Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, điều trị
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến và hầu như các chị em phụ nữ ai cũng đã từng nghe thấy và biết đến bệnh lý này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất cũng như nguyên nhân và triệu chứng của nó. Chính vì vậy, bài viết này Mây Hồng sẽ chia sẻ với bạn đọc tất cả những thông tin cần thiết xoay quanh viêm âm đạo.
Viêm âm đạo là bệnh gì?
Viêm âm đạo là một bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ có số người mắc rất phổ biến. Trong đời người phụ nữ ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần bị viêm âm đạo. Bệnh có thể sẽ để lại biến chứng sớm gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các biến chứng tiềm ẩn như vô sinh nếu bệnh tái diễn nhiều lần không được chẩn đoán điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có viêm âm hộ. Biểu hiện điển hình bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa, và ban đỏ.
Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo
Phụ thuộc vào nhóm bệnh nhân khác nhau sẽ có nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
1. Viêm âm đạo ở trẻ em
Ở trẻ em nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường liên quan đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Một yếu tố góp phần thường gặp ở các bé 2 đến 6 tuổi là vệ sinh vùng kín không đúng cách.
Hóa chất tạo bọt mà các mẹ sử dụng cho bé cũng có thể gây bệnh. Hoặc vật thể lạ như khăn giấy nếu như để lại trong âm đạo một thời gian sẽ gây ra viêm âm đạo không đặc hiệu với biểu hiện khí hư lẫn máu.
2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Trong gian đoạn này phụ nữ có thể mắc các loại viêm âm đạo như:
- Viêm do vi khuẩn.
- Viêm do nấm Candida.
- Viêm do trichomonal lây truyền qua đường tình dục.
Sự tồn tại quá mứa của vi khuẩn Lactobacillus ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ sẽ giúp duy trì nồng độ pH âm đạo trong phạm vi bình thường (3,8 đến 4,2) từ đó ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh. Cùng với nồng độ estrogen cao sẽ giúp duy trì độ dày âm đạo và giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển tại chỗ.
Tuy nhiên, một vào nguyên nhân dưới đây chị em thường mắc phải sẽ phá bỏ sự an toàn trên và gây ra viêm vùng kín như:
- pH âm đạo kiềm hoá do máu kinh nguyệt, tinh dịch, hoặc giảm lactobacilli.
- Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách.
- Có thói quen thụt rửa âm đạo
Những nguyên nhân trên sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vùng kín từ đó dễ dàng gây ra viêm nhiễm.
3. Phụ nữ sau mãn kinh
Ở độ tuổi này nồng độ estrogen sẽ giảm đáng kể khiến thành âm đạo mỏng đi, tăng khả năng bị nhiễm trùng và viêm. Vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ra viêm âm hộ kinh niên do nước tiểu và phân lâu ngày tồn đọng lại gây ra vi khuẩn.
Phụ nữ giai đoạn này sẽ ít có nguy cơ mắc nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do trichomonal hơn ở các lứa tuổi khác.
4. Một số nguyên nhân khác
Ở mọi độ tuổi viêm âm đạo hoặc âm hộ có thể xảy ra do nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Đường ruột và đường sinh dục thông nhau chính vì vậy hệ sinh vật đường ruột có thể gieo mần bệnh đến hệ sinh dục.
- Chiếu xạ vùng chậu hoặc các khối u để làm vỡ các mô sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế tự bảo vệ bình thường của người bệnh.
- Viêm âm hộ không nhiễm trùng chiếm tới 30% trường hợp viêm âm hộ âm đạo, nó có thể là hậu quả của các phản ứng quá mẫn hoặc kích ứng với các sản phẩm có chứa thành phần gây dị ứng cho vùng kín như thuốc rửa, băng vệ sinh, xà phòng…
Triệu chứng của viêm vùng kín
Các biểu hiện chủ yếu mà người bệnh thường gặp ở bệnh này đó là:
- Âm đạo thay đổi về màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra trong âm đạo.
- Ngứa rát âm đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu đau buốt.
- Chảy máu âm đạo.
Dựa vào biểu hiện của dịch tiết âm đạo có thể xác định được xem mình thuộc loại viêm âm đạo nào như:
- Viêm do vi khuẩn: chất dịch tiết ra màu trắng có mùi tanh được thể hiện rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục.
- Viêm do nấm men: triệu chứng là ngứa âm đạo, chất dịch có màu trắng, dày đặc giống phô mai hoặc khí hư có dạng lỏng như nước hoặc đặc như mủ màu trắng đục.
- Viêm do Trichomonas: dịch tiết màu vàng xanh, đôi khi có bọt khí hư loãng, có mùi hôi khó chịu, có các bọt khí nhỏ li ti.
Chẩn đoán viêm âm đạo
Để có thể chẩn đoán chính xác viêm vùng kín bác sĩ dựa vào các dấu hiệu như:
- Hỏi tiền sử các bệnh phụ khoa đặc biệt là các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục để có thể định hướng xem có phải là viêm nhiễm tái phát hay không.
- Khám phụ khoa: kiểm tra vùng chậu kết hợp với dụng cụ mỏ vịt để có thể nhìn vào bên trong âm đạo, từ đó sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: lấy mẫu dịch tiết ở cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm ra những vi khuẩn, nấm gây bệnh.
- Kiểm tra pH: sử dụng que thử hoặc giấy pH để kiểm tra. Độ tăng của pH có thể chẩn đoán vi huẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas.
Biện pháp điều trị viêm nhiễm vùng kín
Phụ thuộc vào từng loại viêm âm đạo sẽ có pháp đồ điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị phổ biến đó là sử dụng thuốc, cụ thể như:
- Viêm vùng kín do vi khuẩn: đối với loại vi khuẩn này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc uống metronidazole (Flagyl) hoặc bôi kem metronidazole (MetroGel) hoặc bôi kem clindamycin (Cleocin).
- Nhiễm trùng nấm men được điều trị bằng kem chống nấm như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole… hoặc thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan).
- Viêm âm đạo do Trichomonas: sử dụng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
- Viêm vùng kín do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo) điều trị bằng Estrogen (dạng kem).
- Viêm âm đạo không nhiễm trùng cần phải xác định rõ nguồn gốc gây bệnh có thể do các chất có trong sản phẩm vệ sinh vùng kín, băng vệ sinh, tampon… Phương pháp điều trị đơn giản dựa trên nguyên nhây gây ra bằng cách hạn chế hoặc dừng sử dụng các sản phẩm không phù hợp.
Phòng ngừa viêm âm đạo ở phụ nữ
Điều quan trọng nhất giúp ngăn ngừa viêm âm đạo xuất hiện ở phụ nữ đó là chị em phải biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nhiều chị em cho rằng chỉ rửa vùng kín bằng nước không là có thể đảm bảo được độ sạch. Tuy nhiên, điều đấy là không hoàn toàn chính xác.
Chính vì vậy, chị em cần phải kết hợp sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có thành phần thiên nhiên an toàn, tránh gây kích ứng để hỗ trợ trong công tác làm sạch và ngăn ngừa, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh có trong âm đạo.
Bọt vệ sinh Mây Hồng là một sản phẩm làm sạch vùng kín được nhiều các chuyên gia phụ khoa khuyên dùng với những ưu điểm:
- Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm.
- Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại.
- Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi
- Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS.
Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng chị em giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Mây Hồng về bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ. Đây là một căn bệnh phổ biến và hầu hết gặp phải ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không nên vì thế mà xem thường, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì hãy đến khám bác sĩ luôn nhé!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm