Ngứa vùng kín sau sinh sẽ khiến chị em vô cùng khó chịu vì vừa phải chăm sóc em bé vừa chịu đựng ngứa ngáy ở nơi thầm kín. Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ cũng khá nhạy cảm. Đặc biệt khi vấn đề sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo; hợp lý thì sẽ dễ dàng mắc phải các vấn đề phụ khoa. Dù nhiều người đã vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ mà vẫn bị ngứa. Vậy nguyên nhân bị ngứa vùng kín sau sinh là do đâu? Hãy cùng tham bảo bài viết dưới đây của Mây Hồng để nắm được nguyên nhân và cách điều trị ngứa vùng kín sau sinh nhé! Nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín sau sinh Ngứa rát vùng kín sau sinh xuất hiện ở nhiều phụ nữ sau sinh cả sinh thường và sinh mổ. Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ cũng khá nhạy cảm. Đặc biệt khi vấn đề sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày không đảm bảo, hợp lý thì sẽ dễ dàng mắc phải các vấn đề phụ khoa, trong đó có ngứa vùng kín. Tuy nhiên, nhiều người đã rửa bộ phận vùng kín rất sạch mà vẫn bị ngứa. Vậy nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị ngứa vùng kín là do đâu? 1. Vệ sinh vùng kín sai cách Sau khi sinh con, tử cung của người mẹ bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch ra bên ngoài. Lúc này, vùng kín của chị em sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Do đó, nếu chị em vệ sinh vùng kín của mình không đúng cách sẽ làm chết vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở. Gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy nếu không thường xuyên thay băng và vệ sinh, vùng kín sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 2. Rối loạn nồng độ hormone Mang thai và sau khi sinh là thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể thường không ổn định. Nồng độ estrogen và progesterone vượt khỏi mức cân bằng. Là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các triệu chứng bao gồm ngứa vùng kín, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, da sạm, nhăn nheo,… Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa vùng kín sau sinh. Cụ thể là sự tụt giảm đột ngột của nồng độ hormone estrogen khiến âm đạo của chị em bị khô hạn. Gây ra cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục. Đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. 3. Quan hệ tình dục “quá sớm” Sau sinh, phụ nữ nên kiêng cữ chuyện “yêu” ít nhất trong tháng đầu. Bởi lẽ lúc này, sức khỏe của chị em vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, vùng âm đạo vẫn còn bị tổn thương. Hoạt động tình dục quá sớm có thể kích thích vết rạch ở tầng sinh môn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo, có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy. 4. Một số thói quen xấu Bên cạnh đó, một số thói quen xấu hàng ngày như lười thay băng vệ sinh, mặc quần lót quá chật, lạm dụng sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa nhiều hóa chất, lười vận động sẽ khiến vùng kín bị bí bách và ra nhiều mồ hôi… Quan trọng nhất là những thói quen xấu này còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn; dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín sau sinh. 5. Nhiễm vi khuẩn Nhiễm vi khuẩn âm đạo là lý do phổ biến nhất của các triệu chứng ngứa vùng kín sau sinh. Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cũng như cân bằng độ pH. Khi môi trường âm đạo mất đi cân bằng các vi khuẩn có lợi giảm, độ pH bị thay đổi thất thường, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh, gây viêm nhiễm, từ đó vùng kín sẽ ra nhiều khí hư gây cảm giác ngứa ngáy. 6. Chế độ ăn uống không khoa học Một chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh có thể gây ngứa âm đạo. Những thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, cafe, rượu bia,… gây kích ứng vùng da mỏng khu âm đạo. Nếu bổ sung thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như sữa chua, tỏi, gừng,… sẽ giúp chị em loại bỏ bớt vi khuẩn có ở vùng kín. Ngứa vùng kín sau sinh là biểu hiện của bệnh gì? Ngứa vùng kín sau sinh là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe chị em phụ nữ. 1. Bệnh viêm tử cung Viêm tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở các sản phụ. Biểu hiện của căn bệnh này là vùng kín ngứa ngáy, khí ra nhiều, có thể lẫn một chút máu, tử cung bị đau và sưng to,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể lây lan và gây viêm nhiễm cả buồng trứng lẫn ống dẫn trứng,… 2. Bệnh viêm âm đạo Theo các chuyên gia y khoa, ngứa phụ khoa sau sinh là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do nấm. Triệu chứng thường gặp nhất của căn bệnh này là vùng kín ngứa rát, khô hạn đi kèm với khí hư có màu trắng đục, ra nhiều, có mùi hôi tanh, khó chịu. 3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung Ngứa phụ khoa sau khi sinh cũng là biểu hiện của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lúc này, chị em sẽ thấy vùng âm đạo ngứa rát, ra nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi. Về cơ bản, viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lành tính, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn. 4. Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục Những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như herpes âm đạo, chlamydia, nhiễm trichomonas, mụn cóc âm, bệnh lậu, sùi mào gà đều có thể gây ra tình trạng ngứa vùng kín sau khi sinh. 5. Rận lông mu Rận lông mu là loại ký sinh trùng sinh sống ở vùng kín của nam và nữ giới. Loài ký sinh trùng này tấn công mô da, hút máu và gây ra triệu chứng ngứa dữ dội. Mẹ bầu nên học cách kiêng cữ có khoa học sau khi sinh – Hạn chế vận động mạnh trong những ngày đầu sau khi sinh để không ảnh hưởng đến đường chỉ khâu vết rạch – Vệ sinh vùng kín 2 -3 lần/ mỗi ngày; mặc trang phục chất liệu thoáng mát dễ thấm hút để tránh nguy cơ viêm nhiễm – Kiêng quan hệ tình dục từ 2 -4 tháng tùy thuộc vào trường hợp đẻ mổ hay đẻ thường; vết thương lâu hay nhanh lành. – Kiêng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn tanh, đồ nếp để tránh hình thành vết sẹo lồi – Hạn chế cảm xúc bực bội, căng thẳng, không làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều – Có thể tắm rửa ngay sau khi ra viện, lưu ý cần thấm khô vết khâu tầng sinh môn trước khi mặc quần áo – Thay băng vệ sinh liên tục 3 -4 tiếng một lần Cách chữa trị an toàn tình trạng ngứa vùng kín sau sinh Có nhiều cách trị ngứa vùng kín sau sinh hiệu quả cho chị em, có thể sử dụng cách chữa đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc với các phương pháp khác như sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Tuy nhiên, dù sử dụng cách nào trước tiên chị em hãy đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị cho từng trường hợp. 1. Vệ sinh vùng kín đúng cách – Không để vùng kín trong tình trạng ẩm ướt – Sau khi vệ sinh hãy sử dụng khăn mềm, sạch, để lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo. Đặc biệt sau khi đi tiểu tiện; hãy sử dụng giấy mềm để lau bớt nước tiểu còn sót lại tại vùng kín. – Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo. – Thụt rửa âm đạo gây nhiễm trùng âm đạo và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương chậu. – Không dùng vòi sen trực tiếp rửa vào bên trong vì vi khuẩn sẽ theo dòng nước đi ngược vào trong tử cung. – Thường xuyên rửa ráy vùng “tam giác mật” một cách nhẹ nhàng. Lau khô bằng khăn mềm và nên lau từ trước ra sau. Để tránh vi khuẩn từ hậu môn đi vào âm đạo là những nguyên tắc mà chị em phải luôn nhớ. – Không dùng những sữa tắm, xà phòng để vệ sinh vùng kín. – Vứt bỏ những chiếc quần lót bị ố vàng, quá cũ kỹ hoặc quá chật – Hãy sử dụng các loại quần lót tương đối rộng rãi và có chất liệu cotton để vùng kín của bạn luôn khô thoáng. Nên giặt và phơi khô quần lót dưới nắng trước khi mặc. 2. Hạn chế gãi vùng kín Gãi vùng kín là thói quen xấu các bạn không nên làm khi “cô bé” bị ngứa ngáy. Bởi lẽ hành động này có thể khiến vùng kín của chị em bị tổn thương, trầy xước nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và nảy nở nhiều hơn. 3. Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp Các sản phẩm vệ sinh vùng kín là cần thiết để chăm sóc vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Nếu chỉ rửa với nước thường thôi; các mẹ sẽ không thể loại bỏ được mùi hôi sản dịch mà vi khuẩn có lẽ vẫn còn sót lại ở đâu đó. Nhưng chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với mình thì lại là vấn đề lan dải và băn khoăn của nhiều chị em. Một và lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ hay bọt vệ sinh chị em cần biết như sau: Độ pH cân bằng phù hợp: Vùng kín của phụ nữ có khả năng tự cân bằng về độ ẩm; tỉ lệ vi sinh vật có lợi và hại nhờ duy trì độ pH tự nhiên từ 3.8 đến 4.5 Tránh xa chất tẩy rửa SLS: Chất tẩy rửa SLS trong sản phẩm làm sạch thông thường sẽ phá hoại cân bằng pH âm đạo, bào mòn vùng da nhạy cảm; làm vùng kín thâm sạm, khô rát Tạo bọt: Dung dịch, gel vệ sinh thường chứa lượng lớn chất làm sạch, dưỡng chất khác. Nếu bạn chà xát trực tiếp lên “cô bé” sẽ gây kích ứng, khô, ngứa cho vùng da nhạy cảm Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng của nhà Cỏ Mềm Homelab là sản phẩm được chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên an toàn. Có tác dụng trong các trường hợp như ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, làm sạch sâu và đặc biệt là giảm ngứa vùng kín, giảm thâm sau sinh hiệu quả. 4. Vệ sinh vùng kín với lá trầu không Lá trầu không có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Nên chị em có thể dùng bài thuốc xông hơi với lá trầu không giảm mùi hôi do dịch sản hậu tiết ra. Chống ngứa và ức chế viêm nhiễm âm đạo. Cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước. Khi đổ ra chậu thì thêm 1 thìa muối; sau đó xông vùng kín cho đến khi nước nguội bớt thì lại dùng nước này vệ sinh vùng kín và hậu môn. Nếu sau khi áp dụng các bài thuốc dân gian mà tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm thì chị em nên đi khám bác sĩ. Để tìm ra nguyên nhân gây ngứa và được điều trị kịp thời nếu có viêm nhiễm. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định đặt thuốc âm đạo hoặc thuốc uống. Tùy vào tình trạng bệnh và không lo ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Chị em cần thực hiện nghiêm túc đơn thuốc của bác sĩ để khỏi hẳn ngứa vùng kín. Tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến cuộc sống. 5. Đi khám bác sĩ phụ khoa để chấm dứt tình trạng ngứa phụ khoa sau sinh Nếu tình trạng ngứa vùng kín sau khi sinh kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường. Như đau rát, khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, khó chịu,… thì chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, kịp thời phát hiện bệnh và điều trị dứt điểm. Lời kết Bị ngứa vùng kín sau khi sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hơn nữa, hoàn toàn có thể chữa trị. Chị em không nên vì ngại mà làm hại chính mình, để tình trạng ngứa ngáy kéo dài, vừa gây khó chịu, vừa khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó chữa hơn. Hãy lên tiếng và hành động trước khi quá muộn nhé. Chúc các mẹ luôn khỏe để chăm sóc tốt cho bé yêu! Chia sẻ
Bệnh phụ khoa
Ngứa vùng kín sau khi cạo lông là bị sao? Cách trị hết ngứa
Dọn dẹp “vi – ô – lông” ở vùng kín không còn xa lạ với nhiều chị em. Đặc biệt là khi các chị em thường muốn tự ti khoe vóc dáng khi mặc bikini hay những bộ cánh hở bạo tối đa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cạo lông đúng các nên thường gây ra tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Vậy ngứa vùng kín sau khi cạo lông là bị làm sao? Nguyên nhân là vì đâu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Mây Hồng nhé. Nguyên nhân khiến ngứa vùng kín sau khi cạo lông Lông vùng kín có chức năng giữ ấm, bảo vệ vùng kín trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, đồng thời giúp da ở khu vực này bớt bị ma sát với quần áo khi chúng ta vận động, sinh hoạt. Nguyên nhân dẫn đến ngứa vùng kín sau khi cạo lông Mặc dù vậy, việc lông mu phát triển quá rậm rạp lại khiến nhiều người cảm thấy phiền toái, mất tự tin, đặc biệt là với những chị em phụ nữ ưa diện bikini đi bơi. Giải pháp cạo lông vùng kín được nhiều người lựa chọn để đối phó với tình trạng này. Khi cạo lông vùng kín, nhiều chị em gặp phải tình trạng rắc rối và điển hình là cạo lông vùng kín bị ngứa đỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này từ các bước thực hiện cho đến dụng cụ sử dụng. 1. Ngứa vùng kín sau khi cạo lông do dao cạo không hợp vệ sinh Dao bạn sử dụng dù có sắc bén nhưng không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào từ bên trong thông qua lỗ chân lông hay vết xước trên da, dẫn đến vùng kín bị mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Bởi vậy, bạn nên vệ sinh sạch dao cạo bằng nước muối, cồn sát khuẩn hay nước nóng đế làm sạch dao trước khi thực hiện cạo lông. 2. Sử dụng dao cạo bị cùn Dao cạo không đủ độ sắc bén khiến lông rất khó đứt. Do vậy bạn phải cạo đi cạo lại nhiều lần tại một vùng khiến da bị tổn thương gây rát. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín bị mẩn đỏ khi cạo lông. 3. Tần suất cạo lông quá dày Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng bạn bị mẩn đỏ khi cạo lông vùng kín. Tần suất cạo lông quá dày đặc khiến lỗ chân lông của bạn bị viêm nhiễm dẫn đến việc bạn bị nổi mẩn đỏ vùng kín. 4. Dị ứng với các dung dịch vệ sinh, chăm sóc Không thể không đề cập đến việc bạn có thể bị dị ứng với các sản phẩm dung dịch vệ sinh hay sản phẩm chăm sóc vùng kín. Với việc bị dị ứng các sản phẩm chăm sóc thì cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách nổi mẩn đỏ tại chỗ và sau đó có thể sẽ lan ra toàn cơ thể tùy vào mức độ dị ứng. 5. Không vệ sinh kỹ vùng kín sau khi cạo lông Sau khi cạo lông, các nang lông bị kích thích và trở nên nhạy cảm. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, chắc chắn đây sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí còn có thể gặp phải tình trạng lông mọc ngược. 6. Viêm nang lông giả Đây chính là tình trạng lông mọc ngược sau khi cạo gây nên các vết mẩn đỏ trên da. Nó không chỉ mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn bị đau; gặp vấn đề về da và nguy cơ nhiễm trùng cao. Do cạo lông vùng kín không đúng cách, dao cạo không được tiệt trùng sạch sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da và gây ngứa. Việc cạo lông sẽ kích thích nang lông phát triển nhanh và dày hơn dẫn đến cảm giác ngứa ngáy râm ran dưới da. Cách trị hết ngứa vùng kín sau khi cạo lông Để chấm dứt cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín khi cạo lông, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo đơn giản sau: Cách trị hết ngứa vùng kín sau khi cạo lông 1. Dùng nước hoa hồng Nước hoa hồng chứa nhiều dưỡng chất nên có tác dụng xoa dịu cơn ngứa rát. Đồng thời dưỡng ẩm, kích thích tái tạo các tế bào da bị tổn thương do cạo lông vùng kín không đúng cách. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây: Sau khi cạo lông xong, rửa qua vùng kín với nước sạch và thấm khô bằng khăn mềm Dùng bông gòn nhúng vào nước hoa hồng thoa nhẹ lên khu vực mới cạo lông Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong Lưu ý: Không thoa nước hoa hồng nên vùng da bị trầy xước vì có thể gây xót. 2. Cách làm hết ngứa vùng kín sau khi cạo lông bằng nước muối pha loãng Đây là mẹo đơn giản đã được nhiều người áp dụng thành công. Nhờ có đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn. Giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng kín khi cạo lông. Cách thực hiện: – Pha muối với nước sạch theo tỷ lệ 1:10, tức cứ 1 phần muối thì chúng ta cần pha với 10 phần nước. Để đảm bảo an toàn bạn có thể mua nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm về dùng. – Dùng khăn mềm thấm nước muối lau hoặc rửa khu vực bị ngứa – Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết ngứa thì ngưng. Không nên dùng kéo dài bởi nước muối có thể làm mất cân bằng môi trường axit trong âm đạo. 3. Mẹo chữa ngứa vùng kín sau khi cạo lông bằng lô hội Nhờ chứa nhiều nước, vitamin A, B12, C, E, axit folic và nhiều loại khoáng chất khác, gel lô hội. Có đặc tính sát khuẩn và dưỡng ẩm tự nhiên khá an toàn cho làn da nhạy cảm ở vùng kín. Để giảm ngứa và làm mau lành tổn thương ở khu vực tam giác sau khi cạo lông. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Gọt bỏ lớp vỏ xanh, lấy phần gel bên trong lá nha đam say nhuyễn Thoa một lớp gel mỏng phủ kín khu vực bị ngứa Để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần. 4. Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp Các sản phẩm vệ sinh vùng kín là cần thiết để chăm sóc vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Nếu chỉ rửa với nước thường thôi, các mẹ sẽ không thể loại bỏ được mùi hôi sản dịch mà vi khuẩn có lẽ vẫn còn sót lại ở đâu đó. Nhưng chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với mình thì lại là vấn đề lan dải và băn khoăn của nhiều chị em. Một và lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ hay bọt vệ sinh chị em cần biết như sau: Độ pH cân bằng phù hợp: Vùng kín của phụ nữ có khả năng tự cân bằng về độ ẩm, tỉ lệ vi sinh vật có lợi và hại nhờ duy trì độ pH tự nhiên từ 3.8 đến 4.5 Tránh xa chất tẩy rửa SLS: Chất tẩy rửa SLS trong sản phẩm làm sạch thông thường sẽ phá hoại cân bằng pH âm đạo, bào mòn vùng da nhạy cảm, làm vùng kín thâm sạm, khô rát Tạo bọt: Dung dịch, gel vệ sinh thường chứa lượng lớn chất làm sạch, dưỡng chất khác. Nếu bạn chà xát trực tiếp lên “cô bé” sẽ gây kích ứng, khô, ngứa cho vùng da nhạy cảm Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng của nhà Cỏ Mềm Homelab là sản phẩm được chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên an toàn. Có tác dụng trong các trường hợp như ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, làm sạch sâu và đặc biệt là giảm ngứa vùng kín, giảm thâm sau sinh hiệu quả. 5. Không cào gãi Tuyệt đối không cào gãi vì chúng có thể gây ngứa nhiều hơn, gây trầy xước và nhiễm trùng da. Nếu bạn cảm thấy bị ngứa hoặc sưng, hãy thoa kem dưỡng da. Bạn có thể dùng lô hội, dầu em bé, hoặc các chất dưỡng ẩm chuyên dành cho vùng da nhạy cảm khác. Tốt nhất là dùng dầu Parafin; sản phẩm này có chứa các chất miễn dịch giúp ngăn ngừa da nổi mẩn đỏ khi cọ xát. Tránh dùng kem dưỡng ẩm có chứa hương liệu và phẩm màu. 6. Thăm khám kịp thời Nếu đã thử áp dụng các phương pháp trên nhưng hiện tượng nổi mẩn đỏ không khắc phục được và ngứa ngáy không thuyên giảm thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay. Căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị mẩn đỏ và ngứa “cô bé” nhanh chóng và hiệu quả, an toàn. Hướng dẫn cách cạo lông vùng đúng cách tại nhà Ngứa vùng kín và nổi mẩn đỏ sau khi cạo “vi-ô-lông” nhạy cảm chủ yếu xuất phát từ việc cạo lông vùng kín không đúng cách. Do đó, nếu thực sự muốn vùng tam giác nhẵn nhụi một cách an toàn hãy chú ý đến các lời khuyên cách cạo lông vùng kín không bị ngứa sau đây: – Tỉa bớt lông ở vùng kín trước bằng kéo hoặc tông đơ bởi dao cạo chỉ được thiết kế để cạo những vùng lông ngắn. Nếu bạn dùng nó cho lông dài hơn thì dễ làm dao cạo bị kẹt và cùn. – Nếu mới cạo lông lần đầu thì tốt nhất hãy để lông ngắn như vậy trong vài ngày để bạn có thời gian thích nghi với cảm giác “trần trụi” trước. – Chọn loại dao cạo 2 lưỡi tốt, vệ sinh dao cạo thường xuyên và bảo quản nơi khô thoáng; sạch sẽ và thay lưỡi dao cạo mới nếu cái cũ bị cùn hay gỉ. – Tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm phủ lên vùng lông cần cạo trong 5 phút để lông và nang lông trở nên mềm hơn trước khi cạo. Có thể tẩy da chết trước khi cạo lông sẽ giúp lông hướng ra ngoài khỏi da. Giúp cạo sát hơn và tránh nguy cơ dao cạo làm trầy da. – Dùng kem kem cạo lông vùng kín để tạo bọt giúp cạo sạch và an toàn hơn nhưng hãy thử trên một vùng da khác của cơ thể để xem có gây dị ứng hay không trước. – Cạo theo chiều lông mọc và nên cạo từ từ và nhẹ nhàng. Khi cạo nên dùng tay kéo căng phần da cần cạo sạch đồng thời tránh bị trầy xước. Bị ngứa vùng kín sau khi cạo lông cần lưu ý gì Bên cạnh việc áp dụng những cách làm hết ngứa vùng kín sau khi cạo lông ở trên bạn cần lưu ý: – Tránh cào gãi khi bị ngứa: Hành động này có thể gây trầy xước, nhiễm trùng da ở vùng kín – Dùng kem dưỡng ẩm: Khi không còn lớp lông bảo vệ, da ở vùng kín dễ bị khô và kích ứng. Việc thoa kem dưỡng ẩm vừa giúp duy trì độ mềm mại cho da, xoa dịu cơn ngứa. Vừa tăng cường dưỡng chất để làn da ở khu vực “tam giác vàng” nhanh chóng được tái tạo. Bạn nên dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm chuyên biệt, không chứa hương liệu và có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ thân thiện hơn với làn da nhạy cảm ở vùng kín. – Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Rửa và lau khô khu vực này mỗi ngày 3 – 4 lần. Tốt nhất là dùng nước sạch nay nước muối pha loãng để rửa – Mặc quần rộng rãi, thoải mái: Lựa chọn những chiếc quần chíp có kích thước phù hợp; thấm hút mồ hôi tốt. Sẽ giúp ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây ngứa ở vùng kín sau cạo lông. – Cạo lông ở vùng kín đúng cách và không nên lặp lại hành động này thường xuyên Lời kết Nhiều người nghĩ đơn giản rằng: lông mu chỉ mang đến phiền toái nên dọn càng sạch càng tốt. Nhưng thực tế, lông mu ở vùng kín có rất nhiều tác dụng. Nó là “rừng phòng hộ” giúp che chắn “cậu nhỏ” và “cô bé” trước sự xâm nhập của bụi bặm, vật thể lạ, vi khuẩn; giảm thiểu ma sát với quần chíp; giúp mồ hôi cơ thể, nước sau khi đi vệ sinh chảy về hai bên bẹn; không chảy trực tiếp xuống “cậu bé”, “cô bé” gây mất vệ sinh, ngứa ngáy,…Vì vậy, cạo lông vùng kín không phải là cách tốt. Nếu muốn vùng kín không quá rậm rạp, sạch sẽ và đảm bảo tính thẩm mỹ thì chỉ nên tỉa lông vùng kín đúng cách là đủ. Chia sẻ
Ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng: Nguyên nhân, cách chữa trị
Ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng là dấu hiệu “cảnh báo” vùng kín của phái đẹp có thể đang mắc bệnh phụ khoa. Để biết tình trạng này là biểu hiện của bệnh phụ khoa nào, mức độ nguy hiểm ra sao, cách chữa trị hiệu quả nhất, phái đẹp hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Mây Hồng nhé! Tìm hiểu về khí hư Khi cơ thể bình thường âm đạo tiết ra huyết trắng. Còn khi cơ thể bị bệnh ra huyết trắng bất thường được gọi là khí hư. Khí hư có tác dụng làm ẩm cho môi trường âm đạo; làm sạch âm đạo và ngăn ngừa các loại khuẩn bệnh xâm nhập, tấn công vùng kín. Khí hư sẽ xuất hiện ở tuổi dậy thì và sau đó giảm dần ở độ tuổi mãn kinh. Lượng khí hư của mỗi người sẽ khác nhau và ở mỗi thời điểm cũng khác nhau. Ở trước giai đoạn rụng trứng và khi quan hệ tình dục thì lượng khí hư sẽ nhiều hơn bình thường. Bước vào giai đoạn mãn kinh thì lượng khí hư sẽ giảm dẫn do nội tiết tố nữ suy giảm. Cũng chính vì thế, phụ nữ ở nhóm tuổi này hay gặp phải tình trạng khô âm đạo. Khí hư bất thường chính là lời cảnh báo cho thấy cơ thể đang mắc phải một số vấn đề như vi khuẩn, nấm,… đang tấn công cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy huyết trắng đang có bất thường: – Màu sắc: Khí hư có thể chuyển sang màu vàng, xanh, trắng sữa hoặc nâu đen. – Huyết trắng có mùi hơi tanh hoặc chua, hôi khó chịu. Người bệnh bị ngứa vùng âm đạo, thậm chí là sưng tấy, đau. Tình trạng viêm nặng có thể dẫn đến dấu hiệu khí hư có mủ và lẫn máu. – Huyết trắng ra nhiều bất thường. Vùng kín ra khí hư màu trắng có phải bệnh không? Huyết trắng là chất dịch màu trắng trong âm đạo nữ giới. Lượng huyết trắng bài tiết ra phụ thuộc vào nồng độ estrogen trong cơ thể mỗi người. Bình thường, huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi, không mùi, không màu và cũng không gây ngứa ngáy hay cảm giác khó chịu. Khi huyết trắng thay đổi bất thường thì gọi là khí hư. Khi khí hư vón cục như bã đậu là tình trạng khí hư đã thay đổi về tính chất. Nguyên nhân ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng? Một số chị em lo lắng vì xảy ra tình trạng khí hư có màu trắng đục và ngứa. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể như sau: 1. Ngứa vùng kín ra huyết trắng trắng do chu kỳ kinh nguyệt Khi bước vào thời kỳ rụng trứng, lượng hormone estrogen trong cơ thể của chị em sẽ sản xuất ra nhiều hơn. Từ đó huyết trắng cũng ra nhiều hơn và dấu hiệu nhận biết rõ đó là huyết có màu trắng đục. Thường thì hiện tượng này chỉ diễn ra trong khoảng từ 5 đến 7 ngày và tự hết đi. Huyết trắng chỉ tiết ra nhiều vào thời điểm trước khi rụng trứng, còn sau khi quá trình rụng trứng diễn ra, lượng hormone estrogen trở về trạng thái cân bằng và khí hư cũng tiết ra 2. Khí hư màu trắng vón cục như bã đậu do viêm âm đạo Viêm âm đạo là nguyên nhân hàng đầu khiến khí hư màu trắng đục; có khi dạng sữa đặc như bã đậu và vón cục. Viêm âm đạo có nhiều dạng như viêm âm đạo do nấm, do Trùng roi, do tạp khuẩn. Trong số các dạng viêm âm đạo thì viêm âm đạo do nấm Candida sẽ gây khí hư bất thường màu trắng đục vón cục như bã đậu hoặc lợn cợn như sữa chua. Âm đạo vốn có một ít nấm tồn tại sẵn nhưng không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi môi trường pH âm đạo bị xáo trộn do vệ sinh sai cách, quan hệ không an toàn, lạm dụng thuốc,… nấm sẽ bùng phát gây bệnh. 3. Ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng do viêm lộ tuyến cổ tử cung Dấu hiệu đầu tiên của bệnh này chính là khí hư ra nhiều. Có thể ra nhiều suốt kỳ kinh, khí hư có thể màu vàng, vàng xanh, loãng có bọt hoặc khí hư trắng đục vón cục như bã đậu, tùy theo tác nhân gây viêm. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm kèm theo lộ tuyến. Lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương lành tính nhưng dễ bị viêm nhiễm nếu để lâu. Ngoài khí hư ra nhiều bất thường, viêm lộ tuyến cổ tử cung còn gây đau bụng dưới, xuất huyết khi quan hệ,… 4. Khí hư màu trắng như bã đậu và ngứa là do khô âm đạo Tình trạng khô âm đạo khiến chất nhầy tự nhiên của âm đạo không tiết ra nữa. Điều này làm cho khí hư bị ứ đọng bên trong cơ thể lâu ngày và khi tiết ra có thể vón thành cục như bã đậu. Khô âm đạo thường do sự suy giảm nội tiết tố estrogen bên trong cơ thể. Nhất là khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. 5. Chưa biết cách vệ sinh vùng kín Mặc dù việc vệ sinh vùng kín là việc làm thường xuyên, việc làm mỗi ngày, nhiều người cũng đã cố gắng để thực hiện việc này. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người chưa biết cách vệ sinh vùng kín dẫn đến phản tác dụng. Hơn nữa, những thời điểm như ngày rụng trứng, ngày kinh nguyệt hoặc ở thời kỳ mang thai, lượng khí hư sẽ nhiều hơn bình thường, vì thế việc vệ sinh vùng kín lại càng quan trọng và cần thiết hơn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và xuất hiện tình trạng khí hư màu trắng đục không mùi. 6. Viêm âm đạo do nấm Candida Một số trường hợp phụ nữ bị nấm Candida cũng sẽ gặp phải biểu hiện là khí hư màu trắng và không có mùi. Tình trạng viêm nặng sẽ kèm theo triệu chứng ngứa vùng kín rất khó chịu,… 7. Viêm âm đạo do trùng roi Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng khí hư màu trắng đục, có bọt. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy vùng âm đạo, tiểu buốt,… 8. Khí hư màu trắng đục và ngứa do viêm phần phụ Phần phụ của cơ quan sinh dục nữ giới thường bao gồm các buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng. Viêm phần phụ xảy ra khi các loại ký sinh trùng, nấm, virus tấn công ngược đến phần phụ và phát triển gây bệnh. Bệnh viêm phần phụ có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân như: Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục thô bạo; thói quen mặc quần áo, đặc biệt là quần lót chật chội, bí bách; vệ sinh vùng kín không sạch sẽ; nạo phá thai không an toàn; dị ứng với các sản phẩm vệ sinh vùng kín… Viêm phần phụ có những biểu hiện, triệu chứng khá dễ để chị em nhận biết như: – Dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều khí hư màu trắng đục có mùi hôi rất khó chịu. Đôi khi khí hư còn chuyển sang màu vàng, màu xanh đậm. – Ngoài đau bụng, chị em còn cảm thấy đau mỏi ở phần hông. – Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, rong kinh, chảy máu kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh không đều, máu kinh có màu đen. – Người mệt mỏi, chóng mặt, thường xuyên mất tập trung, buồn nôn, thân nhiệt tăng giảm bất ngờ, trí nhớ suy giảm… Được đánh giá là căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới, viêm phần phụ nếu không tiến hành điều trị ngay sẽ dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung đe dọa đến tính mạng. 9. Khí hư màu trắng đục như bột do ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung (Cervical Cancer) là hiện tượng xuất hiện các tế bào phát triển một cách bất thường. Từ đó hình thành khối u ở cổ tử cung. Bệnh lý này gặp nhiều ở những chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu thì virus HPV – một loại virus gây bệnh qua đường tình dục là tác nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Virus HPV khi tấn công vào tế bào cổ tử cung sẽ làm biến đổi. Từ đó hình thành nên các tế bào ác tính. Triệu chứng điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm: – Âm đạo tiết ra khí hư màu trắng đục, dạng đặc giống như bột, đôi khi có lẫn máu đi kèm. Khí hư có mùi hôi khó chịu. – Âm đạo chảy máu bất thường không trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi qua thời kỳ mãn kinh. – Đau mỗi khi quan hệ tình dục, đau ở vùng xương chậu. – Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, luôn lo lắng, đau nhức người. Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị được và tỷ lệ chữa khỏi khá cao. Còn ở giai đoạn muộn, việc chữa trị chậm trễ có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, chị em cần chủ động tầm soát sớm căn bệnh nguy hiểm này. Cách chữa trị khi ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng Bản thân phái đẹp chẳng may vùng kín có dịch tiết bất thường sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, căng thẳng, bất an. Vì thế, câu hỏi: Cách chữa khí hư màu trắng đục và ngứa như thế nào? Để lấy lại sức khỏe ổn định, tránh biến chứng nguy hiểm luôn là chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Cách chữa trị khi ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, cấp độ triệu chứng bất thường từ vùng kín mà phái đẹp sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám – chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. 1. Cách chữa trị khi ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng do sinh lý Đối với những trường hợp khí hư màu trắng đục do nguyên nhân sinh lý thì chị em không cần quá lo lắng. Chị em có thể tự khắc phục, điều trị bằng những cách tại nhà sau: – Chú ý vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ, mặc quần lót thoáng mát, rộng rãi. – Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có tính tẩy rửa mạnh. – Thay băng vệ sinh đúng cách trong những ngày có kinh nguyệt, thay băng đúng cách 4 tiếng/lần. – Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao. – Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. – Tránh sử dụng các loại thức ăn có tính cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ; thức ăn có nhiều chất béo, các chất kích thích như bia, rượu… – Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ tại cơ sở y tế uy tín. – Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp. Sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng của nhà Cỏ Mềm Homelab là sản phẩm được chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng rộng rãi hiện nay. Có tác dụng trong các trường hợp như ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, làm sạch sâu và đặc biệt là giảm ngứa vùng kín, giảm thâm sau sinh hiệu quả. 2. Cách chữa trị khi ngứa vùng kín ra khí hư màu trắng do bệnh lý Những trường hợp khí hư màu trắng đục do bệnh lý thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Lúc này tùy vào từng trường hợp; tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ khuyến nghị phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị nội khoa Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh có tác dụng hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giúp tiêu viêm, làm giảm các biểu hiện của bệnh. Chị em trong thời gian sử dụng thuốc chữa khí hư có màu trắng đục thì cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị ngoại khoa Cách chữa này áp dụng cho các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, việc dùng thuốc không còn tác dụng. Có thể là sử dụng các phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị dứt điểm và ngăn chặn bệnh tái phát tùy vào từng loại bệnh và từng mức độ của bệnh. Lời kết Vùng kín ra khí hư màu trắng và ngứa là tình trạng xảy ra ở khá nhiều bạn nữ. Các chị em cần quan tâm nhiều hơn đến “cô bé” của mình nhé. Bởi lẽ nó rất là nhạy cảm và cần chăm sóc, vệ sinh một cách cẩn thận. Chỉ cần xuất hiện một vài đặc điểm được kể đến trong bài trên, hãy đến bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng của mình nhé. Nếu không có điều kiện, thì bạn có thể đến hỏi người bán thuốc tại các hiệu thuốc gần bạn nhất để được tư vấn. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ
Hướng dẫn chi tiết bài tập Kegel giúp se khít âm đạo
Những thay đổi sau sinh làm “cô bé” không còn se khít, mềm mại khiến nhiều mẹ lo lắng và trở nên “ngại ngùng” hơn trong nối lại chuyện chăn gối. Bài viết này, Mây Hồng sẽ hướng dẫn các mom bài tập Kegel giúp se khít âm đạo hiệu quả. Video hướng dẫn bài tập Kegel nhanh và chậm cho mẹ sau sinh Bài tập Kegel là gì? Bài tập Kegel là chuỗi các bài tập tạo áp lực lên sàn chậu, tăng cường sự săn chắc, dẻo dai cho “cô bé”. Điểm khác biệt giữa bài tập Kegel với các bài tập có tác động mạnh như chạy, nâng tạ gây áp lực lớn lên sàn chậu chính là việc bảo vệ cơ hoạt động ở ngưỡng vừa phải, không bị suy yếu vì lực quá lớn. Để có thể đạt được mục tiêu lấy lại “vẻ đẹp của cô bé”, các mẹ cần thực hiện đúng kỹ thuật bài tập Kegel. Hướng dẫn cách thực hiện bài tập Kegel Xác định vị trí cơ sàn chậu Đầu tiên, các mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi thực hiện. Dùng một ngón tay sạch đưa vào vị trí âm đạo và thắt chặt các cơ giống với khi nín tiểu. Các mom sẽ cảm thấy cơ sàn chậu được nâng lên và khi thả lỏng các cơ sẽ di chuyển trở lại bình thường. Chỉ bằng những bước đơn giản này, chị em sẽ xác định được vị trí cơ sàn chậu Một cách khác chị em có thể dùng gương để quan sát cơ sàn chậu. Đặt gương đối diện vùng V, thắt chặt các cơ rồi thả lỏng, nếu thấy vị trí cơ co rút theo nhịp điệu bạn nín lại thì đó chính là cơ sàn chậu. Bài tập Kegel chậm Bài tập rất đơn giản dành cho chị em mới bắt đầu tập luyện. Duy trì 1 tháng liên tục thôi sẽ giúp cô bé nhỏ khít trông thấy luôn nhé chị em. Bước 1: Chọn tư thế ngồi, đứng hoặc nằm với hai đầu gối hơi lệch nhau Bước 2: Từ từ thắt chặt cơ sàn chậu hết sức có thể giống như khi bạn nín tiểu hoặc hút một vật gì đó vào bên trong âm đạo Bước 3: Đếm từ một tới năm rồi thả lỏng từ từ Bước 4: Lặp lại bài tập năm lần Chỉ 5-10 phút tập bài Kegel chậm mỗi ngày sẽ giúp cô bé se khít trông thấy nhé chị em Bài tập Kegel nhanh Nếu như chị em dễ dàng chinh phục bài tập Kegel chậm thì bài tập Kegel nhanh ở mức độ thử thách cao hơn. Bài tập diễn ra với nhịp độ nhanh hơn: Bước 1: Chọn tư thế ngồi, đứng hoặc nằm với hai đầu gối hơi lệch nhau Bước 2: Từ từ thắt chặt cơ sàn chậu hết sức có thể giống như khi bạn nín tiểu hoặc hút một vật gì đó vào bên trong âm đạo Bước 3: Đếm “một, hai” rồi thả lỏng nhanh Bước 4: Lặp lại bài tập năm lần Các mom cố gắng thay đổi bài tập Kegel bằng cách xen kẽ giữa 5 lần chậm và 5 lần nhanh. Chị em nên tập Kegel ít nhất ba lần một ngày, mỗi lần tập khoảng 5 phút. Nếu có thời gian, các mẹ cố gắng tập nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình lấy lại sức mạnh cơ sàn chậu, giúp “cô bé” se khít, khỏe mạnh hơn. Chị em thử sức với bài tập Kegel nhanh để nâng cao tốc độ se khít cô bé nhé Một số lưu ý khi tập Kegel Để bài tập Kegel hiệu quả, chị em cần quan tâm tới: Tìm đúng cơ sàn chậu: Khi chị em xác định được vị trí cơ sàn chậu, chị em có thể thực hiện các bài tập ở bất kỳ tư thế nào Thực hiện đúng kỹ thuật: Các mom có thể tưởng tượng đang ngồi trên một viên bi và siết chặt các cơ vùng chậu như thể bạn đang nâng viên bi lên Duy trì sự tập trung: Chị em chỉ nên tập trung vào việc siết chặt cơ sàn chậu. Chú ý không làm căng các cơ ở bụng, đùi hoặc mông. Tránh nín thở và thay vào đó hãy hít thở thoải mái trong suốt quá trình tập luyện Kết hợp tập luyện với vệ sinh vùng kín đúng cách: Chăm sóc “cô bé” khỏe mạnh từ trong ra ngoài sẽ giúp rút ngắn thời gian đem lại kết quả. Vệ sinh vùng V sạch sẽ với Bọt vệ sinh Mây Hồng mỗi ngày có tinh chất lô hội giúp da tươi sáng, góp phần se khít hơn Các mom có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất cho việc tập luyện. Kiên trì tập luyện Kegel mỗi ngày sẽ giúp các mẹ sớm lấy lại vẻ đẹp của “cô bé”. Chúc chị em luôn khỏe mạnh, yêu đời và tràn đầy tự tin. Ngoài việc luyện tập, chị em nhớ kết hợp sử dụng Bọt vệ sinh Mây Hồng Lô hội hàng ngày nhé! Tinh chất Lô hội tăng tạo các tế bào cơ, elastin và collagen nên làm săn chắc vùng cơ âm đạo, nhờ đó làm cô bé se khít mau hơn. Nhờ tinh chất Lô hội, cô bé săn se và sớm lấy lại hình dáng khi chị em còn xuân thì Giới thiệu về Bọt vệ sinh Mây Hồng Tại sao chị em dùng Mây Hồng khi luyện tập se khít cô bé? Trong quá trình tập luyện, các cơ vùng V căng lên, trong bó sợi tế bào cơ, một số sợi căng vỡ ra và hình thành lại các liên kết mới chặt chẽ hơn. Việc sử dụng bọt vệ sinh có thành phần Lô hội giúp tăng sinh tế bào mới, đặc biệt là các tế bào cơ xung quanh cấu trúc âm đạo. Bọt vệ sinh còn làm sạch dịu nhẹ, cuốn hết nhờn bẩn sau khi bạn tập luyện. Nhờ đó, khi kết hợp luyện tập và vệ sinh bằng Mây Hồng mỗi ngày, cô bé của bạn khỏe mạnh hơn, săn se nhanh hơn đấy! Giá sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng là bao nhiêu? Hiện nay sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm với giá chỉ 170.000 VNĐ/ 1 chai thể tích 150 ml. Đó là giá bán niêm yết trên website. Tuy nhiên mức giá này có thể có sự chênh lệch khác nhau tại mỗi cửa hàng trên từng tỉnh thành trên toàn quốc. Tất nhiên mức chênh lệch này không quá cao (khoảng 165.000 – 175.000 VNĐ). TẶNG NGAY VOUCHER 20K/HỘP Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngayĐặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây Bạn có thể mua Bọt vệ sinh Mây Hồng ở đâu? Để mua sản phẩm chính hãng được phân phối từ công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm, bạn có thể làm theo các cách sau: Cách 1: Tìm mua Bọt vệ sinh Mây Hồng tại các nhà thuốc trên toàn quốc, gần với nơi mình sinh sống BẤM VÀO ĐÂY Cách 2: Bạn đặt hàng online và giao hàng tận nhà: Bằng cách điền vào phiếu: ĐIỀN VÀO ĐÂY Gọi điện tới tổng đài miễn cước: 1800.9081 Cách 3: Mua hàng tại các cửa hàng của Cỏ Mềm Homelab trên toàn quốc: XEM CỬA HÀNG Hi vọng với những thông tin Mayhong.vn đã cung cấp bạn sẽ tìm được lời giải đáp chính xác nhất thắc mắc của mình Chia sẻ
Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì? 6 loại thuốc trị ngứa vùng kín tốt nhất
Vùng kín là bộ phận vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị tấn công bởi nấm và vi khuẩn có hại. Hiện tượng phổ biến nhất là ngứa vùng kín. Theo thống kê của Bộ y tế, có tới 70% phụ nữ mắc viêm ngứa âm đạo ít nhất một lần trong đời. Trường hợp này nên được sớm điều trị để tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa. Chị em có thể tham khảo thông tin các loại thuốc trị ngứa vùng kín qua bài viết này cùng Mây Hồng! Ngứa vùng kín khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày Triệu chứng nào đi kèm với ngứa vùng kín? Nhiều chị em gặp phải tình trạng ngứa vùng kín, luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Những triệu chứng thường gặp đi kèm với ngứa vùng kín là: – Ngứa từng cơn, ngứa vào ban đêm hoặc ngứa cả ngày – Khí hư có mùi lạ, màu đục hoặc vàng tùy mức độ bệnh lý – Khô rát âm đạo, vùng âm đạo bị đau, ngứa, trở ngại khi quan hệ tình dục Ngứa vùng kín nữ có nguy hiểm không? Việc gãi nhiều khiến cho vùng da nhạy cảm dễ bị tổn thương. Ngứa vùng kín lâu dà cũng có thể làm vi khuẩn xâm nhập sang các bộ phận khác gây các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm nội mạc cổ tử cung,… . Nếu phụ nữ mang thai mà mắc các bệnh phụ khoa nặng có thể làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Khi sinh thường, vi khuẩn và nấm có thể lây sang con gây các bệnh viêm tại niêm mạc họng, da mắt, đường hô hấp, viêm âm đạo bẩm sinh,… Nếu chị em bị ngứa vùng kín nên điều trị ngay để tránh biến chứng xấu. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín, cụ thể là: 1. Do nấm, vi khuẩn Nấm và vi khuẩn có hại phát triển có thể do cách vệ sinh và thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa đúng cách của chị em. Chúng gây ngứa, làm vùng kín có mùi hôi khó chịu. Không chỉ ngứa âm đạo, chị em có thể gặp các triệu chứng khác như khí hư nhiều, rát khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục và đỏ tấy xung quanh âm đạo. 2. Do khô rát âm đạo ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Buồng trứng cử phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh ngừng sản xuất estrogen làm cơ thể thay đổi của nồng độ estrogen. Điều này làm cho âm đạo bị khô, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ngứa. 3. Do viêm âm đạo Viêm âm đạo gây ngứa vùng kín và xuất hiện khí hư màu trắng, lợn cợn như bã đậu, khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ,… 4. Do nhiễm trùng âm đạo Nguyên nhân là do dùng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, kinh nguyệt, mang thai, bệnh tiểu đường; có thể là do hệ miễn dịch bị suy yếu. Dấu hiệu là ngứa, rát, sưng đỏ âm đạo. 5. Do viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung Hai bệnh phụ khoa này thường có triệu chứng điển hình là ngứa âm đạo, đau và ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,… 6. Do các bệnh lây qua đường tình dục – Mụn rộp sinh dục: Ngoài ngứa vùng kín, bệnh có biểu hiện có nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo. – Rận lông mu: Loài rận này sống ở lông mu và ký sinh vùng kín ở cả nam và nữ. Chúng chuyên hút máu và gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. – Sùi mào gà: Triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín và xuất hiện u nhú ở bên trong và bên ngoài âm hộ. – Một số bệnh ngoài da khác như lang ben, hắc lào, nấm,… cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Các loại thuốc trị ngứa vùng kín tốt nhất Khi bị ngứa âm đạo, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mây Hồng đã tổng hợp thông tin của 6 loại thuốc trị ngứa vùng kín tốt để chị em tham khảo. 1. Clotrimazole Clotrimazole thuộc nhóm Imidazole điều trị nấm, đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp ngứa vùng kín do viêm âm đạo và do nấm Candida. Clotrimazole đặc trị ngứa do viêm âm đạo và do nấm Candida Công dụng: Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của nấm, thu hẹp vùng phát triển và tiêu diệt tận gốc mầm bệnh. Các công dụng cụ thể: – Điều trị nấm âm đạo – Điều trị nấm lang beng, viêm nang lông mu gây ngứa – Điều trị nấm ngoài da – Điều trị nấm kháng thuốc, vi nấm và một số chủng vi khuẩn nhạy cảm với nấm. Lưu ý khi sử dụng: – Sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ – Chỉ sử dụng trên da 2. Clindamycin Thuốc bôi trị ngứa vùng kín Clindamycin Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid được bào chế dưới dạng thuốc mỡ. Thuốc dễ dàng thấm nhanh trên bề mặt da và niêm mạc, giảm ngứa nhanh và hiệu quả. Công dụng: Thuốc này có khả năng kìm khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn với nồng độ cao. Ngoài tác dụng giảm ngứa, Clindamycin còn tiêu diệt được các vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Lưu ý khi sử dụng: – Sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ – Không được tự ý bôi vào vị trí khác để điều trị nhiễm khuẩn – Không nên quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng vì thuốc có thể làm giảm khả năng bảo vệ 3. Nizoral Đây là loại thuốc trị ngứa dành cho các bệnh ngoài da do nhiễm nấm, đặc biệt là ngứa vùng kín. Nizoral là loại thuốc trị ngứa vùng kín hiệu quả Thành phần chính của thuốc là ketoconazole. Đây là loại azol trị nấm tại chỗ, nấm âm đạo. Thành phần này hiệu quả nhất là đối với nấm Candida gây viêm nhiễm. Cách sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín Nizoral: – Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lau khô bằng khăn mềm – Bôi nhẹ nhàng xung quanh mép và vùng bị viêm – Có thể dùng 1 – 2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ Chống chỉ định: Người bệnh gan hoặc dị ứng với thành phần Ketoconazole không nên sử dụng thuốc. Lưu ý: Tuyệt đối không được bôi vào sâu phía trong âm đạo. 4. Tetracyclin Tetracyclin có thể trị ngứa cho cô bé Thuốc là một loại kháng sinh kìm khuẩn, có hoạt phổ rộng. Tetracyclin có cơ chế tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh, có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh Gram dương, Gram âm, hiếu khí, kỵ khí,… Công dụng: – Tetracyclin điều trị các triệu chứng viêm và ngứa vùng kín, có thể cân nhắc khi bị viêm nặng – Dễ thấm vào da và niêm mạc giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng ngứa dai dẳng Chống chỉ định: – Phụ nữ mang thai và cho con bú – Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi sẽ gây tác dụng phụ là xỉn màu răng Lưu ý khi sử dụng: – Không nên điều trị bừa bãi vì có thể dễ dàng bội nhiễm các loại vi khuẩn khác – Nếu bị nổi mẩn nên dừng sử dụng và đi khám bác sĩ 5. Neomycin Neomycin là thuốc trị viêm da, kể cả vùng da nhạy cảm Neomycin là thuốc trị ngứa vùng kín dạng kem dùng để điều trị các bệnh viêm da như viêm da do dị ứng, do nhiễm trùng, do tăng tiết bã nhờn, tróc vảy, vảy nến, ban sần. Thuốc này cũng được dùng để trị ngứa cho vùng da nhạy cảm là vùng kín phụ nữ. Cách dùng: Bôi thuốc lên vùng da bị ngứa một hoặc nhiều lần mỗi ngày. Đối tượng nên thận trọng: Nếu bạn là một trong những đối tượng sau thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe: – Trẻ em – Người cao tuổi – Phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai – Người bị dị ứng với thực phẩm và các loại thuốc khác – Người giảm chức năng thận – Người có vấn đề về thính giác – Người bị nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng sau bỏng, nhiễm trùng có vết thương hở 6. Viên nén Ginestra Viên nén đặt âm đạo Ginestra được nhập khẩu từ Ý. Nó bổ sung 500 lợi khuẩn tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Viên nén đặt âm đạo Ginestra có nhiều công dụng cho phụ khoa Công dụng: Không chỉ trị ngứa cho cô bé, thuốc đặt âm đạo này còn có những công dụng khác: – Loại bỏ mùi hôi và hạn chế khí hư ra nhiều – Tăng cường sản sinh axit lactic chống vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập – Cân bằng hệ vi sinh bên trong âm đạo – Tăng độ ẩm âm đạo, giảm khô rát, ngứa – Se khít âm đạo và săn chắc vùng kín Những lưu ý khi dùng thuốc trị ngứa vùng kín Chị em cần lưu ý những điều này khi dùng thuốc trị ngứa vùng kín: – Dùng thuốc khi được thăm khám tìm ra nguyên nhân và theo sự chỉ định của bác sĩ – Bôi thuốc sau khi thực hiện các bước vệ sinh vùng kín sạch sẽ và được lau khô – Không nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, tránh lây lan sang bộ phận khác – Hạn chế gãi tránh gây tổn thương vùng kín vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập – Dùng quần lót vừa vặn, thoáng mát, chất liệu mềm mại và hấm hút mồ hôi – Lưu ý đối với bà bầu: Thuốc trị ngứa vùng kín thường không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Nếu bà bầu bị ngứa thì nên đi khám để bác sĩ chỉ định điều trị dựa trên tình trạng ngứa nhẹ, vừa hay nặng, vào tuổi thai,… Bà bầu không nên tự ý điều trị để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Cách phòng tránh ngứa vùng kín Để phòng tránh các triệu chứng ngứa vùng kín, bạn nên thực hiện chăm sóc vùng kín bằng các cách như sau: – Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh; – Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn. Bạn có thể tham khảo Bọt Vệ Sinh Mây Hồng, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khó tính của cô bé; vừa làm sạch sâu lại vừa kháng khuẩn, kháng nấm nhờ thành phần Trầu không, Nghệ vàng; – Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi quan hệ, dùng bao cao su để tránh lây bệnh qua đường tình dục; – Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại thực phẩm tốt cho cô bé, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng; – Đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng/ lần. Lời kết Ngứa vùng kín có thể là triệu chứng ban đầu do vi khuẩn và nấm gây nên nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm. Do vậy, bạn nữ đừng chủ quan khi vùng kín có những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Trên đây chỉ là thông tin tham khảo, bạn không nên tự ý dùng thuốc trị ngứa vùng kín khi không có chỉ định của bác sĩ. Hãy quan tâm và chăm sóc sức khỏe phụ khoa đúng cách nhé chị em! Chia sẻ
Vùng Kín Có Mùi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Sức Khỏe, Cách Khắc Phục
Vùng kín có mùi tưởng chừng là một hiện tượng rất đỗi bình thường xuất hiện ở các chị em. Tuy nhiên, việc tuyến mồ hôi hoạt động dưới vùng kín đang phần nào phản ánh về tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy thì sức khỏe của bạn có đang ở tình trạng báo động nếu vùng kín có mùi hay không? Cách chữa trị mùi hôi vùng kín triệt để như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết bài viết sau của Mây Hồng nhé! Hiểu rõ hơn về dịch âm đạo của nữ? Dịch âm đạo hay còn được hiểu là khí hư sinh ra từ vùng nhạy cảm. Thông thường, chất có dạng nhày do những tuyến trong cổ tử cung; cũng như thành cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Ở trạng thái bình thường, chất dịch có màu trắng trong tương tự như lòng trắng trứng vịt, không có mùi hôi hay tanh. Về bản chất, chất dịch này sẽ giúp bảo vệ “cô bé” đó nhé. Nó giúp cuốn trôi tế bào chết khỏi thành niêm mạc. Đồng thời cũng là chất bôi trơn, giúp bảo vệ cơ quan sinh dục nữ khỏi bị nhiễm trùng và mẩn ngứa. Các loại mùi thường gặp khi vùng kín có mùi? Có thể bạn chưa biết, mùi hôi từ “cô bé” có thể phản ánh sức khỏe của bạn đó nhé. 1. Khí hư có mùi chua nhẹ Tình trạng có mùi ở vùng kín nhẹ nhất là khi “cô bé” có mùi chua nhẹ tựa mùi bánh mì hỏng. Nó còn có thể có mùi của thực phẩm lên men như sữa chua hay bánh mì. Chính nguyên nhân do vùng nhạy cảm có một loại lợi khuẩn Lactobacilli. Và đó cũng chính một loại vi khuẩn lên men như sữa chua hoặc bia. Và chỉ những âm đạo khá khỏe mạnh mới chứa nhiều lợi khuẩn này. 2. Vùng kín có mùi tanh Thực sự thì khi vùng kín có mùi tanh thì rất là khó chịu. Bạn luôn tự ti khi giao tiếp với người khác. Không những vậy, “cô bé” có các triệu chứng như ngứa rát, ra nhiều khí hư loãng như lòng trắng trứng. Nặng hơn là tình trạng bết dính và có màu chuyển thàng trắng xám. Trong trường hợp này, bạn có thể chữa trị đơn giản bằng kháng sinh. Tuy nhiên hãy dựa trên chỉ định của bác sĩ để chữa trị triệt để, tránh gây tình trạng nghiêm trọng hơn sau này. 3. Khí hư có mùi ngọt Khi hư có mùi ngọt chỉ là do sự thay đổi bình thường của pH âm đạo. Chính những vi khuẩn và hệ vi sinh tại âm đạo là nguyên nhân tạo ra mùi ngọt này. Vì thế nên bạn không cần lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình trong trường hợp này nhé. 4. Vùng kín có mùi khai Có thể nói mùi đặc trưng của nước tiểu chính là mùi khai. Vì thế mà người ta đôi khi thường không để tâm về sức khỏe của mình trong trường hợp này. Việc vùng kín có mùi khai nặng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa. Trong nước tiểu có chứa thành phần phụ của amoniac, đó là ure. Nước tiểu tích tụ ở quần lót hoặc còn sót lại ở “cô bé” có thể gây ra mùi khai cực nặng. Và cơ thể bạn đang cực kì thiếu nước nếu ở trong tình trạng này. Ngoài ra cũng có thể do bạn đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn nếu đi kèm các triệu chứng sau: Vùng kín có mùi khai Khí hư có màu trắng xám hoặc xanh lá Ngứa âm đạo, khó chịu và rát khi đi tiểu 5. Khí hư có mùi thuốc tẩy Tình trạng khí hư có mùi thuốc tẩy là điều khá dễ lý giải. Việc bạn sử dụng các chất bôi trơn hoặc bao cao su khi quan hệ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khí hư có mùi thuốc tẩy không phải là do sức khỏe của bạn có vấn đề. 6. Vùng kín có mùi khó chịu, rất hắc Cơ thể con người có hai loại tuyến mồ hôi chính: tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi đầu hủy. Việc vùng kín có mùi lạ, khó chịu hoặc rất hắc là do sự bài tiết của tuyến mồ hôi tùy cơ địa mỗi người. Tuyến mồ hôi toàn vẹn tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân. Với vai trò là tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, tuyến mồ hôi toàn vẹn chủ yếu là nước (chiếm 99%) và các chất điện giải. Điều này giải thích cho các hiện tượng mắc bệnh mồ hôi tay/ chân ở nhiều người. Khác với tuyến mồ hôi toàn vẹn, tuyến mồ hôi đầu hủy nằm chủ yếu ở vùng cánh tay và vùng kín. Thành phần chính ở tuyến mồ hôi này là hợp chất amoniac và acid béo không no. Khi mới tiết ra các hợp chất, nó sẽ không gây ra mùi hôi lạ hoặc chỉ có mùi amoniac nhẹ. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phân hủy trên da, acid béo không no sẽ gây ra mùi hôi cực kì khó chịu. Và đặc biệt, ở cả hai tuyến mồ hôi này, khi căng thẳng hoặc lo lắng quá mức. Thì tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh hơn và khiến mùi hôi càng nặng hơn. 7. Vùng kín có mùi kim loại Trong máu có chứa nguyên tố sắt với mùi đặc trưng là kim loại. Thường thì vùng kín có mùi kim loại khi bạn đang ở kỳ kinh nguyệt. Khi bạn đến tháng, niêm mạc tử cung bong ra, máu chảy qua ống âm đạo. Nên “cô bé” mới bốc ra mùi kim loại hơi khó chịu này. Nên bạn đừng quá lo lắng nhé! Cách chữa trị mùi hôi vùng kín tại nhà? Dưới đây là một số phương pháp giúp “cô bé” giảm bớt mùi mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 1. Phương pháp xông hơi Có rất nhiều nguyên liệu có thể tốt cho mùi của âm đạo khi bạn kiên trì xông hơi. Sau một thời gian sẽ cải thiện một cách đáng kể. Và với các phương pháp xông hơi này, bạn nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần cách ngày để đạt hiệu quả cao nhất nhé. 1.1. Nước muối Bằng cách xông hơi vùng kín kết hợp với một ít muối. Sẽ giúp giữ vệ sinh vùng kín và vừa giúp loại bỏ các mùi hôi khó chịu ở cô bé. Và bạn nên sử dụng muối tự nhiên nhé! Cách thực hiện: Chuẩn bị hỗn hợp nước muối theo tỉ lệ 1 phần muối và 10 phần nước. Đun sôi hỗn hợp nước muối đến khi sôi. Tiến hành xông vùng kín trong khoảng 15 phút. 1.2. Nước phèn chua – Giảm tình trạng vùng kín có mùi hôi Tác dụng chính của phèn chua là hỗ trợ điều trị, phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Đồng thời phèn chua cũng có hiệu quả trong khử mùi hôi vùng kín nhờ tính sát khuẩn cao. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20 – 30g phèn chua tán dưới dạng bột Chuẩn bị đủ lượng nước nóng. Sau đó đổ phèn chua vào nước khuấy đều và thực hiện xông hơi. Bạn nên để chậu nước dưới thấp và chọn tư thế ngồi cao sao cho thoải mái để xông vùng kín. Nên chọn khoảng cách không quá gần, cũng không quá xa để hơi nóng không gây bỏng rát vùng kín khi xông. 1.3. Nước ngải cứu Ngải cứu thường được sử dụng làm nguyên liệu xông vùng kín, giúp điều trị viêm âm đạo, ngứa ngáy vùng kín. Đồng thời xông hơi bằng nước lá ngải cứu còn giúp chữa chứng khí hư ra nhiều,… Nước ngải cứu có mùi thơm tự nhiên từ tinh dầu đem lại cảm giác khô thoáng và dễ chịu cho chị em phụ nữ. Cách thực hiện: Chuẩn bị 20g nước lá ngải cứu (Tươi hoặc khô). Đun sôi đến khi tinh dầu ngải cứu ra hết. Tiến hành xông hơi từ 15 – 20 phút. 1.4. Lá trầu không – Giảm tình trạng vùng kín có mùi hôi Lá trầu không có công dụng chính là đẩy lùi viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của nấm ngứa. Đối với những trường hợp vùng kín có mùi hôi do viêm âm đạo từ nấm, vi khuẩn. Thì bạn có thể áp dụng cách điều trị từ lá trầu không. Tinh dầu lá trầu không loại bỏ cơn ngứa và đánh bay mùi hôi vùng kín hiệu quả. Đồng thời lá trầu không còn giúp giảm vết thâm, co âm đạp và sát trùng đối với phụ nữ sau sinh. Xông nước lá trầu không là phương pháp đơn giản giúp vùng kín của chị em luôn thơm mát, sạch sẽ và trở nên hồng hào hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối và 4 – 5 lá trầu không rửa sạch. Đun sôi hỗn hợp lá và 300ml nước trong 15p. Cho thêm 2 thìa muối và khuấy đều tay. Tiến hánh xông hơi từ 10 – 15 phút. Sau khi xông hơi xong, bạn có thể dùng nước này để để rửa vùng kín và lau khô. 1.5. Lá trà xanh Dùng trà xanh để vệ sinh vùng kín mang lại hiệu quả an toàn giúp giảm mùi hôi, giảm ngứa và cân bằng pH cho vùng kín hiệu quả. Sau khi thực hiện, vùng kín hết viêm nhiễm và mùi hôi cũng được loại bỏ hoàn toàn. Với phương pháp này, bạn nên dùng lá trà xanh tươi sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và 2 thìa muối tinh. Sau đó vò nát và cho vào nồi đun cùng nước trong 15 phút. Khi nước sôi bạn thêm vào hỗn hợp 2 thìa muối để tăng tính sát khuẩn. Tiến hành xông hơi từ 10 – 15 phút bạn nhé. Và tránh để bị bỏng! 1.6. Gừng tươi – Cứu cánh cho vùng kín có mùi hôi sau sinh Tác dụng chính của gừng là làm se khít các nang lông và cải thiện môi trường tự nhiên trong cô bé. Tính kháng khuẩn của gừng sẽ hạn chế các tác nhân gây viêm nhiễm. Mỗi tuần xông hơi bằng gừng đều đặn có thể loại bỏ mùi hôi ở vùng kín hiệu quả. Cách thực hiện: Sử dụng 1 ít gừng tươi, 2 thìa muối và nước. Đun sôi hỗn hợp đến khi tinh chất của gừng tan ra nước hoàn toàn. Tiến hành xông hơi 15 – 20 phút. 1.7. Xông nước lá lốt chữa hôi vùng kín Lá lốt là thảo dược có tác dụng chống sưng viêm ngoài da hiệu quả. Ngoài ra Đông Y cũng công nhận lá lốt phù hợp trong điều trị chứng viêm nhiễm âm đạo, ngứa ngáy và mùi hôi ở vùng kín. Cách thực hiện: Đem lá lốt ngâm rửa thật sạch và vò nát, cho lá lốt vào nấu cùng với 500 ml nước và 1 ít muối. Tiếp tục đun sôi hỗn hợp trong 2 phút và bắc nước ra để xông vùng kín. 1.8. Lá húng quế giúp giảm tình trạng vùng kín có mùi hôi Lá húng quế có tính kháng khuẩn mạnh, tinh dầu húng quế có vị thơm tự nhiên. Có chứa các chất chống viêm nhiễm, trị ngứa âm đạo. Vì thế nếu sử dụng nước lá húng quế xông vùng kín thường xuyên sẽ giúp âm đạo giữ được độ cân bằng và có mùi thơm tự nhiên. Cách thực hiện: Đem húng quế đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Vò nát húng quế và đem đun sôi cùng 550ml nước. Đun sôi trong 5 phút. Tiến hành xông hơi từ 10 – 15 phút. 1.9. Trị mùi hôi vùng kín bằng nước lá ổi Lá ổi được biết đến như một loại cây thuốc có công dụng chống viêm da hiệu quả. Đồng thời vị thuốc này cũng có tác dụng chữa mùi hôi ở vùng kín rất tốt. Chính là vì thành phần tinh dầu “đặc biệt” trong lá ổi. Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời điều trị viêm nhiễm, viêm ngứa vùng kín. Cách thực hiện: Chuẩn bị những lá ổi tươi, không quá già, cũng không quá non. Đem lá ổi rửa sạch và vò nát. Sau đó đem lá ổi đun sôi trong vòng 15 phút để các chất trong lá ổi tiết ra. Nhớ cho thêm 1 chút muối vào nước lá ổi để tăng cường tính chống nhiễm khuẩn. Tiến hành xông hơi 10 – 15 phút nhé. 2. Vệ sinh đúng cách – Chữa trị vùng kín có mùi hôi Tuy nhiên, phương pháp xông hơi có hiệu quả cao nhưng lại mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, dung dịch vệ sinh phụ nữ chính là cứu cánh cho bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, không nên có quá nhiều bọt. Và mỗi ngày chỉ nên vệ sinh bằng dung dịch 1 lần và giữ vùng kín khô thoáng. Vậy thì hiện nay có loại dung dịch vệ sinh an toàn cho chị em hay không? Hiểu được điều này, Mây Hồng đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ để cho ra mắt sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không và Bọt vệ sinh Mây Hồng Lô hội. 2.1 Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. 2.2 Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10445/20/CBMP-HN Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. 3. Mặc quần áo thoải mái Quần áo bó sát cũng là thủ phạm khó lường có thể gây mùi hôi vùng kín. Loại trang phục này có thể dẫn truyền chất phân còn sót lại vào trong âm đạo, gây nhiễm trùng và mùi hôi. Bạn hãy lựa chọn các loại đồ lót có chất liệu cotton thoáng khí để khử mùi hôi vùng kín. Chất liệu cotton ít có khả năng giữ độ ẩm lâu, từ khó hạn chế vi khuẩn tích tụ và gây ra mùi khó chịu. 4. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng Các thực phẩm chứa nhiều đường có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm men, làm thay đổi mùi âm đạo. Không những thế, một số thực phẩm khác cũng làm thay đổi mùi âm đạo. Ví dụ như hành, toi, cà phê, rượu,… đều là những thực phẩm có mùi rất nồng. Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của thực phẩm có thể làm thay đổi mùi âm đạo. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ giúp ích cho bạn trong việc hạn chế mùi vùng kín là dưa hấu, táo và cần tây. Bên cạnh đó, thói quen uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Bởi lẽ nếu cơ thể đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nước cũng giúp bạn tránh gây mùi mồ hôi khó chịu, hạn chế mùi âm đạo và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Lời kết Mây Hồng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình khi vùng kín có mùi. Đồng thời cũng đưa ra các biện pháp chữa trị cực kì an toàn, hiệu quả tại nhà cho chị em áp dụng. Hi vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn xinh đẹp và thành công! Chia sẻ