Viêm âm đạo khi mang thai có sao không? Cách điều trị hiệu quả
Trong thời gian mang thai, những bệnh về phụ khoa chị em thường mắc phải như viêm âm đạo thường khiến chúng ta lo lắng. Vậy bệnh có gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chị em, đặc biệt là thai nhi hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng viêm âm đạo khi mang thai để có câu trả lời chính xác nhé!
Viêm âm đạo khi mang thai có sao không?
Nấm gây ra viêm âm đạo hầu hết sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Nhưng không có nghĩa là bệnh này vô hại. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày thì viêm âm đạo còn có thể gây ra các biến chứng khác.
Nếu người mẹ bị viêm âm đạo nặng mà sinh thường, thai nhi đi qua âm đạo cũng có thể dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da do nấm. Bé cũng có thể bị bệnh tưa miệng, không quá nghiêm trọng và dễ điều trị nhưng cũng có trường hợp bé bị tưa miệng ngay cả khi mẹ bị viêm âm đạo.
Một số ít trường hợp bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, có thể gây viêm phổi do nấm. Nếu bệnh nặng hơn nữa có thể làm thai nhi tử vong từ trong tử cung.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây viêm âm đạo ở mẹ bầu:
1. Viêm âm đạo không do nhiễm trùng
Các loại thuốc rửa, thụt vùng âm đạo hay xà phòng, chất tẩy rửa cũng có thể gây dị ứng hoặc kích thích mô vùng âm hộ, âm đạo. Việc sử dụng quần áo hoặc các vật dụng như băng vệ sinh cũng có khả năng gây viêm âm đạo do kích ứng.
2. Do nấm Candida
Nấm Candia là vô hại nếu âm đạo có môi trường pH ổn định để cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn. Nhưng khi mang thai chị em thường thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến độ pH âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do nấm Candida thường gây ngứa, đau, nóng rát, kích ứng âm hộ và thỉnh thoảng bị khó tiểu.
3. Do vi khuẩn
Có 2 loại khuẩn thường gây viêm âm đạo là Bacterial Vaginosis và lậu cầu khuẩn.
Bacterial Vaginosis:
Cũng giống như nấm Candida, vi khuẩn Bacterial Vaginosis sống tự nhiên trong âm đạo nhưng trong thai kỳ, chúng phát triển quá mức do sự thay đổi của hormone.
Khi đó, mẹ bầu sẽ bị nhiễm bệnh và gặp các triệu chứng như: tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh.
Lậu cầu khuẩn
Lậu cầu khuẩn gây viêm âm đạo khi mang thai ở mức độ nguy hiểm khá cao. Các triệu chứng khi ủ bệnh lâu thường là ra nhiều huyết trắng nặng mùi, tiểu gắt, nước tiểu đục, kèm theo mủ và bị đau vùng bụng dưới.
4. Do Trichomonas lây qua đường tình dục
Trichomonas là bệnh nhiễm trùng âm đạo hoặc đường sinh dục nam Trichomonas Vaginalis. Bệnh này thường gây ra viêm niệu đạo và viêm âm đạo ở nữ.
Các triệu chứng thường là khí hư có màu vàng xanh, đau nhức vùng âm hộ và đáy chậu, rối loạn tiểu tiện. Các thành âm đạo và bề mặt của cổ tử cung có thể có điểm chấm “đỏ” dâu đỏ.
Cách điều trị bệnh viêm âm đạo khi mang thai
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe thai nhi và người mẹ. Để điều trị hiệu quả thì cần biết nguyên nhân chính xác gây viêm âm đạo khi mang thai là gì.
Nhưng để chẩn đoán bệnh đúng không thể dựa vào các triệu chứng, vì chúng thường giống nhau. Do đó, việc đi khám để tìm ra nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những cách chữa bệnh viêm âm đạo bạn có thể tham khảo:
1. Điều trị viêm âm đạo không lây nhiễm
Viêm âm đạo do bị kích ứng thì tốt nhất là nên thay đổi các vật dụng tiếp xúc với vùng kín. Nhất là đối với dung dịch vệ sinh, bạn cần dùng các loại mang tính dịu nhẹ để không làm thay đổi độ pH âm đạo.
Nàng hãy tham khảo Bọt vệ sinh Mây Hồng – sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như trầu không, lô hội, bồ hòn, nghệ, dầu dừa,.. tuyệt đối an toàn với vùng kín. Đặc biệt hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, giảm ngứa và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Ngoài ra, bạn thử thay đổi các loại xà phòng, sữa tắm… phù hợp để tránh kích ứng da, nhất là đối với giai đoạn thai kỳ da thường nhạy cảm hơn.
2. Điều trị viêm âm đạo do nấm
Bác sĩ có thể chỉ định cho chị em một số loại thuốc như thuốc bôi (Azole bôi tại chỗ); thuốc dạng kén hoặc thuốc uống chống nấm như Diflucan.
Liệu pháp Azole tại chỗ được chỉ định điều trị trong bảy ngày do nhiễm nấm Candida âm đạo. Phụ nữ mang thai khác sử dụng thuốc uống để điều trị có thể tăng nguy cơ sẩy thai hoặc dị tật thai nhi nên bạn cần hết sức thận trọng.
3. Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Chị em có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh bôi tại chỗ để điều trị viêm âm đạo khi mang thai để ngăn tác dụng bất lợi của thuốc. Thuốc bôi thường là Metronidazole hoặc Clindamycin. Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ thì nên dùng gel Metronidazole để bôi.
4. Điều trị viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas
Nhiễm Trichomonas thường được kê toa sử dụng một số thuốc kháng sinh uống như: Metronidazole hoặc Tinidazole.
Chế độ khuyến nghị cho các loại thuốc này là: Metronidazole 2 g uống trong một liều duy nhất hoặc Tinidazole 2 g uống trong một liều duy nhất.
Cách phòng tránh viêm âm đạo khi mang thai
Để phòng tránh viêm âm đạo, chị em cần tuân thủ những điều lưu ý sau:
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày là điều rất quan trọng, đặc biệt không đựợc thụt rửa vùng kín quá sâu. Những đèn đỏ, chị em cần chú ý thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh để rửa cho mỗi lần thay. Khi thay hãy chú ý không để máu kinh sót lại để tránh viêm nhiễm.
2. Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục khi mang thai cần hết sức cẩn thận, cần tuân thủ những điều cấm kỵ tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Các phương pháp quan hệ tình dục lành mạnh bạn nên ghi nhớ:
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ ở cả nam và nữ.
- Sử dụng chất bôi trơn hoặc bao cao su khi quan hệ sẽ hạn chế ma sát, tránh gây tổn thương cho “cô bé”. Hơn nữa, các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục cũng được hạn chế tối đa.
- Hạn chế quan hệ tình dục qua đường âm đạo ngay sau khi quan hệ qua đường hậu môn. Vì vi khuẩn sẽ dễ lây lan từ hậu môn sang âm đạo.
3. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn đối với bà bầu rất quan trọng vì lúc này, chị em còn cung cấp dưỡng chất cho em bé trong bụng. Ngoài ra cơ thể cũng cần có sức đề kháng tốt chống lại các bệnh viêm nhiễm.
Ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe phụ khoa tốt. Bạn có thể bổ sung sữa, việt quất, bơ, các loại trái cây tươi… để giảm viêm nhiễm vùng kín.
4. Dùng các sản phẩm phù hợp
Mẹ bầu cần chú ý dùng những sản phẩm xà phòng, dung dịch vệ sinh an toàn và không gây kích ứng. Ngoài ra, quần lót cũng nên chọn size phù hợp, không quá chật chội vì vùng kín sẽ bị bó sát, nóng ẩm, là môi trường để vi khuẩn viêm nhiễm phát triển.
5. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Thăm khám định kỳ sẽ giúp phòng tránh các bệnh phụ khoa. Chị em có thể hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Lời kết
Viêm âm đạo khi mang thai là bệnh thường gặp và ít gây nguy hiểm. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, viêm âm đạo cần được điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có. Những thông tin Mây Hồng chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp ích cho chị em có cái nhìn đúng đắn về viêm âm đạo và biết cách khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm