Chăm sóc vùng kín

Hướng Dẫn Vệ Sinh Vùng Kín Sau Khi Quan Hệ An Toàn Đúng Cách

Âm đạo của nữ giới sẽ luôn co dãn để phù hợp với điều kiện thực tế. Vì thế mà sau khi quan hệ, âm đạo thường ở trạng thái giãn rộng. Lúc này, “cô bé” sẽ vô cùng nhạy cảm với những phản ứng từ môi trường bên ngoài, chỉ cần không được chăm sóc đúng cách là có thể bị nhiễm trùng. Do đó, chị em cần đặc biệt quan tâm việc vệ sinh vùng kín đúng cách sau khi quan hệ. Điều này không những đảm bảo vệ sinh cho “cô bé”, mà nó còn giúp đảm bảo sức khỏe cho cơ thể của bạn sau này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Mây Hồng nhé! Hướng dẫn vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ đúng cách 1. Không nên đi vệ sinh sau quan hệ Khi âm đạo ở trạng thái giãn nở rộng, vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Việc đi tiểu có thể giúp loại bỏ một phần những vi khuẩn này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi vệ sinh sau khi quan hệ từ 15 – 30 phút. Đi vệ sinh ngay sau khi quan hệ không hề được khuyến khích. 2. Uống nước sau khi quan hệ Sau khi tốn nhiều năng lực khi “yêu”, việc cung cấp lượng nước cho cơ thể là cần thiết. Nó sẽ thúc đẩy việc đi vệ sinh sau khi quan hệ. Không chỉ sau khi quan hệ, trước khi “yêu” bạn cũng cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để cuộc yêu được vận hành trơn tru nhất. 3. Rửa tay sạch trước khi vệ sinh vùng kín Việc sử dụng tay để vệ sinh vùng kín là rất phổ biến. Vì vậy trước khi vệ sinh vùng kín, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Hãy tập thói quen rửa tay trước và sau khi vệ sinh vùng kín. Điều này giúp bạn tránh vi khuẩn truyền từ ngoài vào trong âm đạo và ngược lại nhé! 4. Mặc quần áo thoải mái khi ngủ Sau cuộc mặn nồng, mồ hôi tiết ra từ cơ thể sẽ khiến vi khuẩn và vi nấm phát triển mạnh. Vì vậy bạn chỉ nên mặc quần lót và quần áo thoải mái để tránh tình trạng cơ thể không thể xả hơi. Bạn có thể sử dụng các loại quần lót/quần áo cotton. Hoặc nếu có thể thì bạn chỉ nên mặc đồ lót để cơ thể được thoát hơi nhanh nhất. 5. Khử trùng đồ chơi tình dục (nếu sử dụng) Nếu trong quá trình “yêu”, bạn có sử dụng đồ chơi tình dục thì hãy chú ý. Những dụng cụ này có thể mang rất nhiều vi khuẩn, virus và vi nấm. Nó có thể làm lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nhiễm trùng từ người qua người. Sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy vệ sinh dụng cụ đúng cách tùy theo loại sản phẩm của bạn. Một số loại cần khử trùng bằng dung dịch vệ sinh. Còn một số loại thì chỉ cần rửa bằng nước sôi là có thể đảm bảo an toàn. Đặc biệt chú ý là không được sử dụng chung đồ chơi tình dục với người khác! 6. Tắm rửa sạch sẽ sau khi quan hệ Nếu như có thể tắm rửa để làm sạch mồ hơi và những dịch nhầy sau quan hệ thì càng tốt. Còn không thì bạn cũng cần vệ sinh qua vùng kín và dùng lau mềm lau khô, tránh để vùng kín bị ẩm ướt, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vệ sinh vùng kín, cần chú ý vệ sinh từ trước ra sau, tránh làm ngược lại vì có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo. Bạn có thể kết hợp sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ cho “cô bé”. Giúp làm dịu cho những giây phút ma sát mạnh trong cuộc yêu vừa rồi. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bọt vệ sinh Mây Hồng nhà Cỏ Mềm Homelab với những thành phần, nguyên liệu thiên nhiên dịu nhẹ với vùng nhạy cảm. Chắc chắn “cô bé” của bạn sẽ được yêu thương đúng cách! 6.1: Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngayĐặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây 6.2: Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10457/21/CBMP-HN   Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngayĐặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây Lời kết Bài viết trên của Mây Hồng đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ đúng cách, cũng như những lưu ý trước và sau quan hệ. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng để cuộc yêu được hạnh phúc nhất nhé! Chia sẻ

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là cái tên rất quen thuộc với các chị em phụ nữ. Đây là một căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai. Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chưng và phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết này Mây Hồng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích cũng như các điều trị căn bệnh này nhé. Viêm lộ tuyến cổ tử cung Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh gì? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng từ trong ống tử cung xâm lấn ra bên ngoài gây tổn thương tử cung. Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, đang độ tuổi sinh đẻ hoặc mới sinh thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Có một vài trường hợp đặc biệt viêm lộ tuyến là do bẩm sinh. Đây là bệnh mang bản chất là tổn thương lành tính. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điệu trị kịp thời thì cũng sẽ có những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung Dấu hiệu nổi bất nhất đó là tình trạng khí hư xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, nếu ở trong trường hợp viêm mức độ nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng. Một số dấu hiệu khí hư cảnh báo bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là: Khí hư xuất hiện nhiều, có màu trắng đục hoặc màu sắc bất thường như màu vàng hoặc xanh. Khí hư dạng bã đậu hoặc lỏng như nước. Khí hư kèm theo hôi tanh khó chịu, có bọt và xuất hiện tình trạng ngứa, rát âm đạo. Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nặng, ngoài những dấu hiệu về khí hư thì còn có thể xuất hiện những biểu hiện sau: Khi quan hệ tình dục bị ra máu nhiều. Xuất huyết âm đạo không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bùng dưới. Rối loạn kinh nguyện. Giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung ở các chị em Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chị em mắc phải viêm lộ tuyến cổ tử cung: 1. Rối loạn nội tiết tố Mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh… khiến cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi, từ đó dẫn tới rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố là vấn đề rất thông thường nhưng đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung. Do đó các chị em trong giai đoạn nhậy cảm cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đồng thời hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều… 2. Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách Rất nhiều trường hợp chị em mắc phải đó là: không vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày; thường thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa quá lâu hay lạm dụng xà phòng… Đó đều là những điều kiện lý tưởng để mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong vùng kín và gây bệnh. Chính vì vậy chị em cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín đặc biệt khi đến kỳ kinh nguyệt, cần vệ sinh trước và sau khi quan hệ. 3. Phá thai nhiều lần Mỗi lần phá thai niêm mạc cổ tử cung của bạn sẽ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập thậm chí là gây ra viêm loét. Đặc biệt trong những trường hợp phá thai tại các địa điểm kém chất lượng, dụng cụ không đầy đủ, phương tiện kỹ thuật và tay nghề kém… không chỉ gây biến chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung mà còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 4. Quan hệ tình dục không an toàn Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục quá thô bạo, quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau, quan hệ liên tục… đây là những việc làm thể hiện bạn đang có những mỗi quan hệ tình dục không an toàn. Từ đó khiến chị em tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung. 5. Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung…), bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội (lậu, sùi mào gà…) mà không được điều trị kịp thời, đúng cách gây biến chứng. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? Bản thân lộ tuyến cổ tử cung là một tổn thương lành tính nhưng nó lại là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: 1. Gây bệnh ở cơ quan sinh dục Trong giai đoạn mắc bệnh, bệnh nhân có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ bị nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là vị trí ưa thích của các loại vi khuẩn như trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, nấm hay vi khuẩn lậu, vi khuẩn chlamydia, virus gây mụn rộp… Từ đó sẽ là điều kiện cho một số bệnh như viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên gây viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung… phát triển. 2. Có thể dẫn tới vô sinh Khi tăng tiết dịch âm đạo, tình trùng sẽ bị cản trở quá trình đi vào gặp trứng. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn khiến cho độ pH âm đạo thay đổi, khiến tinh trùng khó sống khi vừa vào đến âm đạo và khó gặp được trứng. Do đó khả năng sinh sản ở phụ nữ giảm và gây vô sinh. 3. Ung thư cổ tử cung Lộ tuyến là một tổn thương lành, nhưng trong quá trình chúng xâm lấn, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ có phản ứng tăng sinh để đẩy lùi sự xâm lấn. Hệ quả của quá trình này là làm xuất hiện những tổn thương có thể dẫn đến ung thư. Nếu như tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung không được điều trị dứt điểm mà tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nếu bị lộ tuyến kèm theo viêm cổ tử cung kéo dài thì sẽ làm cổ tử cung to và dài ra, gây hiểu lầm là tình trạng sa dạ con. Các giai đoạn của bệnh Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh với những triệu chứng khá mờ nhạt và khó nhận biết. Các biểu hiện thường gặp là tình trạng khí hư ra nhiều bất thường, có màu vàng hoặc trắng đục và mùi hôi khó chịu kèm theo. Bên cạnh đó, chị em có thể xuất hiện thêm triệu chứng ngứa ngáy vùng kín, càng gãi càng ngứa. Phạm vi mang bệnh vào khoảng 1/3 diện tích cổ tử cung. Giai đoạn 2: Triệu chứng lúc này đã rõ ràng hơn, dấu hiệu khó hư bất thường thêm trầm trọng kèm theo cảm giác đau rát, khó chịu. Phạm vi thương tổn có thể xác định vào khoảng 2/3 diện tích cổ tử cung. Giai đoạn 3: Lúc này, phạm vi viêm nhiễm lộ tuyến đã xâm lấn gần hết cổ tử cung. Ở giai đoạn này, ngoài các dấu hiệu được đề cập ở trên chị em còn có thể xuất hiện tình trạng chảy máu vùng kín. Dịch tiết âm đạo nhiều bất thường và đặc quánh làm cản trở trứng và tinh trùng gặp nhau. Đây là giai đoạn cuối có nhiều nguy cơ biến chứng gây polyp cổ tử cung, u nang cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay Viêm lộ tuyến sẽ rất dễ chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm bởi đây là một căn bệnh lành tính. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay đó là: 1. Điều trị bằng thuốc Phương pháp này sẽ được bác sĩ khuyên sử dụng đối với giai đoạn đầu của bệnh. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng: Thuốc kháng sinh: thuốc này dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm ở lộ tuyến cổ tử cung. Đặc biệt, khi sử dụng những loại thuốc này cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua về sử dụng. Thuốc đặt âm đạo: Thường chỉ sử dụng cho những trường hợp viêm nhẹ. 2. Áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại Trong trường hợp tình trạng viêm quá nặng và việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị hiện đại sau: – Phương pháp áp lạnh: Đây là một phương pháp làm các tế bào viêm đông lại bằng cách dùng một loại dụng cụ y tế bằng kim loại áp sát vào vùng cần chữa trị. Sau đó, bơm khí Nitơ hóa lỏng vào. Cách chữa trị này khá nhanh và có thể tiêu diệt hiệu quả tác nhân gây bệnh. – Đốt điện: đây là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao và ít tái lại nhiều lần. – Phương pháp Dao LEEP: đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả tốt nhất. Bằng việc cắt bỏ hoàn toàn tế bào viêm bởi dây quây điện với điện thế thấp. Đặc biệt, quá trình hồi phục sau khi thực hiện phương pháp chữa trị này khá nhanh. Ngăn ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung Nên có những biên pháp để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung, các chuyên gia khuyên rằng: Quan hệ tình dục an toàn, tránh hoạt động tình dục thô bạo gây tổn thương vùng kín. Hạn chế tối đa việc nạo phá tha và sử dụng thuốc tránh thai. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho vùng âm đạo, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm nhiễm. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ cùng với sản phẩm vệ sinh vùng kín hàng ngày. Nếu chỉ vệ sinh bằng nước không thì chắc chắn rằng vùng kín của bạn sẽ không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Bọt vệ sinh Mây Hồng – sản phẩm vệ sinh âm đạo hàng ngày chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và lành tính. Hiện nay, Mây Hồng có 2 dòng sản phẩm chính là Mây Hồng Trầu Không và Mây Hồng Lô Hội đã và đang được hơn 30.000 chị em tin dùng bởi những ưu điểm nổi bật của sản phẩm như: dạng bọt siêu mịn, chứa axit lactic giúp cân bằng độ pH, không chứa chất gây bào mòn… Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng chị em trong việc vệ sinh và chăm sóc vùng kín hàng ngày giúp làm sạch sâu và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Lời kết Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ở các chị em phụ nữ. Tuy chỉ là những tổ thương lành, nhưng các bạn cũng không nên chủ quan vì nó sẽ dẫn đến những nguy hiểm rất đáng tiếc nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và áp dụng được vào thực tiễn. Chia sẻ

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn đúng cách

Liệu rằng cách vệ sinh vùng kín cho bé yêu của bạn có thật sự là an toàn và hiệu quả hay không? Cơ thể của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, cần phải được chăm sóc rất cẩn thận. Đặc biệt đối với bé gái, vùng kín có cấu tạo phức tạp hơn bé trai nên việc vệ sinh chưa bao giờ là đơn giản. Hiểu được nỗi băn khoăn của các mẹ, bài viết này Mây Hồng sẽ cùng các mẹ tìm ra cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất. Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm vì vậy cần phải được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh có quan trọng không? Vì tính chất công việc cùng như thời gian hạn chế, việc bố mẹ để em bé đóng bỉm thường xuyên rất phổ biến hiện nay. Thậm chí còn không thường xuyên kiểm tra hay thay bỉm cho con. Trong nước tiểu và phân có chứa nhiều axit và các vi khuẩn có hại, nên việc đeo bỉm nhiều và ít chăm sóc vệ sinh cẩn thận rất dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe như: Viêm nhiễm vùng kín có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc do ngứa rát, da bị hăm đỏ gây đau. Trẻ bị viêm nhiễm vùng kín có thể bỏ ăn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu không điều trị cẩn thận có thể ảnh hưởng đến vấn đề sản khoa trong tương lai. Trẻ em cũng có hệ sinh dục cơ bản như ở người lớn, nhưng tất cả đều đang trên đà hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Với bé gái thì vùng kín cần được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận như người lớn để tránh những tình trạng viêm nhiễm không đáng có. Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi tắm rửa cho em bé. Chuẩn bị một chậu nước ấm (dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước khoảng 35-38 độ C). Bước 2: Dùng miếng khăn xô mềm, nhúng ướt nước ấm và quấn quanh ngón tay trỏ hoặc ngón cái nhẹ nhàng rồi lau dọc xung quanh vùng kín của bé. Bước 3: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng ướt, quấn quanh ngón tay của mình và nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp. Không cần thiết phải tách môi âm đạo, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Không lau rửa sâu bên trong và đừng dùng xà phòng vì sẽ làm cho bé bị rát. Hãy thực hiện đúng động tác rửa từ trước ra sau để đảm bảo những vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vùng kín của bé. Bước 4: Sau khi vùng kín của bé đã được vệ sinh sạch sẽ, mẹ dùng khăn mềm sạch để thấm khô vùng kín rồi mới đóng bỉm và mặc quần áo vào. Những lầm tưởng của mẹ khi vệ sinh vùng kín cho con yêu Vùng kín của bé gái sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy cần phải được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Nếu như mắc phải một trong số những lầm tưởng dưới đây, rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 1. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nước muối sinh lý rất an toàn nên đã sử dụng để vệ sinh vùng kín cho con. Tuy nhiên, nước muối có tính kiềm, trong khi pH âm đạo của bé ở mức trung tính do đó sử dụng cũng sẽ làm môi trường pH âm đạo mất cân bằng. 2. Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh bằng lá chè Khi thấy vùng kín của con hăm đỏ và có mùi hôi do đóng bỉm nhiều, các mẹ thường áp dụng phương pháp dân gian rửa nước lá chè cho bé. Lá trà có tính sát khuẩn rất mạnh, khó xác định nồng độ chuẩn khi pha loãng, gây mất cân bằng pH âm đạo. 3. Vệ sinh bằng nước lọc Các mẹ thường quan niệm rằng trẻ nhỏ thì không thể nào bị viêm nhiễm vùng kín. Chính vì vậy, việc vệ sinh vùng kín cho bé chưa được chú trọng nên các mẹ chỉ rửa qua loa bằng nước lọc. Tuy nhiên điều này sẽ không thể làm sạch vùng kín của con hoàn toàn, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa. 4. Vệ sinh vùng kín cho con bằng sữa tắm. Khi tắm cho con các mẹ thường có thói quen dùng luôn sữa tắm toàn thân để rửa vùng kín cho bé vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp vùng kín của con sạch sẽ, thơm tho. Nhưng lại không hề biết rằng trong sữa tắm, chất kiềm, tẩy rửa dễ làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi tại vùng kín và dễ gây kích ứng lên làn da nhạy cảm của con. 5. Sử dụng dung dịch vệ sinh của mẹ Cũng giống như sữa tắm thì dung dịch vệ sinh của mẹ cũng không an toàn và phù hợp với môi trường pH âm đạo của con. Do chứa chất tạo màu, tạo bọt,và tính sát khuẩn cao, khiến vùng kín bé dễ bị viêm nhiễm hơn. Vì vậy các mẹ không nên dùng cách này để vệ sinh vùng kín cho con. Dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm vùng kín ở bé gái Các mẹ đừng bao giờ chủ quan rằng bé gái sơ sinh sẽ không mắc các bệnh phụ khoa. Nếu vệ sinh không đúng cách thì viêm nhiễm vùng kín ở trẻ là điều đương nhiên. Nếu thấy bé có một số hiện tượng sau thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị ngay nhé: Khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, tiểu tiện khó thì trẻ sẽ quấy khóc. Trong khi đó, môi nhỏ của vùng kín nếu bị viêm và dính vào với nhau sẽ khiến lỗ tiểu bị che kín, khi đi tiểu không thành dòng mà bé gái sơ sinh đi tiểu sẽ bị tắc, chia nhỏ tia, đây là dấu hiệu mẹ cần lưu ý cảnh báo rằng bé có khả năng bị chứng nhiễm khuẩn đường tiểu. Vùng kín của bé mẩn đỏ, ngứa và nổi hăm hoặc rôm sảy li ti do cha mẹ đóng bỉm quá chặt hoặc không thay mới thường xuyên. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh Trẻ ở độ tuổi sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy khi vệ sinh vùng kín cho con, mẹ cần lưu ý một số điều sau: – Đối với trẻ sơ sinh, mỗi ngày mẹ có thể tắm cho bé một hoặc hai lần. Mỗi lần tắm rửa sạch và vệ sinh vùng kín cho bé để bé không bị hăm tã và ngứa ngáy. Ngoài ra sau mỗi lần bé đi tiểu hoặc đi cầu cũng nên được rửa bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm hoặc bông gòn. – Ngoài việc rửa môi ngoài thì khi vệ sinh vùng kín cho bé cần phải lưu ý rửa cả môi nhỏ. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu để làm mềm các mảng dơ bám ở đây (nếu có) trước khi vệ sinh như thông thường. – Trong khi rửa âm đạo mẹ thấy hiện tượng tiết dịch trong, không mùi thì đây là hiện tượng bình thường. – Thay bỉm, tã cho bé 3 giờ một lần nếu dùng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, bề mặt khô thoáng. Lời kết Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Hi vọng cách vệ sinh vùng kín cho bé này có thể giúp phụ huynh có biện pháp phù hợp khi vệ sinh vùng kín cho bé và giữ vùng kín của bé gái sạch sẽ Chia sẻ

Trị Ngứa Vùng Kín Bằng Nước Muối Nên Hay Không?

Các vấn đề về vùng kín vẫn luôn là tâm điểm chú ý của chị em. Tình trạng như ngứa ngáy, vùng kín có mùi hôi luôn là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân là do đâu, việc trị ngứa vùng kín bằng nước muối có an toàn không? Hãy cùng Mây Hồng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé! Muối có tác dụng gì trong chữa trị ngứa vùng kín? Muối có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, có chức năng giúp phòng ngừa viêm nhiễm. Vì vậy nên muối được sử dụng làm nguyên liệu để chữa trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Muối có tính sát khuẩn khá tốt, dùng muối hòa với nước và thấm vào vết nhiễm trùng trên cơ thể có thể loại bỏ những vi khuẩn đang tích tụ. Đối với vùng nhạy cảm của chị em, chỉ cần dùng nước muối để rửa thì có thể giúp vùng kín sạch sẽ hơn. Hạn chế sự phát triển sinh sôi của các vi nấm, vi khuẩn gây hại,… Nguyên nhân vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu? Để chữa trị vùng kín bị ngứa ngáy hiệu quả và không tái diễn, trước tiên người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Vùng kín là khu vực nhạy cảm, thường xuyên ẩm ướt. Vì vậy nên những viêm nhiễm có thể xảy ra khi bạn lơ là trong chăm sóc. Những nguyên nhân cụ thể phát sinh tình trạng này là: 1. Quần lót quá chật Thói quen mặc quần lót chật sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến vùng kín. Đặc biệt là các viêm nhiễm phát sinh mùi hôi. Việc mặc những chiếc quần chật bó vùng kín khiến “vùng nhạy cảm” của bạn đổ mồ hôi và không thể nào thoát hơi được. Kết hợp với dịch âm đạo và nước tiểu sẽ gây mùi khó chịu bám trên quần lót của bạn. Nếu tái diễn thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh viêm nang lông vùng kín phổ biến vào mùa nóng. 2. Dị ứng với bao cao su Một số chị em bị dị ứng với các chất bôi trơn hoặc chất gây tê trong bao cao su. Chủ yếu thành phần của bao cao su là polyisoprene. Là thành phần gel nhầy có tác dụng làm giảm ma sát khi quan hệ. Tuy nhiên một số loại bao cao su chứa thành phần gel có chất tạo mùi hương để kích thích hưng phấn. Đây có thể là nguyên nhân gây kích ứng “cô bé” và khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu. 3. Do vệ sinh không đúng cách Nguyên nhân chủ yếu làm cô bé có mùi hôi là thói quen lười vệ sinh vùng kín. Mùi hôi này có thể là kết hợp của nước tiểu dư thừa và dịch nhầy âm đạo. Thường thì bạn không dùng giấy thấm vùng kín mà chỉ sử dụng vòi xịt. Khi những giọt nước tiểu còn lại sẽ đọng trên lớp vải quần lót và lớp lông xung quanh, tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu. Nếu mùi hôi đến từ nước tiểu đọng lại thì bạn chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ thì vùng kín sẽ khô thoáng trở lại. Bạn có thể mang theo băng vệ sinh hàng ngày để thấm các chất dịch hay nước tiểu còn dính sau khi đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp cô bé của bạn bớt nặng mùi đó nhé! 4. Do bị viêm âm đạo Đa số phụ nữ đều bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Viêm âm đạo xảy ra khi nấm, vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo qua đường quan hệ tình dục, hoặc do vấn đề vệ sinh kém. Trong đó biểu hiện vùng kín có mùi hôi được xem là triệu chứng của giai đoạn khởi phát viêm âm đạo kèm theo đó người bệnh sẽ nhận thấy cơn ngứa ngáy âm ỉ rất khó chịu. Khi bệnh viêm âm đạo tiến triển nặng hơn, vùng kín có thể xuất hiện khứ hư màu trắng đục, vón cục. Thậm chí là khí hư có thể chuyển sang màu vàng nhạt, có mùi hôi tanh, âm đạo thì nóng rát và ngứa ngáy,… Tình trạng viêm âm đạo có thể lây nhiễm sâu vào bên trong. Đặc biệt sau khi quan hệ tình dục mùi hôi sẽ nồng nặc hơn. Âm đạo bị viêm nhiễm có khả năng biến chứng thành viêm cổ tử cung, viêm đường tiết liệu, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,… Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các chị em sau này. Cách trị ngứa vùng kín bằng nước muối an toàn tại nhà Phương pháp xông hơi vùng kín rất phổ biến bởi sự hữu hiệu của nó. Bởi lẽ sau một thời gian tình trạng ngứa ngáy sẽ cải thiện một cách đáng kể. Và với các phương pháp xông hơi này, bạn nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần cách ngày để đạt hiệu quả cao nhất nhé. 1. Trị ngứa vùng kín bằng nước muối Bằng cách xông hơi vùng kín kết hợp với một ít muối sẽ giúp giữ vệ sinh vùng kín và vừa giúp loại bỏ các mùi hôi khó chịu ở cô bé. Và bạn nên sử dụng muối tự nhiên nhé! Cách thực hiện: Chuẩn bị hỗn hợp nước muối theo tỉ lệ 1 phần muối và 10 phần nước. Đun sôi hỗn hợp nước muối đến khi sôi. Tiến hành xông vùng kín trong khoảng 15 phút. 2. Trị ngứa vùng kín bằng nước muối kết hợp lá trầu không Lá trầu không có công dụng chính là đẩy lùi viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của nấm ngứa. Đối với những trường hợp vùng kín có mùi hôi do viêm âm đạo từ nấm, vi khuẩn. Thì bạn có thể áp dụng cách điều trị từ lá trầu không. Tinh dầu lá trầu không loại bỏ cơn ngứa và đánh bay mùi hôi vùng kín hiệu quả. Đồng thời lá trầu không còn giúp giảm vết thâm, se khít âm đạo và sát trùng đối với phụ nữ sau sinh. Xông nước lá trầu không là phương pháp đơn giản giúp vùng kín của chị em luôn thơm mát, sạch sẽ và trở nên hồng hào hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối và 4 – 5 lá trầu không rửa sạch. Đun sôi hỗn hợp lá và 300ml nước trong 15p. Cho thêm 2 thìa muối và khuấy đều tay. Tiến hánh xông hơi từ 10 – 15 phút. Sau khi xông hơi xong, bạn có thể dùng nước này để để rửa vùng kín và lau khô. 3. Trị ngứa vùng kín bằng nước muối cùng lá trà xanh Dùng trà xanh để vệ sinh vùng kín mang lại hiệu quả an toàn giúp giảm mùi hôi, giảm ngứa và cân bằng pH cho vùng kín hiệu quả. Sau khi thực hiện, vùng kín hết viêm nhiễm và mùi hôi cũng được loại bỏ hoàn toàn. Với phương pháp này, bạn nên dùng lá trà xanh tươi sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và 2 thìa muối tinh. Sau đó vò nát và cho vào nồi đun cùng nước trong 15 phút. Khi nước sôi bạn thêm vào hỗn hợp 2 thìa muối để tăng tính sát khuẩn. Tiến hành xông hơi từ 10 – 15 phút bạn nhé. Và tránh để bị bỏng! Lưu ý gì khi trị ngứa vùng kín bằng nước muối? Những lưu ý bạn cần để tâm khi trị ngứa vùng kín bằng nước muối. Dù nước muối có khả năng chữa trị ngứa ngáy nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ gây phản tác dụng. Đồng thời cũng cần có những thay đổi để vùng kín khỏe mạnh hơn. Không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo. Luôn rửa sạch, vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Tránh mặc đồ lót quá chật, gây khó chịu, bí bách. Nếu bị nặng thì cần đi khám và thực hiện điều trị theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp nào không nên rửa vùng kín bằng nước muối Tuy nhiên, những người ở trong trường hợp sau không nên sử dụng nước muối để điều trị. Bởi lẽ nó sẽ gây bệnh trở nên càng nghiêm trọng, khó chữa hơn. Người mắc bệnh viêm phụ khoa: viêm nhiễm tử cung do vi khuẩn Candida gây ra. Viêm loét âm hộ/ âm đạo ở mức nặng. Dùng nước muối trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng ngứa ngáy nặng hơn. Những người có tổn thương hở ở vùng nhạy cảm. Nước muối có thể làm vết thương lở loét rộng hơn, tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập. Hoặc là những người bị dị ứng với các nguyên liệu kết hợp sử dụng với nước muối để chữa trị. Có nên áp dụng chữa trị ngứa vùng kín bằng nước muối không? Có người áp dụng trị ngứa vùng kín bằng nước muối thì hiệu quả rất tốt. Nhưng có chị em thì lại cảm thấy ngày càng khó chịu hơn. Vậy thì sự thật đằng sau phương pháp này là gì? Nước muối có thực sự tốt trong việc điều trị ngứa vùng kín không? Nước muối chỉ có khả năng điều trị ngứa vùng kín trong trường hợp bạn bị mắc bệnh nhẹ. Do bạn vệ sinh không sạch sẽ trong một thời gian ngắn thì nước muối sẽ phát huy tác dụng. Còn nếu là do bạn mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nặng thì nước muối sẽ không phát huy tác dụng. Như đã nói ở trên, nếu chị em nằm trong các trường hợp không nên sử dụng phương pháp này. Thì tình trạng ngứa ngáy vùng kín sẽ ngày càng trở nên nguy hại. Vì vậy, chị em cần đến thăm khám tại bệnh viện uy tín; và thực hiện chữa bệnh theo pháp đồ điều trị của bác sĩ. Chú ý không tự thực hiện chữa trị mà không có sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn. Trị ngứa vùng kín với Bọt vệ sinh Mây Hồng cực kì an toàn Nếu bạn không thể sử dụng nước muối vì lý do nào đó. Hoặc không có thời gian để thực hiện các phương pháp xông hơi bằng nước muối thì có thể sử dụng Bọt vệ sinh Mây Hồng. Với thành phần làm sạch hoàn toàn thiên nhiên, Mây Hồng hạn chế tối đa những cơn ngứa ngáy gây ra do vùng kín bị kích ứng bởi chất tẩy rửa. Mây Hồng còn chứa Trầu không, nghệ vàng kháng khuẩn cực kì hiệu quả, làm dịu ngay cơn ngứa. 2.1: Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. 2.2: Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10445/20/CBMP-HN Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Lời kết Mây Hồng đã giúp bạn hiểu một cách chi tiết về phương pháp chữa trị ngứa vùng kín bằng nước muối. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Sau khi sinh em bé, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều. Lúc này nội tiết tố của phụ nữ còn chưa ổn định, cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn. Do đó rối loạn kinh nguyệt xảy ra là vấn đề rất dễ gặp phải ở nhiều chị em phụ nữ. Vậy còn nguyên nhân nào gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh nữa không? Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Phải làm thế nào khi gặp tình trạng này? Cùng trả lời các câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé! Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt Sau khi sinh con khi nào thì có kinh trở lại Sau khi sinh em bé xong, thời gian kinh nguyệt trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormone, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau sinh. Trong đó, phụ nữ trong quá trình cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thời gian có lại của kinh nguyệt. Chất prolactin – hormone sản xuất ra sửa mẹ chính là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu sau khi sinh bạn không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại từ khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian có kinh nguyệt kéo dài hơn khoảng sau 6 tháng hoặc có thể lâu hơn sau khi sinh. Có những trường hợp đặc biệt, kinh nguyệt có lại chỉ khi người mẹ ngừng cho con bú. Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh Giống như các biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt thông thường, mẹ sau sinh cũng có các biểu hiện như: – Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 27 đến 32 ngày và mỗi đợt kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Trong thường hợp chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. – Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. – Mất kinh quá lâu: Thời gian có kinh lại sau sinh như ở trên Mây Hồng đã đề cập. Nếu như bạn mất kinh quá lâu so với thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt. – Đau bụng dữ dội: Bình thường, đến thời kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện những cơn đau tỏng ngày đấu tiên. Nhưng nếu mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh. – Đau đầu vú: Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể thay đổi về số ngày hành kinh, lượng máu kinh hoặc khoảng cách giữa các chu kỳ so với trước khi sinh. 1. Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh không đều Chu kỳ sinh nguyệt sau sinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với trước; lượng kinh nguyệt cũng có thể nhiều hoặc ít hơn; thậm chí chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, các mẹ còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Nguyên nhân là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chứa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé (mặc dù nó có thể vẫn lớn hơn bình thường một chút). Khi đó, lớp lót nội mạc tử cung cần có thời gian hồi phục lại sau sự thay đổi. Bạn sẽ nhận thấy những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt sau mỗi lần sinh sẽ khác nhau, vì quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau. Lúc này hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh cần phải có thời gian để trở lại bình thường. Đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một vài tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. 2. Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh ra nhiều Sau khi sinh con, chu kỳ kinh nguyệt  có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thai của bạn. Kèm với đó là những cơn đau bụng kinh dữ dội hơn. Do lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Sau một thời gian ở những chu kỳ kinh tiếp theo lượng kinh nguyệt sẽ giảm dần: Một số nguyện nhân khác khiến kinh nguyệt sau sinh ra nhiều: Polyp và u xơ dưới niêm mạc. Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau. Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone. Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém. Trong trường hợp này, chị em cần phải thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi giờ một lần. Nếu lượng máu ra quá nhiều bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì có thể bạn đang bị băng huyết. 3. Một số nguyên nhân khác hay gặp – Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần phải có 1 khoảng thời gian thì mới có thể bình phục lại. Khoảng thời gian này có thể có nhiều bất ổn, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cần bằng. Đây cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh. – Tâm lý bất ổn sau sinh: Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì thời gian bị đảo lộn cũng như phải chăm con nhỏ, thức đêm,… Những trường hợp này sẽ rất dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. – Bệnh phụ khoa: Cơ thể sau sinh sẽ bị suy yếu, đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Bệnh phụ khoa là những yếu tố không thể thiếu dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt nữ giới sau sinh. Nên làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe, phụ nữ sau khi sinh mổ và sinh thường có thể áp dụng một số biện pháp an toàn sau: 1. Có chế độ ăn uống khoa học – Bổ sung vào cơ thể đậu nành và các sản phẩm từ loại đậu này vào chế độ dinh dưỡng. Isoflavone trong đậu nành được ví như “estrogen” tự nhiên có khả năng ổn định nội tiết tố, duy trì vóc dáng, làn da của phái nữ và hỗ trợ cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. – Bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản,… – Tập trung vào các chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. – Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, không ăn quá đói hoặc quá no. Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng. – Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Hạn chế  dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và các loại thức uống chứa cồn khác. 2. Thời gian sinh hoạt hợp lý – Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược. – Không được quá căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều. Hãy nghe nhạc, nghỉ ngơi, đọc sách, chăm sóc da chơi với thú cưng và trò chuyện với các thành viên trong gia đình nếu cảm thấy mệt mỏi, áp lực. – Tập thể thao cường độ nhẹ như đi bộ hoặc yoga. Tập thể dục không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp; phục hồi thể trạng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh. – Nếu có vấn đề lo lắng, nên chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Trong trường hợp xuất hiện những hành vi và suy nghĩ bất thường; cần tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất. – Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời và người thân trong gia đình. 3. Các biểu hiện cần phải đến gặp bác sĩ Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu báo các bệnh phụ khoa như nhiễm trùng, u xơ hoặc polyp. Chính vì vậy, bạn cần phải chú ý đến dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt; nếu bạn gặp những biểu hiện sau cần phải đến gặp bác sẽ để được tư vấn và điều trị. – Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn. – Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài. – Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ – Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú. 4. Vệ sinh vùng kín hàng ngày với Bọt vệ sinh Mây Hồng Trong trường họp lượng kinh ra nhiều nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Hơn nữa, sau khi sinh con vùng kín của phụ nữ sẽ có những thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thì vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập và gây bệnh. Bọt vệ sinh Mây Hồng là một sản phẩm vệ sinh vùng kín hàng ngày an toàn và lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên đang được rất nhiều các chị em tin dùng. Với 2 dòng sản phẩm chính là Mây Hồng trầu không và Mây Hồng lô hội, sản phẩm có tác dụng làm sạch sâu, kháng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm mùi hôi, giúp da săn se và mau lành tổn thương. Những ưu điểm nổi bật của Mây Hồng như: – Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm. – Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại. – Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi. – Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS. Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các bà mẹ sau sinh! Lời kết Trên đây là những thông tin mà Mây Hồng muốn gửi đến bạn đọc về vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Đây là hiện tượng phổ biến nhưng chị em cũng không nên chủ quan vì nó có thể sẽ là nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh phụ khoa. Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Chia sẻ

Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, cách phòng, điều trị

Ở tuổi dậy thì, bạn cũng rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo nếu không biết vệ sinh đúng cách. Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm âm đạo. Ngứa vùng kín nữ ở tuổi dậy thì không phải là một triệu chứng hiếm gặp, ngay cả bạn chưa quan hệ tình dục thì vẫn có thể xuất hiện dấu hiệu này. Vậy nguyên nhân dẫn đến ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì do đâu cũng như cách phòng và điều trị ra sao cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây của Mây Hồng nhé! Dấu hiệu ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì Khi bước tuổi dậy thì, cơ thể bé gái sẽ có nhiều biến đổi lớn. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ đâu là dấu hiệu sinh lý và đâu là dấu hiệu cảnh báo điều bất thường. Điển hình như dấu hiệu ngứa vùng kín tuổi dậy thì. Theo đó, khi vùng kín bị ngứa sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Vùng kín ngứa ngáy khó chịu Vùng kín tiết dịch màu nâu, xanh lá. Cơ quan sinh dục có mùi khó chịu. Tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu són… Nguyên nhân dẫn đến ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì Tuổi dậy thì là một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, giúp các bé gái hình thành một phần nhân cách sống sau này. Đến hiện tại, vẫn có nhiều người nghĩ rằng đối tượng mắc ngứa vùng kín chủ yếu là những chị em đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thực tế không phải, ngay cả trẻ em và bé gái ở tuổi dậy thì cũng có thể mắc ngứa vùng kín. Một số nguyên nhân sau gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì: 1. Do âm đạo bắt đầu tiết dịch ẩm ướt Khi con gái bước vào tuổi dậy thì, estrogen trong cơ thể bắt đầu tiết ra liên tục sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Khi xuất hiện kinh nguyệt, buồng trứng bắt đầu trưởng thành, dịch tiết âm đạo bắt đầu xuất hiện. Dịch tiết này có màu trắng trong, lỏng và không có mùi. Nó có vai trò giữ ấm cho âm đạo, bôi trơn khi giao hợp và tạo điều kiện dễ dàng để tinh trùng xâm nhập vào trứng để thụ thai. Tuy nhiên, dịch tiết âm đạo thường gây ra sự ẩm ướt. Nếu không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể bị ngứa ngáy hoặc viêm nhiễm. Ngoài ra, do vùng kín luôn ẩm ướt nên một số bạn gái đặc biệt thích sử dụng băng vệ sinh hằng ngày trong thời gian dài, thậm chí là cả tháng. Nhưng hành vi này đặc biệt dễ gây ra tình trạng viêm âm hộ, một số lượng lớn vi khuẩn bắt đầu sinh sôi trong âm hộ, gây ngứa vùng kín và hậu môn. 2. Ngứa vùng kín tuổi dậy thì do đến kỳ kinh nguyệt Bé gái bị ngứa vùng kín tuổi dậy thì có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau ngày đèn đỏ. Triệu chứng ngứa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Do đó, lúc này vùng kín sẽ nhạy cảm, dễ bị kích ứng và ngứa ngáy. Ngoài ra, thói quen vệ sinh trong những ngày đèn đỏ, thao tác vệ sinh. Hoặc bị kích ứng với các sản phẩm như băng vệ sinh, xà phòng, dung dịch vệ sinh vùng kín… cũng sẽ khiến vùng kín bị ngứa. 3. Viêm nang lông gây ngứa vùng kín tuổi dậy thì Khi bước vào tuổi dậy thì, lông mu ở vùng kín cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Nhằm bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi những tổn thương do ma sát với quần áo khi vận động. Đồng thời, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, giữ ấm cho vùng kín. Tuy nhiên, khi lông mu phát triển rậm rạp sẽ tiềm ẩn hệ vị khuẩn có hại. Nên chỉ cần vùng kín bị ẩm ướt, bí bách rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nang lông. Cùng với đó là nấm cũng sẽ tấn công và gây ngứa. Thậm chí có những trường hợp bị viêm nhiễm khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu. 4. Ngứa vùng kín tuổi dậy thì do vệ sinh vùng kín không sạch Nhiều bé gái do chưa hiểu biết về sức khỏe sinh sản nên không biết cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhiều trường hợp vệ sinh sai cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh sẽ gây mất cân bằng âm đạo. Từ đó, khiến vùng kín bị ngứa và viêm nhiễm. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, cộng thêm chu kỳ nguyệt san nếu bé gái không biết cách vệ sinh đúng cách sẽ gây ngứa vùng kín. Nhất là chu kỳ nguyệt san bé gái không thay băng vệ sinh thường xuyên, giữ vệ sinh cũng chính là yếu tố hình thành nên các bệnh phụ khoa. Nhiều bé gái tự ý thụt rửa vào âm đạo, dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ ở tuổi dậy thì. 5. Viêm phụ khoa gây ngứa vùng kín tuổi dậy thì Mặc dù nguyên nhân này hiếm gặp, nhưng cũng có trường hợp ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì do mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trường hợp này nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Theo đó, viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì thường do nấm Candida albicans gây ra. Khi mắc bệnh, bé gái sẽ gặp một số triệu chứng như: Ra nhiều huyết trắng; Huyết trắng có mùi hôi; Dịch nhầy có thể trắng đục hoặc màu bất thường… Cách điều trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì Ngứa vùng kín rất dễ gây ra bất kể phụ nữ ở độ tuổi nào, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cơ thể và cuộc sống của phụ nữ. Trước hết, muốn chữa khỏi hoàn toàn tình trạng ngứa vùng kín thì bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Ví dụ, một số bạn nữ do một số bệnh lý ở một khía cạnh nào đó trên cơ thể thì sau khi điều trị các bệnh này thì các triệu chứng như ngứa vùng kín có thể được cải thiện. Nếu ngứa vùng kín chỉ là do nguyên nhân thông thường như vệ sinh chưa sạch thì chỉ cần chú ý thay đổi lại thói quen, tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm một cách tự nhiên. Ở tuổi dậy thì, có lẽ các biện pháp điều trị mạnh có thể không được khuyến khích sử dụng vì có thể làm ảnh hưởng tới màng trinh của bé gái. Vì thế trước hết, mẹ hãy hướng dẫn bé giảm ngứa tại nhà với nước muối sinh lý. Tất nhiên, những bệnh nhân nặng hơn phải đến bệnh viện điều trị, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc hoặc kem bôi để điều trị bệnh tùy theo tình trạng bệnh. Khi vùng kín có những dấu hiệu bất thường cảnh báo viêm phụ khoa như: âm đạo sưng đỏ, dịch tiết đổi màu, đau rát khi đi tiểu…thì mẹ cần đưa bé đi khám, không tự ý mua thuốc bôi. “Việc tự dùng thuốc có thể gây kháng thuốc và làm chuyên viên y tế gặp khó khăn khi chẩn đoán bệnh. Nếu bị viêm nhiễm vùng kín mà lạm dụng thuốc kháng viêm không có chỉ định của chuyên viên y tế, có thể làm cho bệnh nặng hơn. Cách phòng ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì Thói quen vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì. Do đó, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh vùng kín đúng cách. Nhờ đó, giúp hạn chế tình trạng ngứa vùng kín hay các bệnh viêm nhiễm khác. – Theo đó, cách vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì như sau: – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, thao tác từ trước ra sau, không thụt rửa âm đạo. – Thay quần lót 2 lần/ngày để vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng. – Trong ngày đèn đỏ, nên thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 giờ/lần. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi thay băng. – Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ tránh gây mất cân bằng độ pH trong âm đạo, khiến vùng kín bị tổn thương. Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau: – Lựa chọn cho trẻ quần lót làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt. Giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. – Trường hợp trẻ bị ngứa vùng kín do nhiễm giun nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun. – Nếu ngứa vùng kín do viêm nang lông, xuất hiện mụn mủ. Lưu ý nhắc nhở trẻ không nên tự ý nặn mụn. – Thay vào đó đến các cơ sở y tế để được điều trị. Bọt vệ sinh Mây Hồng – vị cứu tinh khi ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì “Vùng kỳ quan” của các bạn gái trong độ tuổi dậy thì rất nhạy cảm, nên cần được chăm sóc bởi một loại dung dịch vệ sinh có khả năng làm sạch tốt nhưng phải dịu nhẹ và đảm bảo cân bằng pH âm đạo. Bọt vệ sinh Mây Hồng chứa Axit Lactic duy trì pH tự nhiên của vùng kín (3.8 – 4.5) và còn nhiều đặc tính giúp nhẹ nhàng làm sạch, kháng viêm, giảm mùi hôi,… từ những thành phần lành tính đến từ thiên nhiên như trầu không, lô hội an toàn lành tính. Với dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS. Công dụng: – Ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín – Làm sạch sâu, khử mùi hôi, duy trì độ ẩm và độ cân bằng pH tự nhiên cho da vùng kín, cho vùng kín thơm mát, thoáng mềm. – Giúp làm sáng sạch, khử mùi hôi, duy trì độ ẩm và độ cân bằng pH tự nhiên cho da vùng kín. – Dùng vệ sinh vùng kín hàng ngày, thời kỳ mang thai, sau sinh. Lời kết Tuổi dậy thì mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm và biết cách chăm sóc vùng kín đúng cách, nhất là khi hàng tháng phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi vô tâm, lo ăn lo chơi nên bạn hãy chú ý đến tuổi dậy thì để có thể chia sẻ và đồng hành cùng con trước những thay đổi nhỏ ở vùng “tế nhị” này. Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tin tức

Xem thêm »
Loading...