt không đựợc thụt rửa vùng kín quá sâu. Những ngày đèn đỏ, chị em cần chú ý thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh để rửa cho mỗi lần thay. Khi thay hãy chú ý không để máu kinh sót lại để tránh viêm nhiễm.
4. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Thăm khám định kỳ sẽ giúp phòng tránh các bệnh phụ khoa. Điều này giúp chị em có thể hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đời sống của mẹ bầu. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm