Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị triệt để
Nỗi khổ của chị em phụ nữ là mỗi tháng phải trải qua những ngày dâu rụng khiến các nàng cảm thấy bất tiện, tâm sinh lý những ngày này cũng không được ổn định. Đáng lo hơn nữa là khi bị rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Nhưng có những trường hợp là do bệnh lý khiến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chúng ta đảo lộn.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt?
Nếu bạn gặp các biểu hiện dưới đây, chứng tỏ bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.
1. Thống kinh
Thống kinh là hiện tượng khá phổ biến, chị em thường bị đau bụng khi hành kinh. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,…
2. Thiểu kinh
Lượng máu mà bị mất đi mỗi kỳ kinh là từ 50 đến 150ml. Nếu bị mất lượng máu ít hơn, nhỏ hơn khoảng 20ml, thường trong vòng 2 ngày thì bạn bị thiểu kinh.
Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
3. Cường kinh
Đây là hiện tượng ngược lại với thiểu kinh. Người bị cường kinh có lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
4. Rong kinh, rong huyết
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu quá lớn. Các bạn nữ mới dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh thường bị rong kinh.
Đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng,… Thậm chí là các bệnh nguy hiểm là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
5. Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở nữ giới. Có hai dạng vô kinh:
– Vô kinh nguyên phát: Phụ nữ quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do phận sinh dục bị dị dạng: không có tử cung, không có bộ phận sinh dục.
– Vô kinh thứ phát: Những người đã từng có kinh, sau một thời gian bị mất kinh khoảng 3 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là bị băng huyết nhiếu sau sinh hoặc do nạo phá thai nhiều lần.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?
Những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ:
1. Do nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Các giai đoạn thay đổi nội tiết tố bao gồm:
– Giai đoạn dậy thì: Lúc này estrogen và progesterone chưa cân bằng nên kinh nguyệt không đều là chuyện phổ biến.
– Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh nguyệt.
– Giai đoạn cho con bú: Phần lớn phụ nữ có kinh lại khoảng 5-6 tháng sau sinh. Vòng kinh của họ cũng chậm hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh.
– Giai đoạn tiền mãn kinh: Buồng trứng suy giảm chức năng ở thời kỳ này nên kinh nguyệt sẽ không ổn định. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt khi tới giai đoạn mãn kinh.
– Giai đoạn mãn kinh: Thời kỳ này tính từ 12 tháng kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Lúc này, chị em phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt.
2. Do các nguyên nhân thực thể
– Dấu hiệu thai nghén bất thường
– Do tiểu đường, u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp
– Một số bệnh như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
– Bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
3. Do thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Những thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng khiến nội tiết tố thay đổi. Từ đó dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn. Một số ví dụ:
– Thay đổi chế độ ăn uống để tăng cân, giảm cân,…
– Sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai
– Thay đổi môi trường sống, công việc
– Bị áp lực từ chuyện học hành, công việc, gia đình,… khiến các nàng chán nản, buồn rầu
– Do vận động quá mức
Rối loạn kinh nguyệt dẫn tới hậu quả gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt là nguy hiểm, trừ khi bị rối loạn do nhóm nguyên nhân đầu tiên, chúng ta đang trong các giai đoạn bình thường khiến thay đổi nội tiết tố như tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh,…
Các nguy cơ có thể xảy ra nếu bị rối loạn kinh nguyệt:
– Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kỳ kinh kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây viêm nhiễm vùng kín.
– Ảnh hưởng đến nhan sắc: Kinh nguyệt không ổn định làm rối loạn các hormone Estrogen và Progesteron, ảnh hưởng đến sự tươi trẻ của phái đẹp, da kém mịn màng, dễ cáu gắt, nóng tính,…
– Thiếu máu: Mất quá nhiều máu kinh khiến chúng ta bị chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…
– Bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt còn là biểu hiện những bệnh như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…
– Nguy cơ vô sinh: Rụng trứng không thường xuyên hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung có thể làm chị em khó có con
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt thì cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và chẩn đoán bệnh chính xác. Có thể bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị tại nhà, có thể điều trị bệnh lý tại bệnh viện.
Nếu nàng có kinh nguyệt không ổn định trong các giai đoạn nội tiết tố thay đổi như tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú,… thì không cần quá lo lắng. Vì đây là biểu hiện bình thường, kỳ kinh sẽ ổn định trở lại khi đi qua các thời kỳ này.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau từ Mây Hồng:
1. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Bạn hãy luyện tập các thói quen sinh hoạt này để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
– Chế độ ăn uống lành mạnh:
+ Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả
+ Tránh sử dụng chất béo béo bão hòa, thức ăn nhanh
+ Hạn chế ăn đồ mặn và đồ ngọt, giảm bớt lượng muối và đường trong thức ăn
+ Hạn chế uống cà phê, rượu bia
– Tập thể dục nhẹ nhàng
2. Giữ tâm lý thoải mái
Bạn hãy cố gắng làm việc và sinh sống trong môi trường trong lành, ít căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể tập Yoga, nghe nhạc, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn để thư giãn.
3. Những lưu ý trong ngày đèn đỏ
– Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng để làm giảm đau bụng kinh;
– Vệ sinh đúng cách: Trong kỳ kinh, bạn cần thay băng vệ sinh tối đa 4 giờ/lần. Hãy nhớ vệ sinh sạch máu kinh bằng nước ấm mỗi lần thay băng để tránh làm vi khuẩn xâm nhập
– Rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh 2 lần/ngày trong kỳ kinh
– Không thụt rửa quá sâu vì có thể vô tình làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại càng dễ phát triển.
4. Không lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai gây nhiều tác dụng phụ. Muốn sử dụng thuốc tránh thai cần có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Sử dụng các bài thuốc Đông y
Các thành phần thảo dược có trong thuốc Đông y sẽ giúp khí huyết lưu thông, máu kinh ra đều hơn. Các thảo dược Đông y bạn có thể sử dụng là gừng, ngải cứu, quế, ích mẫu, rau diếp cá, thì là, rau mùi tây,…
6. Điều trị bệnh lý khác nếu có
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do các bênh lý như bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên, tiểu đường,… thì điều trị dứt điểm. Khi đó, kỳ kinh nguyệt có thể trở lại ổn định.
Lời kết
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ. Cách chữa trị phải đi từ nguyên nhân, có khi đấy là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể gây nguy hiểm. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã cung cấp cho các nàng những kiến thức hữu ích. Hãy nhớ chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tinh thần lẫn thể chất thật tốt, khi đó sức khỏe phụ khoa của chúng ta cũng sẽ tốt lên đấy các nàng!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm