Rò trực tràng âm đạo là bệnh lý mà chị em dễ mắc phải sau khi sinh nở. Lỗ rò này được hình thành khi xuất hiện sự kết nối bất thường giữa phần dưới của ruột già (trực tràng) và âm đạo. Lúc này, các chất có trong ruột có thể bị rò rỉ thông qua các lỗ đi qua âm đạo. Khi mắc phải thì nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và cách tránh xa rò trực tràng âm đạo, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới của Mây Hồng nhé! Rò trực tràng âm đạo là bệnh như thế nào? Có tên Tiếng Anh là Recto – Vaginal fistules recto-vaginales. Đây là hiện tượng hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 5% trong các nhiễm trùng mủ hậu môn. Hiện tượng này xảy ra khi có sự kết nối bất thường giữa 2 ống niêm mạc của trực tràng và âm đạo. Các chất có trong ruột như khí và phân có thể bị rò rỉ thông qua các lỗ rò. Hiện nay, theo nghiên cứu thì có 2 loại rò trực tràng âm đạo. Đó là: Rò đơn giản (Lỗ rò ở thấp, kích thước nhỏ, dưới 2,5cm) Rò phức tạp (Lỗ rò ở cao, kích thước lớn, trên 2,5cm). Kích thước lớn, nhỏ của lỗ rò chính là phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dựa trên tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên nhân gây ra rò trực tràng âm đạo? Rò âm đạo trực tràng thường là do chấn thương sản khoa gây ra. Và hiện nay đối với người bệnh, một lỗ rò âm đạo trực tràng được hình thành có thể bởi một sau những nguyên nhân sau: Do mắc các bệnh viêm đường ruột Do hậu quả của bức xạ trị liệu hoặc ung thư vùng xương chậu Hiện tượng chuyển dạ kéo dài Từng sử dụng các phương pháp sản khoa như kẹp forceps, cắt nới tầng sinh môn,… Nguyên nhân do bẩm sinh rất hiếm (Chỉ khoảng 12%) Ngoài ra còn do một số nguyên nhân cụ thể như sau: 1. Do biến chứng sau sinh nở Trong quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc sanh khó thì tầng sinh môn có thể bị rách. Hoặc có thể là bác sĩ đã rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo giúp cho thai nhi ra ngoài dễ dàng. Đây chính là lý do giải thích vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc phải bệnh lý này. 2. Do mắc bệnh viêm ruột (IBD) Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) và viêm loét đại tràng là các loại IBD. Chúng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa. Đặc biệt, chúng có thể làm tăng nguy cơ phát triển lỗ rò trực tràng âm đạo. Bệnh có thể diễn ra ở cả ruột già và ruột non trong cơ thể. Khi mắc phải thì nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa đi từ miệng đến ruột kết. 3. Biến chứng sau phẫu thuật vùng chậu Việc bạn đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật vùng chậu sẽ làm bạn có thể mắc phải rò trực tràng âm đạo. Ví dụ như ung thư âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, tử cung, hoặc hậu môn. Việc bạn thực hiện bức xạ để điều trị các bệnh ung thư này cũng có thể tạo ra lỗ rò trực tràng âm đạo đó nhé. Triệu chứng biểu hiện khi mắc phải rò trực tràng âm đạo? Tùy vào vị trí và kích thước của lỗ rò trực tràng thì sẽ có những biểu hiện khác nhau. Và dưới đây là các biểu hiện khi bạn mắc phải bệnh này: Âm đạo xuất hiện khí, phân hoặc có mủ tiết ra Âm đạo bị khô, cảm giác đau âm hộ, đau tầng sinh môn (Vùng giữa âm đạo và hậu môn) Cảm giác đau rát khi quan hệ là biểu hiện dễ nhận biết nhất Có một số ít trường hợp người bệnh mắc phải sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng trường hợp này là rất ít. Hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh này đều cần thực hiện điều trị. Bệnh rò trực tràng âm đạo là bệnh lý cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nữa. Ví dụ như các bệnh áp xe, hoặc ung thư. Vì vậy, khi bạn có những biểu hiện được kể trên thì hãy thăm khám ngay nhé. Cách điều trị rò trực tràng âm đạo hiệu quả? Trên thực tế, những trường hợp rò trực tràng đều cần được điều trị nội khoa. Nếu bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm vùng chậu thì cần được tiến hành dẫn lưu các Apxe. Hoặc có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm. 1. Cách điều trị nhờ phẫu thuật Cách điều trị thứ nhất đó là nhờ phẫu thuật. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng đã từng điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng đối với người không bị các bệnh lý; ví dụ như viêm nhiễm âm đạo, đường ruột, hậu môn, người bị suy tim, phổi,… Đối với người bệnh ở tình trạng nặng, bác sĩ sẽ mở bụng và cắt một phần trực tràng khi phẫu thuật. Còn nếu người bệnh ở tình trạng nhẹ thì bác sĩ sẽ mổ đường âm đạo, tầng sinh môn hoặc trực tràng,…Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô từ vị trí khác trên cơ thể làm nút đóng lỗ rò. Sau khi được phẫu thuật thành công, người bệnh sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe. Thời gian hồi phục thường trong khoảng 10 ngày. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật. Có thể là chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương ruột hoặc niệu quản, bàng quang. Nhiều trường hợp còn xuất hiện cục máu đông ở chân, hoặc phổ, tắc ruột hoặc gây sẹo,… 2. Biện pháp điều trị không phẫu thuật Trường hợp mắc bệnh do biến chứng sản khoa sẽ tự khỏi trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp này bạn chỉ cần lấy đi dị vật nằm ở trong lỗ rò là được. Sau đó nó sẽ hồi phục dần và bạn sẽ khỏi bệnh. Còn nếu bạn bị mắc rò trực tràng âm đạo do viêm nhiễm hoặc xạ trị thì cần điều trị nội khoa tích cực. Đặc biệt, nếu bị nhiễm trùng vùng chậu thì cần dẫn lưu áp xe. Hoặc có thể được hướng dẫn dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh và sẽ khỏi bệnh sau 1 tháng. Mẹo giúp bạn khắc phục tình trạng rò trực tràng âm đạo? Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là cách giúp bạn tránh khỏi căn bệnh lý oái ăm này: Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm khi thấy có dịch tiết âm đạo hoặc phân. Vệ sinh vùng kín đều đặn hàng ngày, đảm bảo vệ sinh Tránh sử dụng các chất gây kích ứng vùng kín. Ví dụ như xà phòng, băng vệ sinh có mùi thơm. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh ít bọt Khi vệ sinh vùng kín tránh thụt rửa âm đạo Lau khô “cô bé” bằng khăn mềm khô sạch sẽ sau khi vệ sinh Sử dụng kem dưỡng ẩm, bột phấn rôm; hoặc bột bắp để bảo vệ da khỏi sự kích thích bởi dịch âm đạo Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng thoáng, nên thay đồ lót khi cảm thấy quần lót bẩn Tránh mặc chung đồ lót với người khác Bọt vệ sinh Mây Hồng giúp bảo vệ “cô bé” khỏe mạnh Thấu hiểu nỗi khổ của chị em khi phải đau đầu vì các bước chăm sóc vùng kín. Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ giúp chị em trong công cuộc gìn giữ thanh xuân cho “cô bé”. Đồng thời giúp cô bé tránh khỏi những các bệnh lý nguy hiểm. 1. Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngayĐặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây 2. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10457/21/CBMP-HN Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngayĐặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây Lời kết Bài viết trên của Mây Hồng đã giúp bạn tổng hợp chi tiết về bệnh lý rò trực tràng âm đạo. Đây không hẳn là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi nếu mắc phải. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng biểu hiện của bệnh thì bạn hãy đi khám để được điều trị sớm nhất nhé. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ
Tin tức
Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, điều trị
Viêm âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến và hầu như các chị em phụ nữ ai cũng đã từng nghe thấy và biết đến bệnh lý này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng bản chất cũng như nguyên nhân và triệu chứng của nó. Chính vì vậy, bài viết này Mây Hồng sẽ chia sẻ với bạn đọc tất cả những thông tin cần thiết xoay quanh viêm âm đạo. Viêm âm đạo là bệnh gì? Viêm âm đạo là một bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ có số người mắc rất phổ biến. Trong đời người phụ nữ ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần bị viêm âm đạo. Bệnh có thể sẽ để lại biến chứng sớm gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các biến chứng tiềm ẩn như vô sinh nếu bệnh tái diễn nhiều lần không được chẩn đoán điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có viêm âm hộ. Biểu hiện điển hình bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa, và ban đỏ. Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo Phụ thuộc vào nhóm bệnh nhân khác nhau sẽ có nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 1. Viêm âm đạo ở trẻ em Ở trẻ em nguyên nhân gây ra viêm âm đạo thường liên quan đến hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Một yếu tố góp phần thường gặp ở các bé 2 đến 6 tuổi là vệ sinh vùng kín không đúng cách. Hóa chất tạo bọt mà các mẹ sử dụng cho bé cũng có thể gây bệnh. Hoặc vật thể lạ như khăn giấy nếu như để lại trong âm đạo một thời gian sẽ gây ra viêm âm đạo không đặc hiệu với biểu hiện khí hư lẫn máu. 2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Trong gian đoạn này phụ nữ có thể mắc các loại viêm âm đạo như: Viêm do vi khuẩn. Viêm do nấm Candida. Viêm do trichomonal lây truyền qua đường tình dục. Sự tồn tại quá mứa của vi khuẩn Lactobacillus ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ sẽ giúp duy trì nồng độ pH âm đạo trong phạm vi bình thường (3,8 đến 4,2) từ đó ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh. Cùng với nồng độ estrogen cao sẽ giúp duy trì độ dày âm đạo và giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển tại chỗ. Tuy nhiên, một vào nguyên nhân dưới đây chị em thường mắc phải sẽ phá bỏ sự an toàn trên và gây ra viêm vùng kín như: pH âm đạo kiềm hoá do máu kinh nguyệt, tinh dịch, hoặc giảm lactobacilli. Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Có thói quen thụt rửa âm đạo Những nguyên nhân trên sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vùng kín từ đó dễ dàng gây ra viêm nhiễm. 3. Phụ nữ sau mãn kinh Ở độ tuổi này nồng độ estrogen sẽ giảm đáng kể khiến thành âm đạo mỏng đi, tăng khả năng bị nhiễm trùng và viêm. Vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ra viêm âm hộ kinh niên do nước tiểu và phân lâu ngày tồn đọng lại gây ra vi khuẩn. Phụ nữ giai đoạn này sẽ ít có nguy cơ mắc nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do trichomonal hơn ở các lứa tuổi khác. 4. Một số nguyên nhân khác Ở mọi độ tuổi viêm âm đạo hoặc âm hộ có thể xảy ra do nguyên nhân chủ yếu đó là: Đường ruột và đường sinh dục thông nhau chính vì vậy hệ sinh vật đường ruột có thể gieo mần bệnh đến hệ sinh dục. Chiếu xạ vùng chậu hoặc các khối u để làm vỡ các mô sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế tự bảo vệ bình thường của người bệnh. Viêm âm hộ không nhiễm trùng chiếm tới 30% trường hợp viêm âm hộ âm đạo, nó có thể là hậu quả của các phản ứng quá mẫn hoặc kích ứng với các sản phẩm có chứa thành phần gây dị ứng cho vùng kín như thuốc rửa, băng vệ sinh, xà phòng… Triệu chứng của viêm vùng kín Các biểu hiện chủ yếu mà người bệnh thường gặp ở bệnh này đó là: Âm đạo thay đổi về màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra trong âm đạo. Ngứa rát âm đạo. Đau khi quan hệ tình dục. Đi tiểu đau buốt. Chảy máu âm đạo. Dựa vào biểu hiện của dịch tiết âm đạo có thể xác định được xem mình thuộc loại viêm âm đạo nào như: Viêm do vi khuẩn: chất dịch tiết ra màu trắng có mùi tanh được thể hiện rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục. Viêm do nấm men: triệu chứng là ngứa âm đạo, chất dịch có màu trắng, dày đặc giống phô mai hoặc khí hư có dạng lỏng như nước hoặc đặc như mủ màu trắng đục. Viêm do Trichomonas: dịch tiết màu vàng xanh, đôi khi có bọt khí hư loãng, có mùi hôi khó chịu, có các bọt khí nhỏ li ti. Chẩn đoán viêm âm đạo Để có thể chẩn đoán chính xác viêm vùng kín bác sĩ dựa vào các dấu hiệu như: Hỏi tiền sử các bệnh phụ khoa đặc biệt là các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục để có thể định hướng xem có phải là viêm nhiễm tái phát hay không. Khám phụ khoa: kiểm tra vùng chậu kết hợp với dụng cụ mỏ vịt để có thể nhìn vào bên trong âm đạo, từ đó sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Xét nghiệm dịch âm đạo: lấy mẫu dịch tiết ở cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm ra những vi khuẩn, nấm gây bệnh. Kiểm tra pH: sử dụng que thử hoặc giấy pH để kiểm tra. Độ tăng của pH có thể chẩn đoán vi huẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas. Biện pháp điều trị viêm nhiễm vùng kín Phụ thuộc vào từng loại viêm âm đạo sẽ có pháp đồ điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị phổ biến đó là sử dụng thuốc, cụ thể như: Viêm vùng kín do vi khuẩn: đối với loại vi khuẩn này, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc uống metronidazole (Flagyl) hoặc bôi kem metronidazole (MetroGel) hoặc bôi kem clindamycin (Cleocin). Nhiễm trùng nấm men được điều trị bằng kem chống nấm như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole… hoặc thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan). Viêm âm đạo do Trichomonas: sử dụng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax). Viêm vùng kín do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo) điều trị bằng Estrogen (dạng kem). Viêm âm đạo không nhiễm trùng cần phải xác định rõ nguồn gốc gây bệnh có thể do các chất có trong sản phẩm vệ sinh vùng kín, băng vệ sinh, tampon… Phương pháp điều trị đơn giản dựa trên nguyên nhây gây ra bằng cách hạn chế hoặc dừng sử dụng các sản phẩm không phù hợp. Phòng ngừa viêm âm đạo ở phụ nữ Điều quan trọng nhất giúp ngăn ngừa viêm âm đạo xuất hiện ở phụ nữ đó là chị em phải biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín để giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nhiều chị em cho rằng chỉ rửa vùng kín bằng nước không là có thể đảm bảo được độ sạch. Tuy nhiên, điều đấy là không hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy, chị em cần phải kết hợp sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có thành phần thiên nhiên an toàn, tránh gây kích ứng để hỗ trợ trong công tác làm sạch và ngăn ngừa, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh có trong âm đạo. Bọt vệ sinh Mây Hồng là một sản phẩm làm sạch vùng kín được nhiều các chuyên gia phụ khoa khuyên dùng với những ưu điểm: Dạng bọt siêu tiện dụng: Dạng bọt giúp làm sạch sâu, giảm ma sát với vùng da nhạy cảm, tiết kiệm. Chứa trầu không, nghệ, lô hội: Giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; giúp da sáng sạch, mềm mại. Cân bằng pH nhờ Axit Lactic: Axit Lactic giúp âm đạo duy trì pH tự nhiên 3,8-4,5, giúp bảo vệ hệ vi khuẩn có lợi Không chứa SLS gây bào mòn: Dịch chiết bồ hòn và xà phòng dầu dừa thay thế hoàn toàn chất tẩy rửa SLS. Mây Hồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng chị em giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa hiệu quả. Lời kết Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Mây Hồng về bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ. Đây là một căn bệnh phổ biến và hầu hết gặp phải ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không nên vì thế mà xem thường, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì hãy đến khám bác sĩ luôn nhé! Chia sẻ
Nhiễm trùng tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh
Nhiễm trùng tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp, nhất là với nữ giới. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tổn thương thận… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này để kịp thời phát hiện, có những biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho bản thân. Nhiễm trùng tiết niệu là gì? Nhiễm trùng đường tiết niệu, còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Hầu hết trường hợp bị nhiễm trùng tiểu là do viêm nhiễm đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo. Theo thống kê, có khoảng 40% phụ nữ có khả năng bị mắc bệnh này tại một số thời điểm trong đời. Nguy cơ mắc phải nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ trưởng thành cao gấp 30 lần nam giới. Nếu quan hệ tình dục thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Với trẻ em, tỷ lệ nhiễm khuẩn lần lượt là 8% đối với bé gái và 2% đối với bé trai khi lên 5 tuổi. Các dấu hiệu thường rất khó phát hiện và gây nguy hiểm nếu bệnh diễn biến nặng. Hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu nhiễm trùng đường tiểu lây lan đến thận. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào của đường tiết niệu bị viêm nhiễm, vì vậy có nhiều dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu: 1. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu dưới Nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Các biểu hiện bao gồm: Buồn tiểu thường xuyên mà không tiểu được nhiều Tăng tính khẩn cấp của việc đi tiểu Nóng rát khi đi tiểu Nước tiểu có chứa máu Nước tiểu màu đục Nước tiểu vàng như nước trà đặc Nước tiểu nặng mùi Đau vùng chậu ở nữ, đau trực tràng ở nam giới 2. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu trên Các triệu chứng thường gặp là: Đau ở phần lưng trên và hai bên Buồn nôn Cảm giác ớn lạnh Sốt Nôn mửa Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía trên ảnh hưởng đến thận và đe dọa tính mạng khi vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu, gây hạ huyết áp, sốc và tử vong. Tình trạng này được gọi là Urosepsis. 3. Dấu hiệu viêm niệu đạo Người bệnh có thể có các số triệu chứng tương tự như đã đề cập ở trên như tiểu khó, tiểu gấp, đi tiểu thường xuyên, sốt hay ớn lạnh… nếu bị viêm niệu đạo. Nữ giới: Đau khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo bất thường. Nam giới: Nóng rát khi đi tiểu, xuất hiện máu hoặc tinh dịch trong nước tiểu, đau khi xuất tinh hay nổi hạch ở bẹn… 4. Dấu hiệu viêm bàng quang Các triệu chứng của người bị viêm bàng quang: Sốt nhẹ Mắc tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít Nóng rát khi tiểu Nước tiểu có thể lẫn máu và mùi khó chịu Đau vùng chậu 5. Dấu hiệu viêm bể thận cấp tính Biểu hiện thường xuất hiện khi bị viêm thận cấp tính thường đột ngột, bao gồm: Mệt mỏi Đau đầu Sốt cao rét rung Tiểu buốt, tiểu gắt Đi tiểu có mủ Người bệnh có thể có những cơn đau vùng hông và có thể xuất hiện cơn đau quặn thận. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiểu Nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo rồi phát triển trong bàng quang. Mặc dù hệ thống tiết niệu có cơ chế bảo vệ nhưng sự phát triển của vi khuẩn quá mạnh sẽ tạo thành các ổ viêm tại hệ tiết niệu. Các nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu: 1. Các nguyên nhân khách quan Chiều dài niệu đạo ngắn: Vi khuẩn dễ di chuyển đến bàng quang gây nhiễm trùng. Thời kỳ mãn kinh: Sự suy giảm Estrogen gây ra thay đổi trong đường tiết niệu nên dễ bị nhiễm trùng. Đường tiết niệu có bất thường bẩm sinh: Tình trạng này khiến cho nước tiểu không thể thoát ra ngoài như thông thường hoặc khiến nước tiểu trào ngược lên niệu đạo. Sự tắc nghẽn của hệ thống: Sỏi thận hoặc tăng sinh tuyến tiền liệt cũng làm giữ nước tiểu trong bàng quang và tạo cơ hội cho nhiễm trùng tiểu xuất hiện. Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Bệnh tiểu đường và các bệnh khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch nên dễ bị nhiễm khuẩn đường nước tiểu. 2. Các nguyên nhân chủ quan Quan hệ vợ chồng: Quan hệ tình dục thường xuyên, quan hệ với nhiều người, bạn tình mắc bệnh. Sử dụng biện pháp tránh thai: Nếu dùng màng chắn tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng. Phụ nữ sinh mổ: Người sinh mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm đường tiết niệu sau sinh hơn phụ nữ đẻ thường. Thủ thuật tiết niệu: Phẫu thuật tiết niệu hoặc kiểm tra đường tiết niệu không an toàn có thể gây nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu. Sử dụng ống thông: Những người không thể tự đi tiểu và sử dụng ống thông có nguy cơ mắc bệnh. Cách vệ sinh vùng kín: Cách rửa và lau chùi vùng kín sai quy trình, từ sau ra trước khiến vi khuẩn từ ruột già tấn công niệu đạo từ hậu môn. Sau đó lên bàng quang, và nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công hai quả thận. Hậu quả khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng tiết niệu thường ít khi để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời. Trường hợp phát hiện và điều trị quá muộn hoặc điều trị không hiệu quả có thể gây ra các hậu quả: Nhiễm trùng tái phát: Nhất là ở phụ nữ, có thể mắc bệnh 2 lần trở lên trong 6 – 12 tháng. Nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mạn tính: Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị sớm có thể gây bệnh này, làm cho thận của người bệnh bị tổn thương vĩnh viễn. Biến chứng khi mang thai: Viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non; em bé nhẹ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh… Đối với trẻ sơ sinh: bị nhẹ cân. Hẹp niệu đạo: Viêm niệu đạo tái phát gây hẹp niệu đạo, nhất là ở nam giới. Biến chứng nặng: Nhiễm trùng huyết và thậm chí là tử vong nếu thận bị viêm. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu Khi phát hiện những biểu hiện của nhiễm trùng tiết niệu, bạn nên đi khám để được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà có những phương pháp điều trị khác nhau: 1. Điều trị Nhiễm trùng đơn giản Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh như: Trimethoprim / sulfamethoxazole, Fosfomycin (Monurol), (Bactrim, Septra…), Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid), Ceftriaxone, Cephalexin (Keflex). Các triệu chứng do viêm thường sẽ giảm rõ ràng trong vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Người bênh nên uống thuốc trong một tuần hoặc nhiều hơn để đạt hiệu quả nhất. Nếu người bệnh bị đau khi đi tiểu thì bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo. 2. Điều trị Nhiễm trùng thường xuyên Khi bị nhiễm trùng đườngg tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định: Dùng kháng sinh liều thấp, có thể là 6 tháng hoặc lâu hơn. Một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ nếu nguyên nhân bệnh do quan hệ tình dục. Với phụ nữ bị mãn kinh thì dùng liệu pháp Estrogen. 3. Điều trị Nhiễm trùng nặng Đối với người bị nhiễm trùng mức độ nặng, nếu không có phương pháp tốt hơn thì người bệnh có thể cần điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh được gọi là Fluoroquinolones – chẳng hạn như Ciprofloxacin (Cipro), Levofloxacin và các loại khác – thường không được khuyến cáo khi bị nhiễm trùng đơn giản. Bên canh đó sẽ được tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu Phòng bệnh là phương pháp tốt nhất để không bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Chị em hãy thực hiện các hướng dẫn sau: 1. Chăm sóc vùng kín an toàn Chị em nên tránh dùng các sản phẩm khả năng gây kích ứng như xịt khử mùi, dung dịch vệ sinh có tính kháng khuẩn mạnh ở cho vùng kín. Đặc biệt là dung dịch vệ sinh cần an toàn cho vùng da nhạy cảm vừa làm sạch nhẹ nhàng vi khuẩn. Nàng có thể sử dụng Bọt vệ sinh Mây Hồng, sản phẩm đến từ Cỏ Mềm – thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Những công dụng của Mây Hồng phù hợp với các yêu cầu khắt khe của vùng kín bà bầu Mây Hồng là một gợi ý tuyệt vời cho bạn khi kết hợp được đầy đủ các yếu tố giúp vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng kín khỏe mạnh. Hãy đặt mua ngay để phòng ngừa viêm đường tiết niệu và trải nghiệm cảm giác thoải mái, tự tin mỗi ngày! Ngoài ra, chị em nên: Vệ sinh vùng kín đúng bằng cách lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, khi vệ sinh vùng kín xong. Không ngâm bồn quá lâu, nên dùng vòi hoa sen. Hãy giữ vùng kín khô ráo bằng cách mặc đồ lót thoải mái, tránh mặc quần bó sát. Tránh xịt nước hoa lên vùng kín. 2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để loãng nước tiểu và giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn, giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu một cách dễ dàng. Dùng các thực phẩm có khả năng chống nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả như nam việt quất, tỏi , sữa chua không đường, trái cây họ cam quýt, kiwi… Bên cạnh đó nên tránh dùng bia, rượu hay thức uống chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang. 3. Quan hệ tình dục an toàn Nên thay đổi phương pháp ngừa thai bằng màng film, bao cao su không được bôi trơn hoặc xử lý bằng chất diệt tinh trùng. Màng ngăn âm đạo có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, bao cao su và chất diệt tinh trùng không chất lượng có thể gây kích ứng. Do vậy hãy chọn sản phẩm có thương hiệu để có chất lượng tốt nhé! Một số lưu ý khác: Đi tiểu và uống một cốc nước ngay sau khi quan hệ. Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ ở cả 2 người. Không quan hệ với quá nhiều bạn tình. 4. Lưu ý đối với trẻ em Một số thói quen sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc bệnh: Cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời vì giúp sự phát triển của hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Thay tã thường xuyên để ngăn vi khuẩn phát triển. Nên điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em trai hoặc dính môi bé ở trẻ em gái để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Lời kết Nhìn chung, nhiễm trùng tiết niệu khá đơn giản để chữa trị. Chị em chúng ta không nên chủ quan khi gặp phải những biểu hiện bất thường của hệ thống đường tiểu. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần. Đặc biệt là thực hiện cách phòng bệnh hàng ngày, nhất là trong khâu vệ sinh vùng kín bạn nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc gì về Bọt vệ sinh, bạn có thể để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí. Mây Hồng chúc bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc! Chia sẻ
Viêm Teo Âm Đạo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Cải Thiện
Viêm teo âm đạo là do đâu? Có cách nào để cải thiện tình trạng này hay không? Bản chất của tình trạng viêm teo âm đạo là do nồng độ estrogen suy giảm tự nhiên trong cơ thể theo tuổi tác. Có nghĩa khi bạn càng già đi, việc teo âm đạo là khó tránh khỏi. Đây là hiện tượng rất phổ biến xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn hãy cùng Mây Hồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Viêm teo âm đạo là gì? Viêm teo âm đạo là tình trạng thành âm đạo mỏng đi và khô. Nguyên nhân là do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Và tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất sau khi mãn kinh. Đối với phụ nữ, teo âm đạo không chỉ gây đau khi quan hệ. Mà nó còn xuất hiện các biểu hiện gây đau đường tiết niệu. Do mối tương quan giữa các triệu chứng âm đạo và tiết niệu, các chuyên gia đưa ra thuật ngữ chính xác đối với tình trạng này; đó là hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh. Theo kết quả nghiên cứu, 10 – 40% phụ nữ trải qua các triệu chứng viêm âm đạo teo sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, chỉ có 20 – 25% trong số người đó có triệu chứng cần được điều trị. Nguyên nhân gây viêm teo âm đạo ở nữ? Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ nội tiết nữ estrogen. Đa số chỉ ảnh hưởng đối với các phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh. Mãn kinh là thời điểm phụ nữ khoảng 45 đến 55 tuổi. Là giai đoạn khi hai buồng trứng không còn rụng trứng nữa. Lúc này, phụ nữ sẽ không còn hành kinh theo chu kỳ hàng tháng nữa. Và khái niệm mãn kinh là chỉ người đã không hành kinh từ 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, việc viêm teo âm đạo còn xảy ra ở một trong các trường hợp sau: Phụ nữ đang cho con bú Phẫu thuật cắt buồng trứng Hoá trị điều trị ung thư Sau liệu pháp hormone điều trị ung thư vú; hoặc xạ trị vùng chậu điều trị ung thư Sử dụng một số loại thuốc quá liều Triệu chứng khi bạn bị viêm teo âm đạo? Khi bị mắc phải viêm teo âm đạo, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Thành âm đạo mỏng đi, âm đạo khô hạn Ống âm đạo bị rút ngắn và siết chặt lại Viêm âm đạo, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy Chảy máu sau khi quan hệ Đau và khó chịu khi quan hệ Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu Bị són khi đi tiểu Dịch tiết âm đạo bất thường, có màu lạ hoặc mùi hôi Hay buồn tiểu gấp, đi tiểu nhiều hơn bình thường Phương pháp hạn chế viêm teo âm đạo hiệu quả? Vậy thì có cách nào hạn chế và ngăn chặn tình trạng viêm teo âm đạo khi đến giai đoạn mãn kinh không? 1. Điều trị teo âm đạo không bổ sung nội tiết tố Có 3 cách điều trị âm đạo mà không bổ sung nội tiết tố mà chị em có thể áp dụng. 1.1. Sử dụng chất làm ẩm và chất bôi trơn âm đạo Tình trạng khô hạn âm đạo có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các chất dưỡng ẩm âm đạo. Bên cạnh đó là kèm theo bổ sung các chất bôi trơn âm đạo trong khi quan hệ tình dục. Việc này sẽ giúp âm đạo có độ ẩm nhất định. Ngoài ra, các sản phẩm chứa nước và silicone được khuyến khích sử dụng nhiều hơn dầu. Bởi dầu có thể làm rách bao cao su, và điều này sẽ làm bạn mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, nó không hiệu quả đối với những trường hợp viêm teo âm đạo nặng. 1.2. Sử dụng dụng cụ nong âm đạo Phù hợp với những người có chống chỉ định điều trị bằng estrogen. Hoặc phù hợp với những người mong muốn quan hệ. Dụng cụ nong âm đạo có thể cải thiện chức năng âm đạo. Đây được coi là biện pháp có thể đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ. Vì nó sẽ hạn chế đau khi quan hệ. 1.3. Hoạt động tình dục nhiều hơn giúp khắc phục viêm teo âm đạo Phụ nữ có quan hệ tình dục nhiều thường không xuất hiện các triệu chứng viêm teo âm đạo. Thực tế cho thấy phụ nữ sau mãn kinh quan hệ thường xuyên ít mắc phải viêm teo âm đạo so với số đông còn lại. Hãy hoạt động tình dục với mức độ phù hợp để duy trì độ đàn hồi âm đạo. Đồng thời giúp ngăn ngừa đau khi quan hệ hoặc teo hẹp âm đạo. 2. Biện pháp điều trị bằng nội tiết Việc sử dụng estrogen âm đạo là không thích hợp cho tất cả phụ nữ. Estrogen âm đạo có hiệu quả cao trong việc cải thiện lưu thông máu ở âm đạo. Nhờ đó mà cải thiện độ dày mô âm đạo và độ đàn hồi. Đồng thời làm phục hồi các triệu chứng trong thời gian dài. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, bạn có thể sử dụng estrogen đường uống để ngăn chặn chứng bốc hỏa và khô âm đạo. Tuy nhiên, sử dụng estrogen đường uống kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Sử dụng estrogen đầy đủ giúp phục hồi độ pH axit bình thường trong âm đạo và hệ vi khuẩn thường trú,…Nhờ vậy mà giúp phụ nữ khắc phục tối đa tình trạng viêm teo âm đạo. Trẻ hóa “cô bé” nhờ Bọt vệ sinh Mây Hồng Việc chăm sóc “cô bé” chưa bao giờ là dễ dàng. Để giúp vùng kín luôn ẩm mà không bị các vi khuẩn vi nấm tấn công là cả một quá trình. Và Bọt vệ sinh Mây Hồng sẽ giúp bạn làm điều đó. Không chỉ giúp “cô bé” được vệ sinh sạch sẽ mà còn giúp tái tạo, làm hồng vùng da thâm sạm. 1. Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngay Đặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây 2. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10457/21/CBMP-HN Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Mua Mây Hồng tại nhà thuốc, vui lòng Bấm xem ngay Đặt giao hàng tận nhà, vui lòng Bấm vào đây Lời kết Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm teo âm đạo ở nữ. Để “cô bé” luôn khỏe mạnh và mềm mịn bạn cần chăm sóc thật cẩn thận. Nhằm tránh mắc phải những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khó chữa, gây ra những hệ quả không đáng có. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ
Hở Eo Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hở eo tử cung không còn quá xa lạ đối với con người hiện nay. Tử cung được coi là một cơ quan quan trọng của hệ sinh dục nữ. Có vai trò tạo không gian và điều kiện thuận lợi nhất cho trứng thụ tinh và làm tổ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp eo tử cung mở ra sớm, làm thai nhi ra đời trước dự đoán. Điều này sẽ làm cho các mẹ rất dễ bị sảy thai. Hiện tượng này chính là khiếm khuyết tử cung, hay còn được gọi là hở eo tử cung. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc hãy cùng Mây Hồng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Hiểu rõ về hở eo tử cung? Trước hết bạn cần hiểu về cấu trúc của cổ tử cung. Cổ tử cung có hình ống hẹp ở đoạn dưới tử cung, và thông ra ngoài âm đạo. Khi chưa có thai, cổ tử cung hé mở để tinh trùng dễ dàng vào bên trong tử cung. Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai thành công. Đồng thời nó cũng có chức năng giúp máu kinh thoát ra ngoài đều đặn hàng tháng. Còn nếu khi bạn mang thai, chất dịch nhầy có trong cổ tử cung sẽ tạo nút nhầy cổ tử cung. Thai nhi sẽ được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Khi thai nhi đã đủ tháng, cổ tử cung bắt đầu mỏng lại. Cùng đó thì lỗ ở cổ tử cung sẽ giãn ra, thuận lợi cho bé ra đời. Hở eo cổ tử cung chính là tình trạng cổ tử cung xóa mở nút nhầy sớm hơn so với ngày dự kiến. Và điều này dẫn đến quá trình chuyển dạ sớm. Hậu quả nghiêm trọng nhất là có thể gây sảy thai, đẻ non,… Hở eo tử cung sẽ làm cổ tử cung bị suy yếu và không thể giữ được thai nhi. Triệu chứng của tình trạng này khá khó phát hiện; đặc biệt là trong thời gian đầu. Để biết rõ hơn về triệu chứng của hở eo tử cung, chúng ta cùng đi tìm hiểu phần tiếp theo nhé! Dấu hiệu khi mắc phải hở eo tử cung Như đã nói, hở eo tử cung có thể không biểu hiện triệu chứng ở thời gian đầu. Từ tuần thứ 14 trở đi, cơ thể bạn có thể xuất hiện những biểu hiện sau: Xuất hiện co thắt tử cung nhẹ Có cảm giác áp lực đè ở vùng chậu Đau bụng và đau lưng Chảy máu âm đạo dù không trong kỳ kinh nguyệt Thay đổi màu sắc dịch tiết âm đạo, vùng kín có mùi hôi,… Do dấu hiệu của tình trạng không biểu hiện rõ ràng từ sớm, nên chỉ sau vài cơn đau và vỡ ối; thai sẽ thoát ra ngoài rất nhất. Vì vậy, thai nhi chưa đủ tuổi thường rất khó để tiếp tục sống sót. Còn đối với sản phụ thì sẽ có khuynh hướng bị sẩy thai sớm hơn so với lần thai trước. Vậy nguyên nhân của của tình trạng là do đâu? Nguyên nhân chính làm bạn mắc phải hở eo tử cung? Dưới đây là hai nguyên nhân chính làm bạn mắc phải hở eo tử cung: 1. Nguyên nhân là do bẩm sinh Nếu bạn mắc phải các bệnh lý, bất thường ở tử cung thì sẽ có nguy cơ mắc phải hở eo tử cung. Ví dụ như cổ tử cung ngắn, tiếp xúc với DES, rối loạn collagen. Nếu bạn có tiền sử các bệnh trên, hoặc người nhà có người mắc thì cần chú ý nhé. Đảm bảo được chữa trị kịp thời để tránh hậu quả không đáng có. 2. Nguyên nhân do chấn thương Tình trạng thai phụ mắc chứng khiếm khuyết ở eo tử cung do chấn thương bên ngoài là rất ít. Tuy nhiên không phải là không có xuất hiện trường hợp nào như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này: Từng phá thai gây tổn thương cổ tử cung Trải qua những ca phẫu thuật liên quan đến cổ tử cung, cắt đoạn cổ tử cung,… Rách cổ tử cung trong quá trình sinh thường Cổ tử cung bị viêm nhiễm trong khi mang thai,… Điều trị hở eo tử cung hiệu quả cho người bệnh? Khi bạn thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn mà sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là hai phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay: 1. Khâu vòng cổ tử cung Phương pháp điều trị này có thể được áp dụng cho các trường hợp sau: Người có tiền sử khâu cổ tử cung. Những người được chuẩn đoán mắc phải hở eo tử cung Phương pháp chống chỉ định với các trường hợp người bệnh: Chảy máu tử cung Bị ối vỡ non Thai nhi có dấu hiệu bất thường Bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm, vùng kín có mùi hôi Tử cung co thắt, đau bụng Thời điểm khâu vòng tử cung: Được thực hiện từ tuần 13 đến dưới tuần thứ 20. Thời điểm tốt nhất là từ 14 – 18 tuần. Phương pháp này có thể dẫn đến một trong những biến cố như: Bị xuất hiện, viêm màng ối Nguy cơ sinh non tăng cao, khó sinh Tổn thương bàng quang Rách cổ tử cung, vỡ tử cung,… 2. Vòng nâng cổ tử cung Một phương pháp khác được kể đến là đặt vòng Pessary. Có tác dụng hỗ trợ giảm áp lực của thai đè lên cổ tử cung. Đây là phương pháp rất an toàn, được bác sĩ áp dụng chữa trị cho bệnh nhân hiệu quả: Nếu bệnh kéo dài quá lâu thì khâu thực hiện khâu, và người bệnh sẽ được chữa trị bằng cách này Có tiền sử sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2, sinh non Người bệnh mang song thai hoặc đa thai Bệnh nhân có cổ tử cung <= 25mm khi siêu âm. Hồi phục sau khi khâu eo tử cung? Vậy sau khi thực hiện khâu eo tử cung, người bệnh cần chú ý điều gì để đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt là giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau điều trị: Xuất viện sau khi khâu 48h, đặc biệt không xuất hiện các dấu hiệu co cơ tử cung Nghỉ ngơi điều đặn Theo dõi tình trạng cơn gò, đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo,… Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế vận động trong tuần đầu tiên Tránh quan hệ trong thời gian này, không làm việc nặng, lao động quá sức, đứng lâu Cắt chỉ khâu khi thai >= 38 tuần; hoặc khi có chuyển dạ Sử dụng kháng sinh dự phòng, có thể dùng thêm thuốc giảm đau thắt cổ tử cung Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung định kỳ theo lời khuyên bác sĩ Phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Chữa bệnh không bằng phòng bệnh. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để ngăn ngừa bệnh, tránh mắc phải hở eo tử cung: Khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt nề nếp khoa học Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tránh nạo phá thai ảnh hưởng đến cổ tử cung Nếu mang thai ngoài ý muốn, hãy thực hiện phá thai an toàn không nong cổ tử cung Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh nếu có Lời kết Bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp chi tiết về bệnh hở eo tử cung. Đây là bệnh mà các sản phụ rất dễ mắc phải hiện nay. Vì vậy, để an toàn cho cả mẹ và bé thì hãy đảm bảo thăm khám thai định kỳ nhé. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ
Máu kinh vón cục có nguy hiểm không? Tư vấn chuyên gia
Phái nữ sẽ phải trải qua kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần và rất nhiều trường hợp chị em thấy xuất hiện cục máu đông trong thời kỳ này. Vậy máu kinh vón cục có đáng lo ngại không? Nguyên nhân gây ra là gì? Cùng Mây Hồng tìm hiểu về hiện tượng này một cách chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé! Hiện tượng máu kinh vón cục là bình thường hay bất thường? Các cục máu xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt là hỗn hợp của các tế bào máu, mô từ niêm mạc tử cung và protein trong máu. Trong trường hợp máu cục chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, thường vào đầu chu kỳ kinh thì chúng là hoàn toàn bình thường không có gì cần phải lo lắng. Lượng kinh ra nhiều hay ít có thể thay đổi theo từng ngày, phụ thuộc vào quá trình bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Máu kinh vón cục là một trong những hiện tượng điển hình khi lượng máu chả ra với tốc độ và thể tích tăng lên. Tuy nhiên, máu cục xuất hiện nhiều trong nhiều ngày thì đó có thể là một tình trạng y khoa cần phải được thăm khám. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như máu kinh chảy ra nhiều và có cục máu đông lớn. Chảy máu kinh được coi là nhiều nếu bạn thường xuyên phải thay băng vệ sinh 2 giờ một lần hoặc ít hơn. Nguyên nhân gây ra máu kinh vón cục trong kỳ kinh nguyệt Số đông phụ nữ trong độ tuổi sinh để sẽ có hiện tượng bong tróc niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung. Theo từng tháng, lớp nội mạc này sẽ dày lên để có thể đáp ứng với estrogen – một nội tiết tố nữ. Mục đích của nó là hỗ trợ trứng được thụ tinh nhưng nếu như quá trình thụ thai không xảy ra thì các thay đổi của estrogen sẽ báo hiệu lớp nội mạc bị bong ra và chu kỳ kinh nguyệt sẽ xảy ra. Niêm mạc tử cung bong ra sẽ nằm dưới cổ tử cung để chờ ngày ra ngoài. Để hỗ trợ cho sự phân hủy của máu và mô dày cơ thể sẽ giải phóng các chất chống đông máu để làm loãng giúp nó đi ra ngoài dễ dàng hơn. Trong trường hợp số lượng máu chảy ra quá nhiều, các chất chống đông máu không đủ thì máu đông sẽ hình thành. Máu kinh nguyệt vón cục sẽ xuất hiện phổ biến nhất vào những ngày máu kinh ra nhiều thường vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Thời gian kéo dài của máu kinh được coi là bình thường trong khoảng thời gian là 4 – 5 ngày. Máu kinh vón cục như thế nào được gọi là bất thường? Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ thẫm và loãng. Thời gian chu ky kinh kéo dài khoảng 4 – 5 ngày, biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và vón cục được coi là bất thường nếu: Cục máu đông màu đen và có mùi hôi chua, xuất hiện nhiều và thường xuyên Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông kèm theo đau đớn: đau bụng kinh là biểu hiện điển hình thường gặp và gây ra khó chịu đối với chị em. Nếu như đau bụng kinh kèm theo buồn nôn, nôn, cảm thấy chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, chân tay tê lạnh… có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như Viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung… Kinh nguyệt kèm theo nhiều chất nhầy dính bết, dai và có thể kéo thành sợi… Máu kinh vón cục có nguy hiểm không? Máu kinh vón cục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh mà bạn đang mắc phải như: Thiếu máu, thiếu sắt: những chị em có thể trạng yếu ớt, thiếu sắt, thiếu máu thì tình trạng kinh nguyệt ra nhiều kèm cục máu đông rất dễ xảy ra. U xơ tử cung Rối loạn nội tiết tố Hội chứng buồng trứng đa nang Rối loạn đông máu Lạc nội mạc tử cung Polyp Tử cung phát triển bất thường Đây đều là những bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt là hệ sinh sản. Chính vì vậy nếu như máu vón cục mà xuất hiện kèm theo những dấu hiệu bất thường như chúng tôi kể trên thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy đế gặp bác sẽ để được thăm khám kịp thời. Cách điều trị và hạn chế kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông Có thói quen sinh hoạt hợp lý và khoa học. Uống nhiều nước mỗi ngày tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… thay vào đó là bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin, hàm lượng sắt cần thiết. Ngủ nghỉ điều độ và luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Thường xuyên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng có thể giảm bớt cơn đau bụng kinh. Có thể sử dụng một số loại thuốc cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu. Bổ sung các Estrogen thảo dược giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Đặc biệt, chị em cần chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách và hiệu quả để giúp ngăn chặn hiện tượng bất thường trong kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa. Bọt vệ sinh Mây Hồng là sản phẩm vệ sinh vùng kín được các bác sĩ phụ khoa khuyên dùng bởi các thành phần từ thiên nhiên an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao trong việc làm sạch sâu, ngăn ngừa bệnh phụ khoa. Việc giữ vùng kín luôn sạch sẽ thoáng mát sẽ giúp phần điều hòa kinh nguyệt tốt hơn từ đó hạn chế được các cục máu đông. Với những ưu điểm như: dạng bọt siêu tiện dụng; thành phần chứa trầu không, nghệ, lô hội giúp giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, mùi hôi, khí hư; cân bằng độ pH nhờ Axit Lactic và không chứa SLS gây bào mòn… Mây Hồng sẽ là lựa chọn hoàn hảo đồng hành cùng chị em mang đến một “cô bé” khỏe mạnh và thơm tho. Lời kết Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Mây Hồng về hiện tượng xuất hiện máu kinh vón cục trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Thông thường máu đông là hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lơ là vì nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường như chúng tôi kể trên cũng có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa và cần phải tới gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời. Chia sẻ