Vùng kín có mùi hôi sau sinh: Nguyên nhân và cách giảm hôi vùng kín
Trong quá trình mang thai và sinh em bé, mẹ bầu chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi cơ thể nhất định sau khi sinh em bé, dù ít hay nhiều. Trong đó, tình trạng hay gặp nhất đó là vùng kín có mùi hôi sau sinh.
Nhiều người băn khoăn rằng vùng kín sau sinh có mùi hôi có nghiêm trọng hay không và xử lý thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cần thiết để có thể trả lời được những băn khoăn của các mẹ bầu sau sinh nhé!
Vì sao sau khi sinh vùng kín thường có mùi hôi khó chịu?
Trong thời gian mang thai và sau sinh cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Sau khi sinh, cổ tử cung của họ thường bị giãn rộng làm cho cơ và mô vùng âm đạo bị giãn nở theo. Kèm theo đó là dịch nhờn tiết ra nhiều một cách không thể kiểm soát; sản dịch hay các cặn bã còn lại trong tử cung khiến vùng kín luôn ẩm ướt làm cho vùng kín có mùi sau sinh.
Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vùng kín. Một số chị em sau khi sinh không thể đi lại nhiều, khiến bài tiết bị tắc nghẽn làm cho việc vệ sinh vùng kín trở nên khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra vùng kín có mùi hôi sau sinh, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác hay gặp sau đây:
1. Nước tiểu khiến vùng kín có mùi
Thói quen lười vệ sinh vùng kín là thói quen xấu không ít ở nhiều chị em. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến vùng kín có mùi hôi sau sinh. Mùi hôi này có thể là sự kết hợp của phần nước tiểu dư thừa và dịch nhầy âm đạo. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân không sử dụng giấy thấm để lau khô vùng kín mà chỉ sử dụng vòi xịt. Từ đó tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có hại xâm nhập phát triển và gây mùi khó chịu.
Bạn nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu. Ngoài ra bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm các chất dịch và nước tiểu rỉ sau khi đi vệ sinh. Không chỉ gây mùi khó chịu mà dịch âm đạo cùng nước tiểu bám trên quần lót cũng gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
2. Sử dụng quần lót quá chật
Thói quen mặc quần lót chật ít nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vùng kín của bạn. Đặc biệt, khi sử dụng quần quá chật, đổ mồ hôi nhiều kết hợp với dịch tiểu âm đạo và nước tiểu khiến cho mùi hôi càng trở nên khó chịu hơn. Nếu việc này xảy ra thường xuyên thì có thể gây đến những bệnh lý nguy hiểm về âm đạo.
3. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở nhiều các chị em phụ nữ. Viêm âm đạo xảy ra khi nấm, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo qua đường quan hệ tình dục hoặc do vấn đề vệ sinh kém. Trong đó biểu hiện vùng kín có mùi sau sinh được xem là triệu chứng của giai đoạn mới bắt đầu viêm. Kèm theo đó người bệnh sẽ nhận thấy những cơn ngứa ngáy âm ỉ rất khó chịu.
Khi bệnh viêm âm đạo tiến triển nặng hơn, vùng kín có thể xuất hiện khí hư màu trắng đục; vón cục hoặc màu vàng nhạt, hôi tanh…. Tình trạng viêm âm đạo có thể lây nhiễm sâu vào bên trong. Âm đạo bị viêm nhiễm có khả năng biến chứng thành viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu,… Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản sau này.
Cách trị mùi hôi ở vùng kín sau sinh
Sau khi sinh, vùng kín có mùi hôi khiến chị em mất tự tin và tìm giải pháp khử mùi nhanh. Nhiều chị em hay lựa chọn những loại băng vệ sinh có mùi hương hoặc xịt nước hoa vùng kín nhưng điều đó không giảm thiểu được mùi hôi lâu dài thậm trí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm bớt mùi hôi, các mẹ nên rửa vùng kín hằng ngày sạch sẽ và khô thoáng để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi và phát triển.
1. Rửa âm đạo với nước lá hoặc xông hơi
Theo kinh nghiệm lưu truyền dân gian, nhiều mẹ thường rửa hoặc xông hơi vùng kín với thảo dược để giúp lưu thông khí huyết và loại bỏ mùi hôi. Đây là biện pháp hiệu quả đã có rất nhiều người thực hiện.
Các loại lá thường được sử dụng để xông hơi như: chanh, sả, bưởi, tía tô, ngải cứu, húng quế, kinh giới… đặc biệt là trầu không. Trầu không được coi là một loại thảo dược cực tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa. Tuy rất dễ mua nhưng các bước khi sơ chế, làm sạch lại cực kỳ chú trọng để tránh cho tạp chất bám trong lá có thể gây ra các bênh viêm phụ khoa sau sinh.
Tùy vào sức khỏe và độ phù hợp của bản thân để chọn những loại lá phù hợp. Các bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Không nên rửa hoặc xông hơi vùng kín liên tục hằng ngày. Mỗi tuần chỉ nên làm 2 lần. Nếu người mẹ sinh thường thì có thể xông hơi sau khoảng 4 ngày, còn với trường hợp sinh mổ thì cần ít nhất 1 tuần. Vì xông liên tục dễ làm cho vùng kín bị khô dẫn đến thay đổi pH âm đạo.
- Cân bằng nhiệt độ nước phù hợp để tránh bị bỏng rát, gây tổn thương trong thời gian xông.
- Mỗi lần chỉ nên làm khoảng 20 phút.
- Tránh gió lùa khi đang xông hơi; sau khi thực hiện xong cũng không nên nằm quạt mạnh.
2. Xông hơi bằng nước muối
Muối được biết là sản phẩm nhiều công dụng, phổ biến nhất chính là tác dụng sát trùng có thể áp dụng điều trị nhiều vấn đề viêm nhiễm. Phương pháp xông hơi vùng kín kết hợp với một ít muối là cách trị mùi hôi ở vùng kín sau sinh hiệu quả. Vừa giúp giữ vệ sinh vùng kín và vừa giúp loại bỏ các mùi hôi khó chịu ở cô bé. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại muối nào nhưng sẽ an toàn hơn nếu bạn sử dụng muối tự nhiên được mua tại nơi uy tín.
Cách bước thực hiện bạn có thể tham khảo như sau:
- Chuẩn bị hỗn hợp nước muối theo tỉ lệ 1 phần muối và 10 phần nước. Sau đó bắc hỗn hợp nước muối lên bếp và đun nước đến khi sôi.
- Đợi đến khi hỗn hợp bớt nóng rồi tiến hành xông vùng kín trong khoảng 15 phút.
- Tính sát khuẩn của muối rất cao, xông hơi là cách gián tiếp giúp tiêu diệt những tác nhân gây hại ở vùng kín, đồng thời giảm ngứa, xóa bỏ mùi hôi do viêm nhiễm.
- Bạn cũng có thể thực hiện xông hơi bằng nước muối 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Sử dụng quần lót thoải mái
Để vùng kín luôn khô thoáng, các mẹ bỉm sữa nên chọn loại đồ lót có chất liệu 100% cotton để đảm bảo thấm hút tốt, tránh chọn những loại có chất liệu quá dày hay kích cỡ nhỏ. Khi giặt đồ lót, bạn phải giặt riêng, không phơi trong bóng râm, phơi ngoài nắng.
4. Dùng băng vệ sinh đúng cách
Để giảm bớt khó chịu do sản dịch tiết ra, các mẹ có thể thường xuyên sử dụng những loại băng vệ sinh khổ lớn hoặc loại dùng ban đêm. Khoảng 3 – 4h đồng hồ chúng ta lại thay băng vệ sinh một lần. Nhiều trường hợp lười thay hoặc quên thay băng vệ sinh mới trong thời gian dài gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và vùng kín có mùi hôi sau sinh.
Các chị em không nên dùng loại cốc nguyệt san hay tampon thấm hút; vì lúc này âm đạo còn đang sưng đau, nhất là vết rạch tầng sinh môn. Sử dụng tampon có thể gây nhiễm trùng và làm vết thương ngiêm trọng, lâu lành hơn.
5. Có chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế ăn các thực phẩm chứ nhiều đường vì chúng có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm men, làm thay đổi mùi âm đạo. Không những thế, một số thực phẩm khác cũng làm thay đổi mùi âm đạo, như hành, cà phê, rượu…
Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học; về tác dụng của thực phẩm có thể làm thay đổi mùi âm đạo. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ giúp ích cho bạn; trong việc hạn chế mùi hôi vùng kín sau sinh là dưa hấu, táo và cần tây.
Thói quen uống nhiều nước cũng rất quan trọng vì cơ thể đủ nước; sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nước cũng giúp bạn tránh gây mùi mồ hôi khó chịu; hạn chế mùi âm đạo và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
6. Kiêng cữ quan hệ vợ chồng
Kiêng cữ quan hệ vợ chồng sau sinh cũng là một điều hết sức cần thiết để tránh làm tổn thương tử cung. Vì sau khi sinh âm đạo, tử cung đang rất nhạy cảm nếu bị tổn thương thì vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập gây ngứa và viêm nhiễm từ đó có biểu hiện vùng kín có mùi hôi sau sinh.
7. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh âm đạo phù hợp và an toàn
Các sản phẩm vệ sinh vùng kín là cần thiết để chăm sóc vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Nếu chỉ rửa với nước thường thôi, các mẹ sẽ không thể loại bỏ được mùi hôi sản dịch; mà vi khuẩn có lẽ vẫn còn sót lại ở đâu đó.
Nhưng chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với mình thì lại là vấn đề nan dải; và băn khoăn của nhiều chị em. Một và lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ; hay bọt vệ sinh chị em cần biết như sau:
- Độ pH cân bằng phù hợp khoảng từ 3,8 đến 4,5
- Tránh xa chất tẩy rửa SLS
- Ưu tiên dùng dạng bọt để đảm bảo an toàn cho “cô bé” nhé!
Đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên, sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng của nhà Cỏ Mềm Homelab là sản phẩm được 30.000 chị em phụ nữ Việt Nam tin dùng. Sản phẩm có tác dụng trong các trường hợp như ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, nấm ngứa, làm sạch sâu và đặc biệt là giảm hôi vùng kín, giảm thâm hiệu quả với những thành phần an toàn chiết suất từ tự nhiên với những ưu điểm:
- Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại.
- Cân bằng PH nhờ axit lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi.
- Không chứ SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS.
- Dạng bọt siêu mịn tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm.
Sau sinh sản dịch vùng kín có mùi hôi nghiêm trọng hay không?
Rất nhiều các bà mẹ gặp phải trường hợp bị hôi vùng kín sau sinh do sản dịch. Sản dịch sau sinh bình thường có mùi tanh nồng như thời kỳ kinh nguyệt. Sản dịch sau sinh thường kéo dài trung bình khoảng 20 ngày hoặc có thể lên đến 40 – 45 ngày. Màu sắc và lượng sản dịch sau sinh có thể thay đổi nhiều ít theo thời gian.
Lượng sản dịch sau sinh có thể ra nhiều hơn trong khi di chuyển và đi lại nhiều. Nếu sản phụ gặp phải điều này, hãy cố gắng hạn chế vận động và nghỉ ngơi một chút. Chúng ta cảm thấy lượng sản dịch chảy nhiều khi đứng là do cấu tạo của âm đạo; khiến một lượng sản dịch đọng lại ở một khu vực tương tự như chiếc cốc; khi ngồi hoặc nằm và sẽ chảy ra nhiều khi đứng dậy hay vận động.
Một số dấu hiệu bất thường ở vùng kín sau sinh chị em cần lưu ý
- Âm đạo tiết dịch nhiều ám mùi hôi gây rất khó chịu.
- Ra máu nhiều và xuất hiện máu cục.
- Sản dịch thông thường sẽ không có mủ. Tuy nhiên, khi đi qua âm đạo sẽ mất tính vô khuẩn và gặp các vi khuẩn gây bệnh; gồm có tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… tác động. Từ đó làm cho sản dịch có mùi tanh cùng độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ bốc mùi hôi ở sản dịch.
- Khi nhấn vào đáy của tử cung sẽ tiết sản dịch màu đen và kèm mùi hôi tanh.
- Sản dịch màu đỏ tươi và ra nhiều kéo dài trong nhiều ngày.
- Thời gian sản dịch kéo dài hay không còn màu đỏ sẫm vẫn ra máu. Lúc này cần kiểm tra xem có sót rau sau sanh hay không.
- Khi nhấn vào bụng cảm nhận có cục gì đó và bụng cứng.
- Sốt nhẹ hay cảm giác ớn lạnh.
- Cảm thấy chóng mặt, người mệt.
- Nhịp tim lên xuống không ổn định.
- Sau 6 tuần sinh sẽ xuất hiện chảy máu âm đạo trở lại. Nếu máu không ra quá nhiều và không có biểu hiện bất thường thì đây là kinh non.
Ngoài việc vùng kín có mùi hôi sau sinh nếu như gặp phải những trường hợp như trên; thì chị em nên báo cho bác sĩ hoặc trực tiếp đến khám; để được tư vấn cũng như phát hiện và điều trị kịp thời. Để tránh gây những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chúng mình chia sẻ để giúp cho sản phụ có thêm những cách xử lý mùi hôi vùng kín sau sinh. Đây là tình trạng khá phổ biến tuy nhiên nó cũng sẽ nghiêm trọng nếu có những dấu hiệu bất thường khác. Vậy nên nếu như cảm thấy bất thường thì chị em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất nhé!
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết cách chăm sóc vùng kín. Mình khổ sở, loay hoay
Mình đã từng bận rộn quá mức và không biết
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng trăm ngàn dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị
Chị em chẳng phải bối rối khi đứng trước hàng
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng lắm rồi, em đang mang bầu nên càng bị tâm
Người bình thường mắc viêm phụ khoa đã lo lắng
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ diện những bộ đồ gợi cảm và vi vu trên
Mùa nắng đã về rồi, chị em lại tha hồ
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, sự tự tin của Hoàng Oanh mỗi khi bạn
“Cô bé” có mùi ảnh hưởng không nhỏ tới cảm