Tin tức

Thầy Hoàng Khánh Toàn - Vệ sinh đúng cách vùng kín bằng thảo mộc tự nhiên

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn khẳng định Bọt vệ sinh Mây Hồng có chiết xuất từ tinh dầu lá Trầu Không nên kháng khuẩn, kháng nấm cực kì hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu, sau sinh và tuổi dậy thì. Đặc biệt, dạng bọt mềm mại giúp Mây Hồng làm sạch mà không gây khô nên rất phù hợp để vệ sinh hàng ngày.

Bài tập khắc phục yếu sinh lý cho cả vợ và chồng

Chuyện chăn gối “lệch pha” ảnh hưởng không nhỏ tới tình cảm, hạnh phúc vợ chồng. Vậy làm thế nào để các cặp đôi lấy lại cảm hứng “yêu” sau một thời gian lãnh cảm, không mặn mà “chuyện ấy”? Mây Hồng sẽ hướng dẫn anh chị 4 bài tập đơn giản nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ giúp tăng cường sinh lý cho cả vợ và chồng. 1. Tư thế cây cầu 2. Tư thế Squat 3. Bài tập Kegel chậm 4. Bài tập Kegel nhanh Ban đầu khi tập, bạn có thể cảm thấy khó khăn, đặc biệt nếu đang bị yếu cơ sàn chậu do mới sinh con hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Chăm chỉ luyện tập mỗi ngày và liên tục khoảng 2 đến 3 tháng, bạn sẽ thấy được sự cải thiện đáng kể trong “chuyện ấy”. Mây Hồng chúc bạn sớm đạt được mục tiêu của mình. Chia sẻ

Dùng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Có Tính Kiềm Có Tốt Không?

Hiện nay, dung dịch vệ sinh có tính kiềm được chị em săn đón nhiều nhất không chỉ bởi khả năng vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé” mà còn có khả năng phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu của dung dịch vệ sinh phụ nữ. Vậy thương hiệu nào bạn nên tin dùng và sử dụng? Hãy cùng Mây Hồng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết này nhé! Đặc điểm về độ pH ở vùng kín? Độ pH là thước đo nồng độ axit hoặc bazơ (tính kiềm) trong một hợp chất bất kì trên thang tính từ 0 – 14. Chỉ số pH càng thấp đồng nghĩa với việc nồng độ axit càng cao. Vùng kín của phụ nữ có độ pH nằm trong khoảng 3.8 – 4.4, còn vùng da xung quanh thường có độ pH dao động từ 5 – 6. Và chị em cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo cân bằng môi trường pH tại vùng nhạy cảm. Vì một khi âm đạo bị mất cân bằng pH thì sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ thai. Hoặc nó sẽ tự tiêu diệt bớt lượng tinh trùng khi tinh trùng vừa vào tới âm đạo. Điều này gây ra tình trạng khó thụ thai ở các chị em. Độ pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào nồng độ estrogen của người phụ nữ: – Đối với bé gái chưa đến tuổi dậy thì: pH = 7 – Phụ nữ trưởng thành hoặc trong thời kỳ sinh sản: pH 4 – 5 – Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh: pH 6 – 7 Môi trường tự nhiên của âm đạo được xác định bởi độ pH âm đạo. Theo ta đã biết thì nồng độ pH âm đạo chịu sự tác động của nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên pH sinh lý của âm đạo ở mức lý tưởng dao động từ 4 – 5. Ở độ pH lý tưởng này, âm đạo sẽ tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ quan sinh dục nữ. Nó có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh về viêm nhiễm phụ khoa. Hơn thế, độ pH âm đạo lý tưởng cũng tạo môi trường thuận lợi nhất cho việc thụ thai. Dung dịch vệ sinh phụ nữ là gì? Dung dịch vệ sinh phụ nữ hay còn được gọi nước rửa phụ khoa, là loại dung dịch có tác dụng làm sạch vùng kín, dung dịch vệ sinh còn có khả năng phòng chống viêm nhiễm nấm ngứa vùng kín. Dung dịch vệ sinh ngày càng được bán rộng rãi với nhiều thương hiệu và mức giá khác nhau. Mức giá phù hợp với các điều kiện kinh tế của chị em. Tuy nhiên, chính vì sự đang dạng phổ biến này mà chị em càng trở nên lo lắng. Lo lắng về sản phẩm rẻ tiền thì có tác dụng phụ không? Sản phẩm đắt tiền có thực sự hiệu quả hay không? Hiện nay, các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm có lẽ là sự lựa chọn hầu hết của các chị em. Vậy thì loại nước rửa phụ khoa này có thự sự an toàn như lời đồn? Có nên sử dụng dung dịch vệ sinh có tính kiềm không? Độ pH của dung dịch vệ sinh được phân thành các loại khác nhau. Nhằm giúp chị em phân biệt để tìm được sản phẩm phù hợp nhất với mình: Độ pH > hoặc = 4 – 5: dung dịch vệ sinh có tính kiềm Độ pH < hoặc = 4 – 4.5: dung dịch vệ sinh trung tính Độ pH < 4: dung dịch vệ sinh nhiều axit Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính kiềm là rất quan trọng. Tính kiềm của nước rửa phụ khoa cần dựa vào độ pH cân bằng của vùng kín. Việc tạo một môi trường có tính kiềm cần phải thận trọng để đảm bảo cho sức khỏe của âm đạo. Chính vì thế mà chị em hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ nhé. Lưu ý khi lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ Sản phẩm dung dịch vệ sinh tốt không phải là làm cho “cô bé” càng khô càng tốt. Việc giữ cho vùng kín có độ ẩm nhất định là cực kỳ cần thiết. Tiêu chí để đánh giá một sản phẩm rửa phụ khoa tốt đó là thành phần chính cùng với công dụng. Đặc biệt là có thể hạn chế tối đa hoặc không có tác dụng phụ. Nếu lựa chọn và sử dụng không đúng sản phẩm thì có thể gây ra nguy hiểm cho “cô bé”. Ví dụ như viêm nấm, vùng kín có mùi hôi… Dưới đây là một số tiêu chí chọn lựa cho chị em khi tìm mua sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ: Có khả năng làm sạch dịu, nhẹ nhàng mà ít làm ảnh hưởng đến nồng độ pH cân bằng của âm đạo Không gây kích ứng da, nếu có khả năng khử mùi thì càng tốt Giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa Nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ hóa da vùng kín Các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên là đặc biệt cho làn da vùng kín Sản phẩm phải được kiểm định, chứng nhận chất lượng. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh nào? Dưới đây là sản phẩm bọt vệ sinh với thành phần tự nhiên mà bất kì bạn nữ nào cũng không nên bỏ qua. Bọt vệ sinh Mây Hồng với các thành phần hoàn toàn dịu nhẹ cho vùng nhạy cảm. 1: Bọt vệ sinh Mây hồng Trầu không Thông tin: Thể tích: 150 ml Số CBMP: 10445/21/CBMP-HN An toàn: Cho da nhạy cảm, mẹ bầu, mẹ bỉm sữa MIỄN PHÍ ĐỔI TRẢ: Sản phẩm lỗi do sản xuất/vận chuyển Mây Hồng với đội ngũ tận tình trong công việc, luôn cố gắng mang đến khách hàng sản phẩm an toàn nhất. Với thành phần Tinh dầu Trầu không (Piper betle essential oil) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra còn có thể săn se da, làm dịu vết ngứa. Đây chính là lựa chọn đầu tay trong kinh nghiệm dân gian để vệ sinh vùng kín hiệu quả nhất. Với tinh chất Nghệ (Nanocurcumin) có khả năng giúp giảm viêm ngứa và mau lành sẹo. Và các mẹ bầu cũng không cần lo lắng nhé, bởi vì đây đều là thành phần lành tính nhất. Ngoài ra còn có chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Có thể nói, Bọt vệ sinh Mây Hồng Trầu không đang được các chị em tin tưởng sử dụng tuyệt đối. 2. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội Thông tin: Thể tích: 150ml Số CBMP: 10445/20/CBMP-HN Với chiết xuất lô hội (Aloe vera extract) nổi tiếng trong điều trị bỏng, vết thương. Chính nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm, giữ ẩm giúp da mềm mại. Đặc biệt Lô hội giúp tái tạo các tế bào da mới thay thế cho tế bào lão hóa cũ, giúp da tươi sáng, trẻ trung. Hương hoa hồng Anh ngọt ngào và tinh tế giúp bạn thư giãn mỗi khi sử dụng Mây Hồng và tự tin vận động cả ngày mà chẳng lo vùng V có mùi khó chịu. Còn có cả chiết xuất Bồ hòn (Sapindus saponaria fruit extract) và Xà phòng dầu dừa tạo bọt và làm sạch dịu nhẹ. Bồ hòn là loại quả chứa chất tạo bọt saponin tự nhiên được các bà các mẹ dùng để nấu nước gội đầu, tắm rửa, giặt giũ. Bọt vệ sinh Mây hồng Lô hội chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất. Giúp cô gái của bạn luôn mang mùi hương nhẹ nhàng. Và đặc biệt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Lời kết Bài viết trên của Mây Hồng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự an toàn của dung dịch vệ sinh có tính kiềm. Bất kì sản phẩm nào nếu bạn lạm dụng quá mức đều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, hãy lựa chọn và sử dụng một cách hợp lý theo lời chỉ dẫn của bác sĩ nhé. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc! Chia sẻ

Cách quan hệ tình dục an toàn sau sinh bạn cần biết

Cách quan hệ tình dục sau sinh như thế nào mới an toàn được nhiều người quan tâm. Bởi khoảng thời gian này, tâm sinh lý và sức khỏe người vợ chưa ổn định. Các cặp đôi hãy theo dõi bài viết để áp dụng những kiến thức hữu ích về quan hệ tình dục sau sinh nhé! Sau khi sinh bao lâu có thể quan hệ tình dục? Cuộc sống vợ chồng sau khi sinh và chăm con nhỏ sẽ có những thay đổi về cảm xúc lẫn suy nghĩ. Việc quan hệ sau sinh có ý nghĩa quan trọng vì giúp cân bằng lại cảm xúc, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi thắc mắc là là sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ. Điều này còn phụ thuộc vào người vợ sinh thường hay sinh mổ, thể trạng ra sao. Về hình thức sinh, chị em có thể tham khảo thông tin và những lưu ý những điều dưới đây. 1. Với hình thức sinh mổ Sau khi mổ khoảng 4 – 6 tuần, sản dịch đã hết, nhưng chị em vẫn còn đau ở vết mổ và thời gian bình phục sẽ lâu hơn bình thường. Nhiều áp lực sau sinh cộng thêm sức khỏe có phần giảm sút sau cuộc phẫu thuật, vết mổ gây đau đớn và có thể dễ bị bục chỉ hoặc viêm nhiễm. Cho nên chị em cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng sau sinh mổ. Sự hồi phục sức khỏe của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng và khâu chăm sóc sau sinh nên thời gian kiêng có thể lâu hơn. Chỉ khi nào sức khỏe ổn định, không còn đau đớn, tâm lý cũng sẵn sàng thì có thể quan hệ lại để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ và tinh thần của cả hai. 2. Với hình thức sinh thường Hình thức sinh tự nhiên ngày thường nhanh hồi phục hơn. Nhưng khi sinh chị em phải rạch tầng sinh môn nên cần chờ vết rạch lành lặn hoàn toàn và tử cung trở lại bình thường. Với những người có sức khỏe tốt và hồi phục nhanh thì sau ít nhất 6 tuần, sản dịch hết hoàn toàn là có thể quan hệ tình dục trở lại. Nguy cơ quan hệ sớm sau sinh là gì? Quan hệ tình dục sớm khi chưa đủ thời gian để sức khỏe và tâm lý người vợ bình thường thì sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm. 1. Đau rát âm đạo Các hormone estrogen sau sinh ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ đều khá thấp. Cơ thể sau sinh cũng kém linh hoạt hơn trước do vóc dáng thay đổi. Hơn nữa, người sinh thường phải rạch tầng sinh môn nên âm đạo sẽ yếu hơn sau sinh. Âm đạo có thể bị khô, niêm mạch còn mỏng manh và kém đàn hồi. Vậy nên quan hệ sớm sẽ khiến chị em bị đau rát âm đạo, có thể bị chảy máu hoặc dịch màu đỏ. Một số người bị đau vùng xương chậu, đau lưng và khó chịu khi quan hệ sớm. 2. Nguy cơ bị viêm nhiễm Bộ phận sinh dục và tử cung phải chịu tổn thương cộng thêm cơ thể yếu ớt nên chị em dễ mắc các bệnh hậu sản như viêm nhiễm âm đạo, sản giật, ra huyết,… Khi mắc các bệnh lý như vậy mà quan hệ tình dục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, hơn nữa cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc con. 3. Vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ bị tổn thương Vết mổ đẻ hay vết rạch tầng sinh môn chưa lành hẳn khi quan hệ sớm nên rất dễ bị tổn thương, gây ra đau đớn cho chị em. Nguy hiểm hơn là nhiễm trùng vết mổ hay bục chỉ. 4. Nguy cơ trầm cảm sau sinh Cơ thể phụ nữ sau sinh yếu ớt, những vết thương khi sinh cũng chưa hồi phục. Hơn nữa họ cũng phải chăm sóc con nên rất mệt mỏi và căng thẳng. Người vợ thường có thể trạng yếu và tinh thần căng thẳng sau khi sinh Lúc này người chồng không nên yêu cầu quan hệ tình dục vì dễ khiến chị em tủi thân, gây áp lực tâm lý. Thậm chí nhiều người đã bị trầm cảm sau sinh. Người chồng cần ở cạnh vợ nhiều hơn, quan tâm và chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cùng vợ sẽ khiến tinh thần người vợ thoải mái, vui vẻ hơn. Khi đó, sức khỏe cũng mau chóng hồi phục trở lại. Lấy lại ham muốn sau sinh như thế nào? Phụ nữ sau sinh khi sinh thường giảm ham muốn, thậm chí là không có ham muốn. Để cuộc sống hôn nhân trở nên hạnh phúc hơn, bạn có thể áp dụng mốt số cách lấy lại ham muốn sau sinh sau. 1. Chia sẻ tâm sự với chồng Tâm sự về những thay đổi tâm lý, thể chất của mình sẽ khiến người bạn đời của bạn thông cảm cho bạn hơn đấy! Khi đó họ cũng thấu hiểu hơn khi ham muốn của họ không được đáp ứng. Chồng bạn cũng sẽ biết cách chia sẻ công việc và an ủi bạn nhiều hơn. 2. Cặp đôi nên có thời gian riêng tư Ngoài việc chăm sóc em bé thì đôi khi cả hai cũng nên có khoảng thời gian riêng tư để chia sẻ với nhau. Hai người sẽ được kết nối ham muốn trở lại. 3. Tập Kegel (tập khung sàn chậu) Trong thời gian mang thai nếu bạn đã tập Kegel thì sau sinh cũng cảm thấy “dễ thở” hơn khi quan hệ. Sau sinh, chị em cũng nên tập để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Bạn có thể tìm kiếm bài tập trên Youtube và kiên trì tập theo nhé! 4. Lấy lại vóc dáng và sắc đẹp Ngoại hình sau sinh khiến chị em rất mặc cảm khi quan hệ tình dục. Giảm cân: Chị em có thể lấy lại vóc dáng và da dẻ qua các hoạt động như đi bộ, tập yoga,… Đặc biệt, yoga còn cải thiện vóc hình thể rã rệu sau sinh. Chữa rạn da: Chị em sau sinh thường bị rạn da ở vùng bụng dưới, đùi, vú, mông,… Bạn có thể sử dụng kem chống rạn da làm mờ vết rạn hoặc dùng các bài thuốc chữa rạn da bằng nguyên liệu tự nhiên. 5. Không vội chán nản Cảm giác chán nản, khó khăn khi quan hệ trở lại một vài lần đầu là điều bình thường. Nếu bạn từ bỏ, hôn nhân có thể trở nên tồi tệ, bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về nội tiết và tâm lý như trầm cảm, nám da, tàn nhang và lão hóa. Cho nên hãy kiên trì cho những lần tiếp theo, cảm giác sẽ dần được lấy lại đấy! Cách giảm đau khi quan hệ tình dục sau sinh Những thay đổi sau sinh sẽ khiến chị em có thể bị đau hơn một chút mặc dù sức khỏe và vết mổ đã hồi phục. Bạn có thể thử một số cách sau: – Quan hệ khi bản thân không thấy lo lắng, mệt mỏi – Giảm đau bằng cách đi tiểu sạch, tắm nước ấm hoặc dùng thuốc giảm đau – Sử dụng chất bôi trơn nếu bị khô âm đạo – Thử sử dụng các biện pháp thay thế quan hệ bằng đường âm đạo Nếu quan hệ tình dục sau sinh vẫn quá gây đau đớn, chị em có thể tham khảo bác sĩ để có biện pháp điều trị nhé! Có nên dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ sau sinh? Để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ và các vấn đề sức khỏe, phụ nữ nên đợi ít nhất từ 18 đến 24 mới nên mang thai lần tiếp theo. Nếu sau sinh dưới 6 tháng, cho con bú và chưa có kinh trở lại thì khó có thể mang thai. Nhưng nghiên cứu này không thể là tuyệt đối. Chị em có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh thai: – Sử dụng bao cao su – Que cấy tránh thai, ví dụ etonogestrel (Nexplanon) – Dụng cụ tử cung bằng đồng có nội tiết (IUD) – Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, chẳng hạn như medroxyprogesterone (Depo-Provera) hoặc minipill norethindrone (Camila, Ortho Micronor,…) Những biện pháp này chỉ mang tính tham khảo, bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ để có biện pháp an toàn nhất cho mình. Những lưu ý khi quan hệ tình dục sau sinh Quan hệ tình dục sau sinh không tránh khỏi những khác lạ bởi sau một thời gian rất dài cặp đôi mới quay lại “ân ái”. Cho nên cả vợ lẫn chồng cần quan tâm một số lưu ý: – Trước khi có quyết định quan hệ trở lại, chị em cần đi khám để chắc chắn về tình trạng sức khỏe vết mổ, âm đạo và tử cung,… đã bình thường hay chưa; – Người chồng nên tâm lý và chăm sóc cho người vợ, không chê bai hình thể và ép buộc quan hệ khi vợ chưa sẵn sàng; – Chỉ quan hệ khi cả hai đã cảm thấy sẵn sàng và thoải mái; – Chỉ quan hệ khi âm đạo đã có cảm giác trở lại và được bôi trơn; – Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ cả hai vợ chồng trước và sau khi quan hệ. Bạn có thể tham khảo Bọt vệ sinh Mây Hồng, nó vừa là biện pháp an toàn vừa là gia vị giúp cuộc vui thêm thăng hoa; – Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn. Lời kết Quan hệ tình dục sau sinh là cách lấy lại tình cảm cho vợ chồng sau khoảng thời gian dài. Các cặp đôi nhớ áp dụng những cách trên để khiến cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn nha. Mây Hồng chúc bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc! Chia sẻ

12+ Dấu hiệu tới tháng trước 1 tuần dễ nhận biết chính xác 100%

Các dấu hiệu tới tháng ở nữ giới thường xảy ra từ 5 – 7 ngày trước khi rụng dâu. Tùy vào mức độ mà chúng có thể diễn ra nhẹ nhàng, nhưng cũng khiến nhiều bạn nữ mệt mỏi, khó chịu và rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chúng mình đi tìm hiểu các dấu hiệu này và nguyên nhân gây ra chúng để có những biện pháp phòng tránh giúp kỳ kinh nguyệt của các nàng trôi qua êm đềm hơn nhé! Chủ động nhận biết các dấu hiệu tới tháng để có biện pháp cải thiện sức khỏe tốt hơn Triệu chứng tiền kinh nguyệt Hội chứng tiền kinh nguyệt là các triệu chứng bất thường về tinh thần lẫn thể chất. Đây chính là những dấu hiệu tới tháng ở nữ giới. Các dấu hiệu tới tháng phổ biến Chị em có thể gặp các dấu hiệu tới tháng này khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt: 1. Đau bụng dưới Chị em thường cảm thấy sự râm ran ở bụng dưới. Mức độ đau của mỗi người là khác nhau, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn thoắt theo từng cơn. Hiện tượng này có thể kéo dài đến khi bắt đầu ra máu kinh, có trường hợp đau bụng hết kỳ ra kinh nguyệt. 2. Căng tức ngực Tước kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện sự thay đổi hormone nên có thể gây đau, căng tức ngực và tăng nhạy cảm vùng nhũ hoa. Khi này, vòng 1 có thể trở nên căng cứng, kích thước lớn hơn bình thường. Nguyên nhân chính là do thiếu hụt một số vitamin và khi tới kỳ kinh, ngực sẽ không còn căng tức nữa. 3. Nhức đầu Nồng độ estrogen bị sụt giảm trước chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi đột ngột có thể gây ra các cơn đau đầu. Các nàng có thể bị đau nửa đầu và đau đầu căng cơ. 4. Phần hông nhức mỏi, đau lưng dưới Dấu hiệu tới tháng này thường do cơn đau chuột rút ở vùng hạ vị gây ra, khiến chị em bị đau thắt lưng dưới và nhức mỏi phần hông. Lý do là cổ tử cung co thắt do ảnh hưởng từ Hormone Prostaglindin gây tác động đến phần lưng và hông, khiến chúng ta bị nhức mỏi. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều và nghiên trọng thì cần đi khám vì có thể không phải là dấu hiệu kinh nguyệt đến mà là vấn đề về xương khớp. 5. Cảm xúc thất thường Cả trước và trong khi tới tháng, cảm xúc các cô nàng bị tác động ít nhiều. Chúng ta thường cáu gắt thất thường, vui buồn đan xen,… thậm chí trí nhớ cũng suy giảm. Hoạt động giao tiếp hàng ngày của chị em có thể ảnh hưởng tới người xung quanh. Nguyên nhân là do nội tiết tố có sự thay đổi khi rụng trứng. 6. Đau cơ Dấu hiệu tới tháng tiếp theo là đau cơ. Các cô nàng không chỉ cảm thấy đau bụng mà cơ cũng bị nhức mỏi và mệt mỏi toàn bộ cơ thể. 7. Khí hư ra nhiều hơn Trước khoảng 5 – 7 ngày khi tới tháng, dịch nhầy âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn. Chị em sẽ có cảm giác ẩm ướt vùng kín hơn bình thường. Khi gần tới kỳ ra kinh, lượng chất nhầy ở cổ tử cung tăng lên và thoát ra ngoài để giải phóng chất độc trong cơ thể. Khí hư ra nhiều là tình trạng bình thường nên các nàng đừng quá lo lắng! 8. Mệt mỏi, uể oải Nhiều bạn nữ cảm thấy mất năng lượng mấy ngày liền, uể oải không muốn làm gì và có thể bị mất ngủ. Do sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến sự bài tiết của các chất gây ra các tình trạng này. 9. Nhu cầu tình dục tăng Nồng độ estrogen trong cơ thể bạn nữ tăng lên một cách đột biến khi gần đến ngày đèn đỏ. Lúc này, nhu cầu tình dục cao hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt vì có nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến các bệnh lý về phụ khoa. 10. Đau khớp Đây là dấu hiệu tới tháng thường thấy của các bạn nữ. Ngay trước kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen trong máu sẽ giảm xuống một cách đột ngột. Mà Estrogen là một loại hormone giúp kiểm soát cơn đau khớp. Đây là lý do khiến các khớp trên cơ thể bị đau nhức. 11. Mụn trứng cá Trước 5-7 ngày khi kinh nguyệt đến, mụn trứng cá thường xuất hiện, nhất là phần trán. Lại một lần nữa là do nồng độ hormone thay đổi khiến da nhạy cảm cơn và tiết nhiều dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là môi trường làm mụn trứng cá xuất hiện. 12. Các triệu chứng về hệ tiêu hóa Các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, ợ nóng,… là các dấu tới tháng thường gặp. Tử cung co thắt nhiều gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, dài nhất là 1 ngày nên các nàng không cần quá lo lắng nếu hệ tiêu hóa có vấn đề. Ngoài các dấu hiệu kể trên, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng như thèm đồ ăn vặt, chán ăn, thân nhiệt tăng lên, lo ngại, u sầu, phẫn nộ, tức giận, hay nhạy cảm, dễ tủi thân, dễ khóc,… Các dấu hiệu nhận biết tới tháng lần đầu Tới tháng lần đầu sẽ xảy ra ở các bé gái tuổi dậy thì 1. Dấu hiệu tuổi dậy thì – Ngực bắt đầu phát triển: Ngực có dấu hiệu phát triển là dấu hiệu các bé gái đến tuổi dậy thì và kinh nguyệt cũng sắp đến. Bé gái có thể có các triệu chứng như đau, rát vùng ngực, nhũ hoa,… – Chiều cao phát triển nhanh hơn: Nếu đột nhiên bé gái cao thêm vài cm lần kinh nguyệt đầu tiên cũng sắp tới. – Lông mu xuất hiện: Lông mu, lông nách thường xuất hiện cùng với sự phát triển của ngực. – Xuất hiện dịch tiết âm đạo: Một lượng dịch màu trắng nhạt hoặc vàng ngà xuất hiện là dấu hiệu của tới tháng lần đầu. 2. Triệu chứng tiền kinh nguyệt Triệu chứng tiền kinh nguyệt báo hiệu có kinh lần đầu không nhiều như ở các bạn nữ đã có nhiều màu dâu rụng: – Mục trứng cá xuất hiện – Đau nhức vùng ngực – Co thắt tại vùng bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới – Cảm xúc thay đổi thất thường 3. Độ tuổi của bé gái Các bé gái xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên khoảng 12 – 14 tuổi, một số có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Nếu ngực phát triển sau 3 năm, lúc này gần kết thúc thời kỳ phát triển của ngực mà vẫn chưa có kinh thì đây là dấu hiệu bất thường, cần được đi khám để biết nguyên nhân. Phân biệt dấu hiệu tới tháng và dấu hiệu mang thai Dấu hiệu tới tháng và dấu hiệu mang thai có thể giống nhau khiến chị em có thể nhầm lẫn. Các phân biệt như sau: 1. Chảy máu – Dấu hiệu có kinh: Chỉ khi bước vào kỳ ra kinh thì máu mới bắt đầu xuất hiện – Dấu hiệu mang thai: Những đốm máu nhỏ nâu đậm hoặc màu hồng xuất hiện. Lượng máu này ít và thường không thấm vào giấy 2. Mệt mỏi – Dấu hiệu có kinh: Mệt mỏi sẽ mau chóng tan biến khi bắt đầu hoặc hết kỳ dâu rụng – Dấu hiệu mang thai: Chị em thất buồn ngủ, người uể oải kéo dài hơn trong quá trình mang thai 3. Thèm ăn hoặc chán ăn – Dấu hiệu có kinh: Thích đồ ăn vặt, đồ ngọt nhưng mức độ ăn không nhiều hơn là bao – Dấu hiệu mang thai: Thường thèm ăn nhiều hơn, kể cả những đồ trước đây không thích, nhạy cảm với đồ ăn 4. Buồn nôn và nôn – Dấu hiệu có kinh: Thường thì ít gặp tình trạng này – Dấu hiệu mang thai: Dấu hiệu thai nghén, sau 1 tháng sẽ buồn nôn 5. Chuột rút – Dấu hiệu có kinh: Xảy ra trong thời gian ngắn, khoảng trước 2 ngày – Dấu hiệu mang thai: Bị chuột rút nhẹ trong 1 – 2 ngày thời kỳ đầu của thai Cách giảm bớt mức độ của dấu hiệu tới tháng Có những dấu hiệu tới tháng không đáng lo ngại như khí hư ra nhiều, thèm ăn vặt, nhu cầu tình dục tăng cao,… Nhưng lại có những dấu hiệu về đau nhức các bộ phận trên cơ thể, uể oải, lo âu,… với mức độ nặng hơn khiến các bạn nữ rất mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Chúng ta có thể giảm thiểu mức độ của các triệu chứng này bằng một số cách như: – Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, sữa chua, đồ ăn chứa nhiều vitamin, sắt,…; hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều caffeine, muối, rượu bia,… – Tập thể dục thường xuyên – Sinh hoạt và làm việc trong môi trường trong lành, ít khói bụi – Ngủ đủ giấc và làm việc vừa phải Nếu bạn thường xuyên gặp các dấu hiệu trước ngày đèn đỏ ở mức độ nặng thì nên đi khám để có liệu pháp hormone, giảm các triệu chứng khó chịu đó. Lời kết Dấu hiệu tới tháng ở mỗi người là khác nhau và mức độ khác nhau. Các bạn nữ đã nắm được dấu hiệu và cơ chế có thể chủ động đề phòng để những ngày hành kinh trôi qua nhẹ nhàng hơn. Nhớ sử dụng Mây Hồng hàng ngày trong kì kinh nguyệt nhé, sẽ giúp bạn dễ chịu và tự tin hơn nhiều đấy! Mây Hồng chúc các cô nàng nhiều sức khỏe và luôn xinh tươi! Chia sẻ

Quan hệ trong kỳ kinh nguyệt có mang thai hay không?

Sự rụng trứng và những ngày hành kinh thường có sự thay đổi và không thể đều đặn như đồng hồ. Cho nên việc quan hệ trong kỳ kinh nguyệt có thai hay không là vấn đề khá phức tạp. Cùng Mây Hồng giải đáp chi tiết nào! Mỗi người có kỳ kinh khác nhau nên quan hệ lúc này có thai hay không rất khó đoán trước Quan hệ khi hành kinh có mang thai không? Nhiều người cho rằng không thể mang thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt. Nhưng đây là một nhận định hoàn toàn sai. Tuy thời gian hành kinh là thời điểm có xác xuất thấp nhưng vẫn có thể mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau và thời gian rụng trứng cũng vậy. Tinh trùng tồn tại khá lâu trong tử cung, nó có thể tồn tại trong 5 ngày. Nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai vẫn có khả năng thụ thai. Tại sao có thể mang thai trong kỳ kinh? Vào lúc rụng trứng, trứng đi từ buồng trứng vào ống dẫn trứng và có thể sống trong 24 giờ trước đến tử cung. Nghĩa là trứng sẽ chết nếu không được thụ tinh trong vòng 12 – 24 giờ. Tuy nhiên, trứng có thể được thụ tinh trong khoảng 6 ngày, bao gồm 5 ngày trước ngày rụng trứng và 1 ngày rụng trứng. Trong khi đó, tử cung đang hình thành một lớp nội mạc chỉ dùng để lưu trữ một phôi đang phát triển. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ có khả năng thụ thai. Nếu không, lớp nội mạc và trứng sẽ bị đào thải, nghĩa là chảy máu kinh. Đa số chị em có chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nhưng cũng có thể dài hơn hoặc ngắn  hơn. Nếu kỳ kinh là 28 ngày thì sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14. Những ngày dễ thụ thai nhất là ngày 12, 13, 14. Nếu kỳ kinh dài hơn, khoảng 35 ngày thì trứng sẽ rụng vào ngày thứ 21. Những ngày dễ thụ thai nhất là ngày 19, 20, 21. Nếu kỳ kinh ngắn hơn, dưới 21 ngày thì sự rụng trứng diễn ra ngày thứ 7. Những  ngày dễ thụ thai nhất là ngày 5, 6, 7. Chu kỳ kinh của phụ nữ thường khác nhau và không phải lúc nào cũng đều đặn. Do sự biến động này, không thể chắc chắn rằng tinh trùng từ lần quan hệ tình dục trong kỳ kinh sẽ chết vào thời điểm rụng trứng tiếp theo. Có nên quan hệ trong kỳ kinh nguyệt không? Khi dâu rụng, máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, quan hệ tình dục khi đang hành kinh sẽ không tốt cho sức khỏe các cô nàng. Hơn nữa, cổ tử cung hé mở làm cho vi khuẩn dễ đi thẳng từ ngoài vào trong buồng tử cung, quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục. Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng cao hơn đấy. Vậy nên tốt nhất là các nàng không nên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt! Nếu nàng thực sự có ý muốn, tốt nhất kiêng quan hệ 2 – 3 ngày đầu. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ năm của kỳ kinh, khi lưu lượng máu ít sẽ tốt hơn. Bạn nhớ dùng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh. Lưu ý là đừng quá thâm nhập sâu vì cổ tử cung vô cùng nhạy cảm rất dễ bị tổn thương. Có khả năng mang thai ngay trước kỳ kinh không? Nếu người có kỳ kinh đều đặn là 28 ngày thì ít có khả năng mang thai nếu quan hệ ngay trước kỳ kinh. Nhưng sự rụng trứng khó dự đoán hơn ở người có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Đối với những người có kỳ kinh ổn định thì sự rụng trứng cũng có thể có sự thay đổi giữa các tháng. Kết luận là khả năng mang thai ngay trước kỳ kinh là có thể. Có khả năng mang thai ngay sau kỳ kinh không? Khả năng này phụ thuộc vào thời điểm rụng trứng. Những người có kỳ kinh đều thì thường trứng rụng bắt đầu vào ngày thứ 14. Thông thường là sau 7 ngày kể từ khi kết thúc hành kinh. Người rụng trứng sớm hơn hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì khoảng thời gian rụng trứng và hành kinh có thể ít hơn. Hơn nữa, tinh trùng có thể dính trong 5 ngày cho nên quan hệ ngay sau kỳ kinh có thể mang thai. Khả năng mang thai khi kỳ kinh không đều? Kỳ kinh bất thường thì sẽ khó dự đoán ngày trứng rụng. Bạn sẽ khó khăn hơn để tránh quan hệ tình dục gần thời điểm đó. – Nếu chu kỳ kinh ngắn: Bạn không có nhiều thời gian an toàn giữa thời điểm kết thúc kỳ hành kinh và lần rụng trứng tiếp theo. Tinh trùng có thể sống trong cơ thể bạn một vài ngày, nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt, trứng có thể gặp phải tinh trùng. – Nếu kỳ kinh dài: Cơ thể đang từ từ lột bỏ lớp nội mạc tử cung, trứng cũng gần rụng, lần rụng trứng tiếp theo sắp tới trong khi trứng vẫn còn rụng tháng trước (không thụ tinh). Do vậy, bạn đang trong giai đoạn có nguy cơ thụ thai cao lần nữa. – Chảy máu bất thường khi đang rụng trứng: Bạn sẽ dễ nhầm lẫn chảy máu này với chảy máu khi hành kinh. Nghĩa là bạn đang ở thời điểm có nguy cơ có thai cao nhất bởi vì bạn mới vừa rụng trứng. Lời kết Như vậy, quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt hoặc bất kỳ thời điểm nào khác trong tháng đều có thể mang thai. Bởi vì bạn không thể lúc nào cũng đau đầu để tính thời điểm trứng rụng. Trừ khi bạn đang muốn có em bé, tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp an toàn, đặc biệt là nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng Bọt vệ sinh Mây Hồng trước và sau cuộc mây mưa để đảm bảo an toàn cho bản thân và người ấy nhé! Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tin về Kingsup

Xem thêm »
Loading...