Tiêm ngừa vacxin HPV: Câu hỏi liên quan đến vacxin HPV
HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Cho nên việc tiêm ngừa vacxin HPV được xem là rất cần thiết, là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh tình dục nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
1. HPV là gì?
HPV (Human papilloma virus) là một loại virus gây u nhú ở người, gây bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV và khoảng 14 triệu người mới bị nhiễm mỗi năm.
Gần như tất cả những người đã từng quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.
Có nhiều loại HPV khác nhau. Chúng có thể gây mụn sinh dục, ngoài bệnh phổ biến là ung thư cổ tử cung, còn có các bệnh ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật; ung thư vùng đầu và cổ; ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi,…
2. Vacxin HPV là gì?
Vacxin HPV có khả năng phòng chống viêm nhiễm của virus papilloma ở người. Hiện nay, các vacxin có tác dụng chống lại 2, 4 hoặc 9 loại HPV. Loại vacxin nào cũng có tác dụng chống lại ít nhất là 2 loại HPV 16 và 18 gây ra ung thư cổ tử cung.
HPV có khả năng phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Tiêm vacxin HPV là biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất. Nó có khả năng phòng ngừa lên đến 90% ung thư cổ tử cung đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.
3. HPV có bị lây không?
HPV có thể lây lan qua người khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua các hình thức quan hệ tình dục, lây sang âm đạo, hậu môn quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn,… HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.
Theo thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua quan hệ tình dục là khoảng 40%. HPV cũng bị lây qua quan hệ tình dục đồng tính. Nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25% đối với nữ, trong suốt cuộc đời lên tới 80%.
4. Đối tượng nên và không nên tiêm vacxin HPV
Vacxin HPV hiện nay phổ biến hơn đối với nữ, nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm cả nam và nữ, kể cả người đồng tính và lưỡng tính.
Đối tượng tiêm vacxin HPV
Tại Việt Nam, vacxin HPV là một trong những loại vacxin thường xuyên và khan hiếm, được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, vẫn được khuyến khích tiêm ngừa khi đã quan hệ tình dục.
Đối tượng không nên tiêm vacxin HPV
– Nhạy cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin;
– Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng cấp độ vừa hoặc nặng, phải được điều trị dứt điểm mới được tiêm;
– Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu;
– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
5. Người trên 26 tuổi có được tiêm vacxin HPV không?
Vacxin HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm cho đến tuổi 45, nhưng không được khuyến nghị cho người từ 27 đến 45 tuổi.
Bác sĩ lâm sàn nên cân nhắc tư vấn cho người bệnh trong độ tuổi này xem có phù hợp không. Tiêm vacxin sau 26 tuổi tỷ lệ chống HPV thấp hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với virus papilloma.
6. Có những loại vắc xin phòng HPV nào?
Tại Việt Nam hiện đang lưu hành vacxin xuất xứ từ Mỹ phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm HPV.
Có 2 loại vacxin HPV được sử dụng rộng rãi là Cervarix và Gardasil.
Vacxin Cervarix
– Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
– Số chủng phòng ngừa: Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18)
– Đối tượng: Nữ giới từ 10 đến 25 tuổi
– Thời gian tiêm:
+ Mũi 1: tiêm mũi đầu tiên
+ Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên
+ Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên;
– Thời gian tác dụng: khoảng 30 năm;
– Xuất xứ: Bỉ
Vacxin Gardasil
– Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục.
– Số chủng phòng ngừa: Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)
– Đối tượng: Nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi
+ Mũi 1: tiêm mũi đầu tiên
+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên
+ Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên;
– Thời gian tác dụng: khoảng 30 năm
– Xuất xứ: Mỹ
7. Giá tiêm vacxin HPV là bao nhiêu?
Vacxin HPV nằm trong danh sách vacxin ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Vì thế thường khan hiếm và đôi khi loạn giá.
Hiện nay, vacxin HPV có giá từ 850.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho trọn gói 3 mũi. Giá dao động tùy vào loại vắc xin, các dịch vụ kèm theo hoặc cơ sở y tế.
Giá vacxin Gardasil cao hơn vacxin Cevarix vì có thể phòng chống nhiều loại bệnh hơn. Tuy nhiên, 2 loại này đều có thời gian tác dụng như nhau là khoảng 30 năm và lau hơn so với các loại vacxin khác.
Vacxin Gardasil được triển khai miễn phí bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia gồm tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6; tiêm chủng cho trẻ em gái 11 tuổi tại trạm y tế ở khu vực.
8. Có cần xét nghiệm trước khi tiêm ngừa HPV?
Nếu chưa quan hệ tình dục, chúng ta chỉ cần khám sàng lọc mà không cần xét nghiệm. Nếu đã quan hệ thì nên đi khám phụ khoa để làm xét nghiệm soát ung thư cổ tử cung.
Ở nước ta, nữ giới từ 9 – 26 tuổi, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính,… đều đủ điều kiện chích ngừa HPV.
9. Tác dụng phụ của vacxin phòng HPV
Thường thì tiêm vacxin HPV ít gây ra tác dụng phụ. Một số người có thể gặp các tác dụng nhụ như:
– Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng;
– Đau cơ;
– Sốt nhẹ;
– Nổi mề đay;
– Đau đầu;
– Mệt mỏi;
– Đau khớp;
– Buồn nôn và nôn;
– Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;
Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào thì hãy liên hệ ngay với bác sỹ tại nơi đã tiêm để được tư vấn.
10. Tiêm ngừa vacxin HPV an toàn không?
Các bạn đừng quá lo lắng vì tiêm ngừa vacxin HPV cũng như tiêm các loại vacxin khác. Khi tiêm sẽ không quá đau mà chỉ nhói một chút, sau vài giây cảm giác ấy sẽ mất đi.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì cả 2 loại vacxin HPV tại Việt Nam đã được kiểm chứng an toàn và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Cũng như các loại vacxin khác, vacxin HPV có thể sẽ xảy ra một vài tác dụng phụ nhưng không đáng kể.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, hàng triệu người được tiêm phòng không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào do vacxin gây ra. Các vấn đề phổ biến nhất là đau nhức trong thời gian ngắn và các triệu chứng tại vị trí tiêm.
11. Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm HPV vẫn có thể tiêm ngừa vacxin HPV.
HPV rất dễ tái nhiễm và sự miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để chống sự tái nhiễm này. Do vậy, tiêm vacxin HPV là rất cần thiết vì có thể chống tái nhiễm.
HPV có nhiều loại nên nếu trước đây bạn từng bị nhiễm loại nào rồi thì vẫn nên tiêm phòng để tránh tái nhiễm và phòng các loại HPV còn lại.
12. Nếu không tiêm phòng HPV, khả năng bị nhiễm có cao không?
HPV rất dễ lây lan. Theo một số thống kê, có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.
Virus papilloma ở người xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, làm biến đổi tế bào, kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ việc viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư cổ tử cung.
Việc phát hiện sớm bằng xét nghiệm tầm soát là cần thiết để được điều trị sớm tổn thương cổ tử cung. Việc tiêm vacxin để phòng ngừa thật sự rất cần thiết.
13. Những người nào có khả năng nhiễm HPV cao?
Những người dễ bị nhiễm HPV nếu chưa tiêm vacxin:
– Người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình;
– Người có quan hệ tình dục không an toàn;
– Người quan hệ tình dục đồng giới;
– Người tiếp xúc với mụn cóc;
– Người có hệ miễn dịch yếu;
– Người suy dinh dưỡng.
14. Tiêm vacxin HPV bao lâu thì được mang thai?
Phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng càng sớm càng tốt, nhất là khi có ý định lập gia đình. Nếu người có thai trong quá trình tiêm thì sẽ lại, sau khi sinh con mới tiếp tục hoàn tất lịch tiêm.
Trong quá trình tiêm, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu sức khỏe cho phép. Nếu muốn có em bé thì nên đợi sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm, tốt nhất là 3 tháng sau mũi cuối cùng.
15. Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?
Bệnh sùi mào gà, còn gọi là bệnh mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng là những nốt sùi nhỏ hoặc trông gống cây súp lơ. Đôi khi chúng rất nhỏ, khó nhìn thấy. Sùi mào gà là bệnh phổ biến lây qua đường tình dục do một loại HPV gây ra.
Khi bị sùi mào gà hoặc các bệnh do HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn,… tiêm vacxinHPV sẽ không có tác dụng như thuốc đặc trị.
Bệnh nhân được chẩn đoán là bị sùi mào gà và đang điều trị thì có thể tiêm vacxin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sỹ.
16. Lời kết
Tiêm vacxin ngừa HPV tuy có chi phí khá đắt so với các loại vacxin khác. Nhưng hiệu quả của nó thật sự cao và lâu dài. Vậy nên, chị em đến độ tuổi tiêm cần nhanh chóng đi tiêm vacxin HPV để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc sau này.
Hy vọng những chia sẻ của Mây Hồng đã giúp các bạn nâng cao kiến thức và chăm sóc bản thân tốt hơn để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Chúc quý bạn đọc nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm