Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục
Sau khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều. Lúc này nội tiết tố của phụ nữ còn chưa ổn định, cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn. Do đó rối loạn kinh nguyệt xảy ra là vấn đề rất dễ gặp phải ở nhiều chị em phụ nữ.
Vậy còn nguyên nhân nào gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh nữa không? Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Phải làm thế nào khi gặp tình trạng này? Cùng trả lời các câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé!
Sau khi sinh con khi nào thì có kinh trở lại
Sau khi sinh em bé xong, thời gian kinh nguyệt trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormone, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau sinh. Trong đó, phụ nữ trong quá trình cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thời gian có lại của kinh nguyệt.
Chất prolactin – hormone sản xuất ra sửa mẹ chính là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu sau khi sinh bạn không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại từ khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian có kinh nguyệt kéo dài hơn khoảng sau 6 tháng hoặc có thể lâu hơn sau khi sinh. Có những trường hợp đặc biệt, kinh nguyệt có lại chỉ khi người mẹ ngừng cho con bú.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Giống như các biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt thông thường, mẹ sau sinh cũng có các biểu hiện như:
– Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 27 đến 32 ngày và mỗi đợt kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Trong thường hợp chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.
– Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
– Mất kinh quá lâu: Thời gian có kinh lại sau sinh như ở trên Mây Hồng đã đề cập. Nếu như bạn mất kinh quá lâu so với thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt.
– Đau bụng dữ dội: Bình thường, đến thời kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện những cơn đau tỏng ngày đấu tiên. Nhưng nếu mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
– Đau đầu vú: Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể thay đổi về số ngày hành kinh, lượng máu kinh hoặc khoảng cách giữa các chu kỳ so với trước khi sinh.
1. Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh không đều
Chu kỳ sinh nguyệt sau sinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với trước; lượng kinh nguyệt cũng có thể nhiều hoặc ít hơn; thậm chí chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, các mẹ còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh.
Nguyên nhân là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chứa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé (mặc dù nó có thể vẫn lớn hơn bình thường một chút). Khi đó, lớp lót nội mạc tử cung cần có thời gian hồi phục lại sau sự thay đổi. Bạn sẽ nhận thấy những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt sau mỗi lần sinh sẽ khác nhau, vì quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau.
Lúc này hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh cần phải có thời gian để trở lại bình thường. Đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một vài tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú.
2. Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh ra nhiều
Sau khi sinh con, chu kỳ kinh nguyệt có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thai của bạn. Kèm với đó là những cơn đau bụng kinh dữ dội hơn. Do lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Sau một thời gian ở những chu kỳ kinh tiếp theo lượng kinh nguyệt sẽ giảm dần:
Một số nguyện nhân khác khiến kinh nguyệt sau sinh ra nhiều:
- Polyp và u xơ dưới niêm mạc.
- Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau.
- Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone.
- Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém.
Trong trường hợp này, chị em cần phải thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi giờ một lần. Nếu lượng máu ra quá nhiều bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì có thể bạn đang bị băng huyết.
3. Một số nguyên nhân khác hay gặp
– Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần phải có 1 khoảng thời gian thì mới có thể bình phục lại. Khoảng thời gian này có thể có nhiều bất ổn, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cần bằng. Đây cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh.
– Tâm lý bất ổn sau sinh: Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì thời gian bị đảo lộn cũng như phải chăm con nhỏ, thức đêm,… Những trường hợp này sẽ rất dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
– Bệnh phụ khoa: Cơ thể sau sinh sẽ bị suy yếu, đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Bệnh phụ khoa là những yếu tố không thể thiếu dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt nữ giới sau sinh.
Nên làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe, phụ nữ sau khi sinh mổ và sinh thường có thể áp dụng một số biện pháp an toàn sau:
1. Có chế độ ăn uống khoa học
– Bổ sung vào cơ thể đậu nành và các sản phẩm từ loại đậu này vào chế độ dinh dưỡng. Isoflavone trong đậu nành được ví như “estrogen” tự nhiên có khả năng ổn định nội tiết tố, duy trì vóc dáng, làn da của phái nữ và hỗ trợ cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.
– Bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản,…
– Tập trung vào các chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
– Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, không ăn quá đói hoặc quá no. Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng.
– Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Hạn chế dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và các loại thức uống chứa cồn khác.
2. Thời gian sinh hoạt hợp lý
– Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược.
– Không được quá căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều. Hãy nghe nhạc, nghỉ ngơi, đọc sách, chăm sóc da chơi với thú cưng và trò chuyện với các thành viên trong gia đình nếu cảm thấy mệt mỏi, áp lực.
– Tập thể thao cường độ nhẹ như đi bộ hoặc yoga. Tập thể dục không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp; phục hồi thể trạng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh.
– Nếu có vấn đề lo lắng, nên chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Trong trường hợp xuất hiện những hành vi và suy nghĩ bất thường; cần tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất.
– Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời và người thân trong gia đình.
3. Các biểu hiện cần phải đến gặp bác sĩ
Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu báo các bệnh phụ khoa như nhiễm trùng, u xơ hoặc polyp. Chính vì vậy, bạn cần phải chú ý đến dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt; nếu bạn gặp những biểu hiện sau cần phải đến gặp bác sẽ để được tư vấn và điều trị.
– Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.
– Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.
– Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ
– Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.
4. Vệ sinh vùng kín hàng ngày với Bọt vệ sinh Mây Hồng
Trong trường họp lượng kinh ra nhiều nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Hơn nữa, sau khi sinh con vùng kín của phụ nữ sẽ có những thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thì vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập và gây bệnh.
Bọt vệ sinh Mây Hồng là một sản phẩm vệ sinh vùng kín hàng ngày an toàn và lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên đang được rất nhiều các chị em tin dùng. Với 2 dòng sản phẩm chính là Mây Hồng trầu không và Mây Hồng lô hội, sản phẩm có tác dụng làm sạch sâu, kháng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm mùi hôi, giúp da săn se và mau lành tổn thương.
Những ưu điểm nổi bật của Mây Hồng như:
– Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm.
– Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại.
– Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi.
– Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS.
Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bà mẹ sau sinh!
Lời kết
Trên đây là những thông tin mà Mây Hồng muốn gửi đến bạn đọc về vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Đây là hiện tượng phổ biến nhưng chị em cũng không nên chủ quan vì nó có thể sẽ là nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh phụ khoa. Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ có thêm những thông tin hữu ích.
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm